Hôm nay,  

Làn Sóng Chống Vụ Án Đồng Tâm Lan Rộng Với Hơn 3,000 Chữ Ký Phản Đối Phiên Tòa

9/16/202016:47:00(View: 7785)

VIỆT NAM – Vụ án Đồng Tâm với 29 người bị kết án đã tạo ra làn sóng bất bình lan rộng từ trong ra ngoài nước khiến cho ít nhất đã có hơn 3,000 người ký tên vào một bản kiến nghị do “Nhóm Công Dân Hành Động” vận động để phản đối bản án bất công này, theo bản tin của Đài  Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư, 16 tháng 9 năm 2020. Bản tin RFA cho biết chi tiết về việc này như sau.

Hơn ba nghìn chữ ký đã được thu thập trên một đơn kiến nghị do một nhóm có tên “Nhóm Công dân Hành động” đưa lên mạng từ ngày 14/9 vừa qua, phản đối phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm bị kết án với các tội danh giết người và chống người thi hành công vụ.

Vào ngày 14/9 vừa qua, phiên sơ thẩm ở Toà án Nhân dân Hà Nội đã ra phán quyết 2 án tử hình, 1 án chung thân đối với 3 người dân Đồng Tâm vì tội giết người. 26 người dân Đồng Tâm khác nhận các án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù với các cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ.

Đây là những người bị bắt giữ sau vụ việc hàng ngàn công an tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội vào rạng sáng ngày 9/1/2020, lấy lý do bảo vệ một khu đất của chính phủ trong khi người dân một mực khẳng định đó là đất canh tác của họ.

Thư ngỏ của Nhóm Công dân Hành động yêu cầu làm rõ 5 điểm liên quan đến phiên toà xét xử người dân Đồng Tâm bao gồm:

-         Làm rõ tính pháp lý của thửa đất 59 ha ở cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và sự cố hôm 9/1.

-         Làm rõ nội dung “công vụ” trong cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Tính pháp lý của việc lực lượng cảnh sát cơ động và công an thành phố tấn công vào Đồng Tâm.

-         Vì sao cảnh sát đột nhập vào nhà ông Lê Đình Kình và bắn chết ông tại ngay nhà riêng của mình.

-         Lý do dẫn đến cái chết của 3 cảnh sát trong vụ tấn công. Có những câu hỏi vẫn chưa thể được trả lời rõ ràng khi cơ quan có thẩm quyền chưa thực nghiệm điều tra vụ án.

-         Vì sao một số luật sư không được tiếp cận bị can trong quá trình điều tra? tại sao toà không trả lạ hồ sơ để điều tra lại khi 19 bị cáo nói trước toà rằng họ bị bức cung, nhục hình.

Phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm đã gặp phải nhiều chỉ trích của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Human Rights Watch hôm 7/9, vào khi phiên toà bắt đầu, đã lên tiếng gọi bản án của phiên toà này là bản án bỏ túi, tức đã có phán quyết từ trước khi phiên toà bắt đầu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chính quyền CSVN đã lạm dụng quá đáng Điều 117 của Bộ Luật Hình Sự năm 2015 để đàn áp những nhà bất đồng chính kiến, mà trường hợp mới nhất là việc bà Nguyễn Thúy Hạnh đã bị công an Hà Nội bắt giam vào tối ngày 7 tháng 4 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư.
Quốc Hội Việt Nam hôm Thứ Hai, 5 tháng 4 năm 2021, đã bỏ phiếu bầu Phạm Minh Chính, thành viên của đảng Cộng Sản với quá khứ là một viên chức công an, làm thủ tướng kế tiếp, theo bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai. Thủ Tướng mãn nhiệm Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm tân chủ tịch nước.
Nhà báo Nguyễn Hoài Nam, người chuyên viết bài phơi trần tình trạng tham nhũng của giới cầm quyền trong nước, đã bị bắt giam, với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 3 tháng 4 năm 2021.
Người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã bắt đầu đợt tuyệt thực mới được 42 ngày để đòi trả tự do cho ông theo đúng luật pháp nhà nước CSVN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 2 tháng 4 năm 2021.
Trong báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Antony Blinken đã tố cáo chính quyền độc tài CSVN đã sử dụng internet để theo dõi, quấy rối người dân Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 3 năm 2021.
Chỉ vì đăng tải các bài viết chỉ trích bồi thường đất đai bất công trên Facebook mà ông Lê Văn Hải đã bị tòa án tỉnh Bình Định kết án 4 năm tù ở, với tội danh “Lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 3 năm 2021.
Ba người, gồm Nguyễn Thị Cẩm Thúy, Ngô Thị Hà Phương, và Lê Viết Hòa đã bị tòa án CSVN tại tỉnh Khánh Hòa kết án tù tổng cộng 21 năm vì tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền các thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan tin hôm 30 tháng 3 năm 2021.
Lại có thêm một Facebooker, ông Vũ Tiến Chi, bị kết án tù 10 năm chỉ vì tội danh do tòa án CSVN tại tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, gán cho ông là “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 30 tháng 3 năm 2021.
Khi người dân tự ra ứng cử vào quốc hội mà bị trù dập và bị bắt bỏ tù thì đó là một bằng chứng không thể chối cãi rằng trong đất nước đó không có tự do và dân chủ, đó là trường hợp của ông Lê Trọng Hùng, người đã tự ra ứng cử vào quốc hội nhưng đã bị công an bắt giam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 27 tháng 3 năm 2021.
Để tiếp tay với chương trình bác ái xã hội Vinh Sơn với sứ vụ cao quý nầy, vào ngày 20 tháng 3 năm 2021 vừa qua, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến tiếp giúp cho gần 200 trẻ mồ côi tại Kontum.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.