Hôm nay,  

Làn Sóng Chống Vụ Án Đồng Tâm Lan Rộng Với Hơn 3,000 Chữ Ký Phản Đối Phiên Tòa

16/09/202016:47:00(Xem: 7814)

VIỆT NAM – Vụ án Đồng Tâm với 29 người bị kết án đã tạo ra làn sóng bất bình lan rộng từ trong ra ngoài nước khiến cho ít nhất đã có hơn 3,000 người ký tên vào một bản kiến nghị do “Nhóm Công Dân Hành Động” vận động để phản đối bản án bất công này, theo bản tin của Đài  Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 16 tháng 9 năm 2020. Bản tin RFA cho biết chi tiết về việc này như sau.

Hơn ba nghìn chữ ký đã được thu thập trên một đơn kiến nghị do một nhóm có tên “Nhóm Công dân Hành động” đưa lên mạng từ ngày 14/9 vừa qua, phản đối phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm bị kết án với các tội danh giết người và chống người thi hành công vụ.

Vào ngày 14/9 vừa qua, phiên sơ thẩm ở Toà án Nhân dân Hà Nội đã ra phán quyết 2 án tử hình, 1 án chung thân đối với 3 người dân Đồng Tâm vì tội giết người. 26 người dân Đồng Tâm khác nhận các án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù với các cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ.

Đây là những người bị bắt giữ sau vụ việc hàng ngàn công an tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội vào rạng sáng ngày 9/1/2020, lấy lý do bảo vệ một khu đất của chính phủ trong khi người dân một mực khẳng định đó là đất canh tác của họ.

Thư ngỏ của Nhóm Công dân Hành động yêu cầu làm rõ 5 điểm liên quan đến phiên toà xét xử người dân Đồng Tâm bao gồm:

-         Làm rõ tính pháp lý của thửa đất 59 ha ở cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và sự cố hôm 9/1.

-         Làm rõ nội dung “công vụ” trong cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Tính pháp lý của việc lực lượng cảnh sát cơ động và công an thành phố tấn công vào Đồng Tâm.

-         Vì sao cảnh sát đột nhập vào nhà ông Lê Đình Kình và bắn chết ông tại ngay nhà riêng của mình.

-         Lý do dẫn đến cái chết của 3 cảnh sát trong vụ tấn công. Có những câu hỏi vẫn chưa thể được trả lời rõ ràng khi cơ quan có thẩm quyền chưa thực nghiệm điều tra vụ án.

-         Vì sao một số luật sư không được tiếp cận bị can trong quá trình điều tra? tại sao toà không trả lạ hồ sơ để điều tra lại khi 19 bị cáo nói trước toà rằng họ bị bức cung, nhục hình.

Phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm đã gặp phải nhiều chỉ trích của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Human Rights Watch hôm 7/9, vào khi phiên toà bắt đầu, đã lên tiếng gọi bản án của phiên toà này là bản án bỏ túi, tức đã có phán quyết từ trước khi phiên toà bắt đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vụ án Đồng Tâm đã bắt đầu xử 29 người dân Đồng Tâm “bị cáo buộc với tội giết người và chống người thi hành công vụ,” tại Hà Nội hôm 7 tháng 9 năm 2020, với những cách thức hoàn toàn phi pháp như không cho thân nhân vào dự, không cho luật sư đại diện gặp bị cáo, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai, 7 tháng 9.
Chính quyền CSVN vẫn tiếp tục đàn áp các tôn giáo sinh hoạt độc lập không chịu vào khuôn khổ kiểm soát của nhà nước, theo thông cáo báo chí của Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ cho biết hôm 3 tháng 9 năm 2020, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 4 tháng 9.
Sau hơn 4 năm theo học Triết học, Thần học, Luân lý và Giáo huấn Xã hội tại đại học Benedictine University và tại các trường đại học do Giáo phận Joliet chỉ định, tiến chức Phó tế, Trưởng Nghĩa Sinh Nguyễn Thái Hùng đã được Đức Giám mục Richard Pates truyền chức Phó tế Vĩnh viễn ngày 22/08/2020 tại Nhà thờ Chánh tòa Giáo phận Joiliet, Giáo tỉnh Chicago, Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ.
Có phải vì đấu đá nội bộ trước Đại Hội XII của Đảng CSVN mà Nguyễn Đức Chung, Chủ Tịch UBND Hà Nội đã bị bắt và truy tối tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 28 tháng 8 năm 2020.
Ông Phạm Hổ và bà Trần Thị Tuyết Diệu đã bị công an tỉnh Phú Yên tại Việt Nam bắt hôm 22 tháng 8 năm 2020 vì cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Bảy.
Trong 5 năm qua, 17 công ty bất động sản tại Việt Nam đã bán 12,335 căn nhà cho khách hàng ngoại quốc, phần lớn là từ TQ, Nam Hàn, Nhật, Đài Loan và Singapore, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 8 năm 2020.
Chỉ chưa đầy một tháng tại một trại tạm giam của công an tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam đã có 3 người bắt treo cổ tự tử, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 19 tháng 8 năm 2020.
65 đương nhiệm và cựu nghị sĩ từ 28 quốc gia đã ký thư ngỏ yêu cầu ông Nguyễn Xuân Phúc, với tư cách là đương kim Chủ tịch của ASEAN, hãy thể hiện vai trò lãnh đạo khu vực gương mẫu bằng cách đảm bảo các quyền tự do cơ bản của người dân và đảm bảo rằng luật pháp và chính sách phải nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế và tinh thần của ASEAN: lấy người dân làm trọng điểm, luôn hướng tới người dân.
Nhà báo Trương Duy Nhất đã bị tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội giữ y bản án của tòa sơ thẩm 10 năm tù giam với tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ,” vào chiều ngày 14 tháng 8 năm 2020, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu.
Gần 100 dân cử tại chức và về hưu tại 28 nước Á Châu đã gửi thư đòi Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trả tự do cho người tù chính trị Nguyễn Bắc Truyền, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Năm, 13 tháng 8 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.