Hôm nay,  

Làn Sóng Chống Vụ Án Đồng Tâm Lan Rộng Với Hơn 3,000 Chữ Ký Phản Đối Phiên Tòa

16/09/202016:47:00(Xem: 7790)

VIỆT NAM – Vụ án Đồng Tâm với 29 người bị kết án đã tạo ra làn sóng bất bình lan rộng từ trong ra ngoài nước khiến cho ít nhất đã có hơn 3,000 người ký tên vào một bản kiến nghị do “Nhóm Công Dân Hành Động” vận động để phản đối bản án bất công này, theo bản tin của Đài  Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 16 tháng 9 năm 2020. Bản tin RFA cho biết chi tiết về việc này như sau.

Hơn ba nghìn chữ ký đã được thu thập trên một đơn kiến nghị do một nhóm có tên “Nhóm Công dân Hành động” đưa lên mạng từ ngày 14/9 vừa qua, phản đối phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm bị kết án với các tội danh giết người và chống người thi hành công vụ.

Vào ngày 14/9 vừa qua, phiên sơ thẩm ở Toà án Nhân dân Hà Nội đã ra phán quyết 2 án tử hình, 1 án chung thân đối với 3 người dân Đồng Tâm vì tội giết người. 26 người dân Đồng Tâm khác nhận các án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù với các cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ.

Đây là những người bị bắt giữ sau vụ việc hàng ngàn công an tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội vào rạng sáng ngày 9/1/2020, lấy lý do bảo vệ một khu đất của chính phủ trong khi người dân một mực khẳng định đó là đất canh tác của họ.

Thư ngỏ của Nhóm Công dân Hành động yêu cầu làm rõ 5 điểm liên quan đến phiên toà xét xử người dân Đồng Tâm bao gồm:

-         Làm rõ tính pháp lý của thửa đất 59 ha ở cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và sự cố hôm 9/1.

-         Làm rõ nội dung “công vụ” trong cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Tính pháp lý của việc lực lượng cảnh sát cơ động và công an thành phố tấn công vào Đồng Tâm.

-         Vì sao cảnh sát đột nhập vào nhà ông Lê Đình Kình và bắn chết ông tại ngay nhà riêng của mình.

-         Lý do dẫn đến cái chết của 3 cảnh sát trong vụ tấn công. Có những câu hỏi vẫn chưa thể được trả lời rõ ràng khi cơ quan có thẩm quyền chưa thực nghiệm điều tra vụ án.

-         Vì sao một số luật sư không được tiếp cận bị can trong quá trình điều tra? tại sao toà không trả lạ hồ sơ để điều tra lại khi 19 bị cáo nói trước toà rằng họ bị bức cung, nhục hình.

Phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm đã gặp phải nhiều chỉ trích của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Human Rights Watch hôm 7/9, vào khi phiên toà bắt đầu, đã lên tiếng gọi bản án của phiên toà này là bản án bỏ túi, tức đã có phán quyết từ trước khi phiên toà bắt đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 18/03/2021 vừa qua, Tiến sĩ Richard Darga, Khoa trưởng Giảng huấn tại Đại học Công lập Chicago đã đến chủ tọa lễ đúc kết Khóa III chương trình Anh ngữ Quốc tế (IEL-International English Language) được tổ chức trực tuyến tại Hoa Kỳ dành cho các học viên người Việt chuẩn bị thi TOEFL hay IELTS để nhập học chương trình thạc sĩ tại Chicago.
Giữ im lặng trước nhân viên công lực để không bị rơi vào tình trạng tự buộc tội mình mà không biết là quyền hạn hiến định đối với các nước dân chủ pháp trị, nhưng tại Việt Nam người giữ im lặng bị chụp mũ là mắc bệnh tâm thần rồi đưa vào bệnh viện tâm thần như trường hợp nhà hoạt động nhân quyền Trịnh Bá Phương, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 22 tháng 3 năm 2021.
Ông Trần Nguyên Chuân đã bị tòa án tỉnh Daklak kết án 6 năm rưỡi tù giam với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền” hôm 19 tháng 3 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu.
Lại có thêm nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu với bút danh Diệu Anh bị tòa án CSVN tại tỉnh Phú Yên sắp xử về tội bị cáo buộc là “tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 18 tháng 3 năm 2021.
Các tổ chức người Việt và người Mỹ gốc Á trên khắp nước Mỹ đã lên án chuyến bay trục xuất người gần đây tới Việt Nam, cho rằng việc trục xuất những người tị nạn là một điển hình khác của bạo lực chống người Á Châu, theo bản tin của Al Dia News cho biết hôm 16 tháng 3 năm 2021.
2 người tại Việt Nam đã có các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng sau khi chích ngừa thuốc AstraZeneca để ngừa Covid-19, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 15 tháng 3 năm 2021.
Bốn người, gồm bà Vũ Thị Kim Phượng- 51 tuổi; ông Lê Văn Lạc- 55 tuổi; bà Nguyễn Thị Kim Duyên 43 tuổi và ông Lê Văn Sang- 49 tuổi, đã bị tòa án tỉnh Bình Phước, Việt Nam kết án tù từ 5 năm tới 13 năm hôm 11 tháng 3 năm 2021 về tội “hoạt động lật đổi chính quyền,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường trình hôm 12 tháng 3 năm 2021.
Lại có thêm một Facebooker, Trần Quốc Khánh, 61 tuổi, bị công an CSVN ở tình Ninh Bình, miền Bắc VN, bắt tạm giam vì bị cáo buộc “xuyên tạc, phỉ báng chính phủ,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 10 tháng 3 năm 2021.
Trong phiên xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm, tòa án tại Hà Nội đã giữ nguyên bản án sơ thẩm cho 6 người kháng án, mà trong đó có 2 bản án tử hình cho 2 người con tranh của cụ Lê Đình Kình, một bản án chung thân, một bản án 16 năm tù, một bản án 13 năm tù, và một bản án 6 năm tù, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm Thứ Ba, 9 tháng 3 năm 2021.
Sáu người kháng cáo trong vụ án Đồng Tâm đã được đem ra xử phúc thẩm tại Hà Nội hôm 8 tháng 3, mà trong đó các luật sư của những bị cáo đã chỉ trích các thủ tục bất công của tòa án CSVN, gồm việc tịch thu biên bản tự đánh máy và không cho hỏi những vấn đề của vụ án, không cho gọi nhân chứng, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai, 8 tháng 3 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.