Hôm nay,  

Làn Sóng Chống Vụ Án Đồng Tâm Lan Rộng Với Hơn 3,000 Chữ Ký Phản Đối Phiên Tòa

16/09/202016:47:00(Xem: 7809)

VIỆT NAM – Vụ án Đồng Tâm với 29 người bị kết án đã tạo ra làn sóng bất bình lan rộng từ trong ra ngoài nước khiến cho ít nhất đã có hơn 3,000 người ký tên vào một bản kiến nghị do “Nhóm Công Dân Hành Động” vận động để phản đối bản án bất công này, theo bản tin của Đài  Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 16 tháng 9 năm 2020. Bản tin RFA cho biết chi tiết về việc này như sau.

Hơn ba nghìn chữ ký đã được thu thập trên một đơn kiến nghị do một nhóm có tên “Nhóm Công dân Hành động” đưa lên mạng từ ngày 14/9 vừa qua, phản đối phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm bị kết án với các tội danh giết người và chống người thi hành công vụ.

Vào ngày 14/9 vừa qua, phiên sơ thẩm ở Toà án Nhân dân Hà Nội đã ra phán quyết 2 án tử hình, 1 án chung thân đối với 3 người dân Đồng Tâm vì tội giết người. 26 người dân Đồng Tâm khác nhận các án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù với các cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ.

Đây là những người bị bắt giữ sau vụ việc hàng ngàn công an tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội vào rạng sáng ngày 9/1/2020, lấy lý do bảo vệ một khu đất của chính phủ trong khi người dân một mực khẳng định đó là đất canh tác của họ.

Thư ngỏ của Nhóm Công dân Hành động yêu cầu làm rõ 5 điểm liên quan đến phiên toà xét xử người dân Đồng Tâm bao gồm:

-         Làm rõ tính pháp lý của thửa đất 59 ha ở cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và sự cố hôm 9/1.

-         Làm rõ nội dung “công vụ” trong cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Tính pháp lý của việc lực lượng cảnh sát cơ động và công an thành phố tấn công vào Đồng Tâm.

-         Vì sao cảnh sát đột nhập vào nhà ông Lê Đình Kình và bắn chết ông tại ngay nhà riêng của mình.

-         Lý do dẫn đến cái chết của 3 cảnh sát trong vụ tấn công. Có những câu hỏi vẫn chưa thể được trả lời rõ ràng khi cơ quan có thẩm quyền chưa thực nghiệm điều tra vụ án.

-         Vì sao một số luật sư không được tiếp cận bị can trong quá trình điều tra? tại sao toà không trả lạ hồ sơ để điều tra lại khi 19 bị cáo nói trước toà rằng họ bị bức cung, nhục hình.

Phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm đã gặp phải nhiều chỉ trích của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Human Rights Watch hôm 7/9, vào khi phiên toà bắt đầu, đã lên tiếng gọi bản án của phiên toà này là bản án bỏ túi, tức đã có phán quyết từ trước khi phiên toà bắt đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong nước ngày càng bị dồn vào thế khó khăn bởi vì chính quyền CSVN tìm mọi cách để bóp ngẹt tiếng nói của người dân khi họ thành công đòi các trang mạng xã hội như Facebook và Youtube gỡ bỏ các bài viết chỉ trích chế độ mà họ gọi là “tổ chức phản động, khủng bố,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 9 tháng 10 năm 2020.
Miền Trung Việt Nam đang trong mùa mưa lụt, trong hai ngày qua đã có ít nhất 11 người thiệt mạng và tích tính tới Thứ Năm, ngày 8 tháng 10 năm 2020, theo bản tin của Báo Dân Trí cho biết hôm Thứ Năm.
Những người chỉ trích chế độ Việt Nam không an toàn trước các cuộc tấn công mạng (Cyberangriffen) ở Đức. Theo nghiên cứu của BR (Bayerischer Rundfunk) và báo Zeit Online, họ đang là trung tâm điểm của các Hacker Việt Nam. Đại sứ quán VN ở Berlin phủ nhận các cáo buộc.
Ngày 07/10/2020, bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, đã chính thức loan báo việc nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do và Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), trong chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu" của Quốc hội.
Cựu chiến binh Bắc Việt Trần Đức Thạch, người đã từng viết bài sám hối về các tội ác của CSVN trong thời chiến tranh VN và bị bắt bỏ tù, đã được trao Giải Thưởng Nhân Quyền Nguyễn Chí Thiện, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 30 tháng 9 năm 2020.
Ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại Học Tôn Đức Thắng tại tỉnh Đắk Lắk đã bị công an bắt khẩn cấp hôm 30 tháng 9 năm 2020 vì bị cáo buộc “vu khống người khác,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
Ngày vinh danh thiện nghĩa nhân thế giới 2020 đã được tổ chức tại Hoa Kỳ ngày 26/09/2020 với sự chủ tọa danh dự của bốn cựu Tổng thống Hoa kỳ thuộc hai đảng Cộng hòa và Dân chủ: quý Tổng thống Jimmy Carter, Bill Clinton, Barack Obama và Tổng thống George W. Bush đã hiện diện trực tuyến và đọc diễn văn chúc mừng và cám ơn các thiện nghĩa nhân được tuyển chọn và vinh danh trong năm 2020. Như vậy, Thiện Nghĩa nhân làm việc từ thiện – không phân biệt đảng phái, tôn giáo, sắc tộc…
Lần đầu tiên Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng tại diễn đàn của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đề cập đến giải pháp ngoại giao và pháp lý cho vấn đề Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 25 tháng 9 năm 2020.
Tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền CSVN vẫn không có tiến bộ khả quan đã khiến cho 64 dân biểu Quốc Hội Châu Âu đã lên tiếng kêu gọi Liên Âu phải gây sức ép về vấn đề nhân quyền đối với Hà Nội, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu, 25 tháng 9 năm 2020.
Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (CA-47) ngày hôm nay thông báo ông đã chính thức nhận bảo trợ tranh đấu cho nhà hoạt động trẻ tuổi và là tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, qua chương trình Defending Freedoms Project của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos trong Quốc Hội Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.