Hôm nay,  

Lương Thế Huy Tự Ra Ứng Cử Quốc Hội CSVN Gây Chấn Động Khi Công Khai Mình Là Đồng Tính

30/04/202118:19:00(Xem: 6642)

Luong The Huy RFA
Ứng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội Lương Thế Huy và phần giới thiệu cá nhân. (nguồn: Đài RFA Tiếng Việt)

 

VIỆT NAM – Tại Việt Nam lần đầu tiên có một người tự ra ứng cử vào Quốc Hội CSVN và tự xưng là người đồng tính. Đó chính là ứng cử viên Lương Thế Huy chưa tới 40 tuổi đời và không phải là đảng viên cộng sản, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 30 tháng 4 năm 2021. Bản tin Đài RFA cho biết thêm thông tin về việc này như sau.

Ứng cử viên Lương Thế Huy vừa tạo ra một chấn động (không biết lớn hay nhỏ, nhưng thực sự là chấn động) trong tiến trình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội ở Việt Nam. Ông là người Sài Gòn, hiện đang làm việc và sinh sống ở Hà Nội, giữ cương vị lãnh đạo tổ chức phi chính phủ iSEE chuyên về hỗ trợ các cộng đồng thiểu số.

Chấn động là vì Lương Thế Huy công khai mình là người đồng tính nam, và là người tự ứng cử duy nhất HĐND TP Hà Nội đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách ứng cử.

Còn ở cấp đại biểu Quốc hội, trong cả nước, có 9 người tự ứng cử.

Những cái tên còn lại là ông Hoàng Văn Cường (Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân), ông Nguyễn Anh Trí (Chủ tịch Hội huyết học và truyền máu Việt Nam). Hai người này ở Hà Nội. TP.HCM có bà Ung Thị Xuân Hương (Phó ban nghiên cứu và đào tạo, Hội luật gia Việt Nam) và, ông Trương Trọng Nghĩa (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM). Cần Thơ có 1 người là ông Nguyễn Thiện Thức (Giám đốc điều hành Trung tâm dạy nghề Thành Phúc); Bắc Kạn có 1 người là ông Nguyễn Kim Hùng (Quyền Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam); Nam Định có một người là bà Khương Thị Mai (Giám đốc điều hành Công ty TNHH nhôm Namsung Việt Nam); Sóc Trăng có một người là ông Trần Khắc Tâm (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng).

Trừ bốn người là bà Ung Thị Xuân Hương, ông Nguyễn Thiện Thức, ông Nguyễn Kim Hùng, ông Trần Khắc Tâm và bà Khương Thị Mai ít xuất hiện trên truyền thông, những người còn lại đều có lai lịch lẫy lừng trong sự nghiệp của họ và rất quen mặt trên truyền thông. Trong đó có đến 3 người hiện là đại biểu Quốc hội đương nhiệm (ông Cường, ông Trí, ông Nghĩa) và một người là đại biểu Quốc hội của khóa 13, cách đây 2 khóa.

Khả năng trúng cử của Lương Thế Huy ra sao khi được xếp cùng toàn những bậc cha chú cả về tuổi tác lẫn kinh nghiệm chính trường như thế kia?

Đầu tiên, thế mạnh của Lương Thế Huy là “lạ”.

Lạ nhất, dĩ nhiên là điểm công khai bản thân là người đồng tính.

Với tỷ lệ người LGBTQI+ chiếm đến  0,06-0,15% dân số (theo một nghiên cứu của tổ chức CARE)… trong dân số Việt Nam, có thể nói  trong bất cứ tổ chức lớn nào đều có mặt người LGBTQI+. Nhưng đó là LGBTQI+ ngầm, những người hoàn toàn không công khai xu hướng tính dục hay bản dạng giới, hoặc chỉ công khai với một số người rất hạn chế. Do vậy, sự có mặt của họ trong các tổ chức dân cử không mang ý nghĩa là tiếng nói bảo vệ quyền lợi của một cộng đồng thiểu số.

Việt Nam có thể được xem là một trong những nước có sự tiến bộ về nhận thức xã hội rất mau chóng đối với LGBT. So với cách đây một thập niên, xã hội đã hiểu biết, cởi mở và chấp nhận các cộng đồng thiểu số này hơn rất nhiều. Tuy nhiên, có những quyền con người cơ bản của người LGBT vẫn chưa được công nhận như quyền kết hôn đồng giới và quyền được luật pháp công nhận là người chuyển giới.

Chỉ khi được bảo hộ bằng nền tảng pháp luật thì người LGBT mới được bình đẳng hơn nữa về cơ hội học hành, việc làm, kết hôn, có con cái và thừa kế tài sản..v.v, giảm bớt sự kỳ thị.

Một đại biểu dân cử khẳng định một trong những kế hoạch hành động xuyên suốt của mình sẽ là trung gian tốt nhất để giúp phe kỳ thị và phe bị kỳ thị ngày càng hiểu rõ nhau hơn, qua đó thúc đẩy việc ra đời của các bộ luật kể trên, hay các bộ luật tương tự để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBT.

Điểm mạnh thứ hai của Lương Thế Huy gồm một loạt các yếu tố khác: trẻ, ngoài Đảng, trên đại học, làm việc ở ngoài cả khối nhà nước lẫn doanh nghiệp, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế.

“Trẻ” (dưới 40 tuổi) và “ngoài Đảng” là hai yếu tố để xác định tỷ lệ đại biểu trong các tổ chức dân cử . Các yếu tố cơ cấu đáng kể còn lại là phụ nữ/ khối dân doanh/dân tộc thiểu số…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Giữ im lặng trước nhân viên công lực để không bị rơi vào tình trạng tự buộc tội mình mà không biết là quyền hạn hiến định đối với các nước dân chủ pháp trị, nhưng tại Việt Nam người giữ im lặng bị chụp mũ là mắc bệnh tâm thần rồi đưa vào bệnh viện tâm thần như trường hợp nhà hoạt động nhân quyền Trịnh Bá Phương, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 22 tháng 3 năm 2021.
Ông Trần Nguyên Chuân đã bị tòa án tỉnh Daklak kết án 6 năm rưỡi tù giam với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền” hôm 19 tháng 3 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu.
Lại có thêm nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu với bút danh Diệu Anh bị tòa án CSVN tại tỉnh Phú Yên sắp xử về tội bị cáo buộc là “tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 18 tháng 3 năm 2021.
Các tổ chức người Việt và người Mỹ gốc Á trên khắp nước Mỹ đã lên án chuyến bay trục xuất người gần đây tới Việt Nam, cho rằng việc trục xuất những người tị nạn là một điển hình khác của bạo lực chống người Á Châu, theo bản tin của Al Dia News cho biết hôm 16 tháng 3 năm 2021.
2 người tại Việt Nam đã có các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng sau khi chích ngừa thuốc AstraZeneca để ngừa Covid-19, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 15 tháng 3 năm 2021.
Bốn người, gồm bà Vũ Thị Kim Phượng- 51 tuổi; ông Lê Văn Lạc- 55 tuổi; bà Nguyễn Thị Kim Duyên 43 tuổi và ông Lê Văn Sang- 49 tuổi, đã bị tòa án tỉnh Bình Phước, Việt Nam kết án tù từ 5 năm tới 13 năm hôm 11 tháng 3 năm 2021 về tội “hoạt động lật đổi chính quyền,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường trình hôm 12 tháng 3 năm 2021.
Lại có thêm một Facebooker, Trần Quốc Khánh, 61 tuổi, bị công an CSVN ở tình Ninh Bình, miền Bắc VN, bắt tạm giam vì bị cáo buộc “xuyên tạc, phỉ báng chính phủ,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 10 tháng 3 năm 2021.
Trong phiên xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm, tòa án tại Hà Nội đã giữ nguyên bản án sơ thẩm cho 6 người kháng án, mà trong đó có 2 bản án tử hình cho 2 người con tranh của cụ Lê Đình Kình, một bản án chung thân, một bản án 16 năm tù, một bản án 13 năm tù, và một bản án 6 năm tù, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm Thứ Ba, 9 tháng 3 năm 2021.
Sáu người kháng cáo trong vụ án Đồng Tâm đã được đem ra xử phúc thẩm tại Hà Nội hôm 8 tháng 3, mà trong đó các luật sư của những bị cáo đã chỉ trích các thủ tục bất công của tòa án CSVN, gồm việc tịch thu biên bản tự đánh máy và không cho hỏi những vấn đề của vụ án, không cho gọi nhân chứng, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai, 8 tháng 3 năm 2021.
Tổ Chức Freedom House ở Mỹ đã tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm các nước không có tự do trong báo cáo hằng năm của tổ chức này được công bố vào ngày 3 tháng 3, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 4 tháng 3 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.