Hôm nay,  

Tòa Án CSVN Xử Vụ Đồng Tâm: Không Cho Thân Nhân Vào Dự, Luật Sư Không Được Gặp Các Bị Cáo…

07/09/202017:45:00(Xem: 4337)

 

HÀ NỘI, VN – Vụ án Đồng Tâm đã bắt đầu xử 29 người dân Đồng Tâm “bị cáo buộc với tội giết người và chống người thi hành công vụ,” tại Hà Nội hôm 7 tháng 9 năm 2020, với những cách thức hoàn toàn phi pháp như không cho thân nhân vào dự, không cho luật sư đại diện gặp bị cáo, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai, 7 tháng 9. Bản tin Đài RFA cho biết thêm các thông tin về vụ án đang diễn ra và sẽ kéo dài 10 ngày này như sau.

Những luật sư tham gia bào chữa cho 29 người dân Đồng Tâm trong phiên toà diễn ra vào ngày 7/9 ở Hà Nội cho biết những kiến nghị và khiếu nại của họ đều bị Hội đồng xét xử trực tiếp hoặc gián tiếp bác bỏ. Trong khi đó, người thân của 29 bị cáo bị lực lượng công quyền kiểm soát chặt chẽ, không được dự phiên toà.

Phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm bị cáo buộc với tội giết người và chống người thi hành công vụ bắt đầu vào ngày 7/9 và dự kiến sẽ kéo dài 10 ngày.

Các bị cáo bị bắt giữ sau vụ tấn công của hàng ngàn cảnh sát vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1/2020, liên quan đến một vụ tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền. Vụ tấn công đã khiến 3 cảnh sát và một dân thường là ông Lê Đình Kinh thiệt mạng.

Trước khi phiên xử diễn ra, các luật sư tham gia bào chữa cho 29 bị cáo trong vụ án này có kiến nghị căn cứ trên lời khai của một người chứng kiến thời khắc cụ Lê Đình Kình bị bắn chết. Ngay trong ngày đầu của đợt xét xử, các luật sư lại có những khiếu nại mới theo qui định tố tụng Việt Nam.

Kiến nghị làm rõ tình tiết vụ án không được xem xét

Trước phiên sơ thẩm, vào ngày 3/9/2020, một bản kiến nghị của nhóm luật sư Đồng Tâm gởi Hội Đồng Xét Xử. Trong đó, các luật sư nêu lên một chi tiết đáng chú ý là lời khai của bị cáo Bùi Viết Hiểu về nguyên nhân cái chết của cụ Lê Đình Kình khi được tiếp xúc với luật sư bào chữa.

Ông Hiểu nói rằng “cụ Kình bị bắn ngay trước mặt ông Hiểu, người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1 mét, nòng súng to như cổ tay, nhắm thẳng vào ngực cụ Kình. Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi…”.

Lời khai này trùng hợp với khám nghiệm tử thi cụ Kình cho thấy “Hai vết thương phía trước ngực tròn nhỏ, không có xây xát nhưng hai vết thương sau lưng lớn hơn, bờ mép vết thương nham nhở chứng tỏ đạn được bắn từ hướng trực diện, từ trước ra sau và loại đạn là loại đạn chạm nổ nên vết thương đạn xuyên qua phía sau sẽ lớn hơn phía vào.”

Tuy nhiên, trong bản Kết luận điều tra của Công an TP.Hà Nội thì cụ Kình bị bắn hai phát từ phía sau lưng, cách chừng 2-2,5m.

Chính vì những điều còn chưa sáng tỏ, nên nhóm luật sư Đồng Tâm bao gồm 13 người đã ký tên trong bản kiến nghị, yêu cầu Toà án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Cần triệu tập thêm những người có liên quan đến vụ án như bà Dư Thị Thành (vợ cụ Lê Đình Kình), Nguyễn Thị Duyên (vợ bị can Lê Đình Uy), chiến sỹ cảnh sát đã bắn chết cụ Kình, làm bị thương Bùi Viết Hiểu…

Mặt khác, bản kiến nghị còn đề nghị HĐXX đảm bảo quyền tự do tác nghiệp, đưa tin của báo chí, quyền tham dự phiên toà của thân nhân các bị hại, bị can và những người dân quan tâm.

Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Bùi Viết Hiểu vào tối ngày 7 tháng 9 cho biết HĐXX đã nhận được đơn kiến nghị này nhưng họ gián tiếp từ chối. Còn các ý kiến của luật sư như triệu tập thêm người sẽ được xem xét trong quá trình xét xử:

“Họ nhận được rồi nhưng họ không xem xét. Họ không nói là không chấp nhận nhưng họ gián tiếp không chấp nhận. Sáng nay tôi cũng cung cấp thêm cho họ một bản nữa.

Họ trả lời lòng vòng trong phiên tòa thôi. Họ nói là đã ghi nhận một số ý kiến của luật sư và sẽ triệu tập người này, người kia hoặc sẽ xem xét ý kiến này, ý kiến kia trong quá trình xét xử.

Nhưng mà bởi vì trong yêu cầu của chúng tôi là có có trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng họ không chấp nhận, và tiếp tục xét xử. Đó là cách mà họ gián tiếp phủ nhận yêu cầu của chúng tôi.”

Luật sư khiếu nại quyền tiếp xúc bị cáo

Ngày 7/9/2020, Một bản khiếu nại khác mới nhất được các luật sư soạn thảo và gởi cho Chánh án TAND TP.Hà Nội ngay trong giờ nghỉ trưa của ngày xét xử đầu tiên.

Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, trong toà, lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên toà đã ngăn cản các luật sư tiếp xúc với bị cáo do mình bào chữa:

“Thường thì trước giờ xét xử các luật sư sẽ đi sớm để gặp các bị cáo, trao đổi thêm hoặc giờ giải lao, nhưng ở đây mỗi khi mà HĐXX chưa làm việc thì những cảnh sát đứng thành một hàng để ngăn cách luật sư với các bị cáo. Họ không cho sự tiếp xúc qua lại.”

Chủ toạ phiên toà tuyên bố “các luật sư đã có thời gian nghiên cứu hồ sơ, đã có thời gian tiếp xúc với bị cáo trong trại giam nên việc tiếp xúc giữa luật sư và bị cáo tại phiên toà là không cần thiết.”

Toà chiếu phim “tuyên truyền”

Ngoài ra, luật sư Đặng Đình Mạnh cũng nêu 2 điểm đáng chú ý, bất thường diễn ra trong buổi chiều. Thứ nhất là Toà cho chiếu phim phóng sự, tài liệu như tuyên truyền có chủ đích cho Chính quyền:

“Ở đầu phần xét hỏi, thay vì hỏi theo một cách thông thường thì họ làm một chuyện chưa từng có. Đó là cho trình chiếu một cái clip, mà thật ra nó giống như là một đoạn phóng sự, phim tài liệu mà trong đó nêu quan điểm của Chính quyền cho rằng người dân Đồng Tâm đã khiếu kiện đất đai không đúng.

Đồng thời, từ chuyện đó đưa đến chỗ không đúng thứ hai là tấn công lực lượng vào tối ngày 9/1/2020 làm chết 3 chiến sĩ. Rồi cuối phim họ đưa cảnh của những những gia đình “bị hại” là 3 chiến sĩ bị chết, nào là cô vợ trẻ khóc không ra tiếng, rồi đứa con thơ 6 tháng tuổi… Đại khái là như vậy.

Gia đình tìm mọi cách đến toà chỉ mong thấy mặt người thân

Ở bên ngoài Toà án, một người thân của cụ Kình không nêu tên chia sẻ với Đài Á Châu Tự do rằng người dân Đồng Tâm luôn bị canh gác nghiêm ngặt, đặc biệt là gia đình có người bị bắt. Hôm 6/9, nhiều chủ nhà xe phải huỷ hợp đồng chở người dân Đồng Tâm đến toà:

“Cả nhà chị hơn một chục người, anh em, chú thím này kia đi hết, lối xóm người ta cũng đi nữa. Nhà chị chắc khoảng 20 người, đi từ Đồng Tâm cũng có và những nơi khác cũng có. Có người đi từ hôm qua, và có người đi từ hôm nay, nhưng phải đi lén tại vì họ canh gác dữ lắm. Cổng nhà chị họ canh từ hôm qua đến giờ nên chị phải đi lén.

Họ điều quân về đứng khắp các đường vào trong làng. Những gia đình có người bị bắt là họ đứng trước cổng anh suốt luôn, không cho đi.

Các chủ xe không ai dám chở hết. Họ từ chối hết. Hôm trước đặt xe rồi nhưng người ta lại bảo người ta không chở, có nghĩa là đã bị khống chế.

Cả ở những xã lân cận, những người bạn, em út của chị ở những xã khác xa lắm cũng thuê xe 16 chỗ để lên. Người ta đã đồng ý cả tuần rồi thì xong đến hôm qua họ từ chối.”

Sáng nay, gia đình và người dân ở Đồng Tâm khó khăn lắm mới đến được cổng toà, nhưng không ai được vào. Sau 8 tháng, được nhìn thấy anh chị em, những người thân của mình, dù chỉ vài phút trên báo chí cũng khiến gia đình yên tâm phần nào.

“Hôm nay, chị và người nhà lên đến tòa vào đến cổng từ sáng. Chị đứng ở cổng thì sau đó bị họ đuổi, họ không cho đứng, đành phải đi xa tuốt ngoài đường lớn.

Ngay trước khi phiên toà diễn ra, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đã lên tiếng quan ngại về phiên toà này vì cho rằng phiên toà không độc lập và kết quả là án bỏ túi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong lúc người dân tại Việt Nam nghèo, đói, bệnh tật và chết vì đại dịch vẫn chưa hết mà còn có nguy cơ tái bùng phát, các quan lớn Hà Nội như Bộ Trưởng Công An Tô Lâm và Chánh Văn Phòng, Phát Ngôn Nhân Bộ Công An Tô Ân Xô, là những người mà chế độ gọi là “đày tớ của nhân dân” lại ăn uống hả hê với những món ăn đắt tiền tại một nhà hàng sang trọng của đầu bếp Salt Bae tại London khiến cho người dân phẫn nộ cái vô cảm và bất nhẫn của những người thường ngày rao giảng “đạo đức cách mạng,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 5 tháng 11 năm 2021.
Vào sáng sớm ngày 31/10/2021, xe chở Đoàn Nghĩa Sinh đã khởi hành và trực chỉ xã Đông Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa để tới Mái ấm Khuyết tật Thiên Thần do các nữ tu Công giáo điều hành. Mái ấm Khuyết tật Thiên Thần là nơi đã và đang nuôi dưỡng hơn 50 trẻ em khuyết tật, bị bại não, thần kinh và tâm thần.
Khi đọc bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 4 tháng 11 năm 2021 tường thuật về việc các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam và Ả Rập Saudi giúp ngăn chận nạn buôn người từ VN đưa sang Ả Rập Saudi, người Việt từng sống trong chế độ CSVN tự hỏi tại sao mạng lưới công an có thể bắt bỏ tù không tha một người bất đồng chính kiến nào với chế độ mà lại có vẻ bất lực đối với các tổ chức buôn người tại VN, rồi người Việt cũng tự hỏi phải chăng nạn tham nhũng đã góp phần giúp các tổ chức buôn người hoạt động một cách mạnh mẽ như thế.
Sau khi Việt Nam thay đổi luật lao động để được vào EVFTA, lẽ ra luật được áp dụng vào ngày 1/1/2021. Nhưng cho tới hôm nay, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa đưa ra các Nghị định để áp dụng luật này, đa số các công nhân vẫn không biết về sự thay đổi này. Nghiệp đoàn Độc Lập Việt Nam đã gửi Thư Ngỏ đến các cơ quan nhà nước liên quan và Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN để yêu cầu sớm đưa ra các nghị định và giám sát để cho người dân lao động Việt Nam có thể tham gia các tổ chức nghiệp đoàn lao động cơ sở.
Chỉ vì kêu gọi đa nguyên đa đảng và đưa ra những vi phạm nhân quyền và tham nhũng của quan chức nhà nước mà Facebooker Trần Quốc Khánh đã bị lãnh án tù hơn 6 năm, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 11 năm 2021.
Sáng ngày 30-10-2021, cả ba trang Facebook Việt ngữ của các đài lớn như Đài Á Châu Tự Do, VOA Tiếng Việt, BBC News Tiếng Việt đều đồng loạt bị đổi tên. Đài Á Châu Tự Do bị đổi thành "Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm", BBC News Tiếng Việt bị chuyển thành "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại" và VOA Tiếng Việt lại trở thành "Đông Lào Muôn Năm".
Một chính quyền dùng côn đồ để bách hại dân là điều khó có thể tưởng tượng được trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay, nhưng điều khó tin đó lại đã từng và hiện vẫn xảy ra tại đất nước Việt Nam nằm dưới sự cai trị của Đảng CSVN, mà cụ thể là chuyện gia đình ông Hoàng Văn Ngân tại tỉnh Thanh Hóa bị một nhóm côn đồ ban đêm đập phá nhà cửa sau khi gia đình ông không đồng ý di dời vì chính quyền không bồi thường đất để cất nhà mới, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 29 tháng 10 năm 2021.
5 nhà báo trong nhóm Báo Sạch đã bị tòa án CSVN huyện Thới Lai, Cần Thơ kết án tổng cộng 14 năm 6 tháng tù vì tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân,” hôm 28 tháng 10 đã khiến cho Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới lên án bản án và tố cáo chính quyền CSVN tiếp tục “đàn áp giới tryền thông độc lập,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm.
Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã yêu cầu chính quyền CSVN trả tự do ngay lập tức 5 thành viên trong nhóm Báo Sạch trước khi nhóm này bị tòa án huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, Việt Nam đem ra xử hôm 26 tháng 10 năm 2021 về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba.
28 tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế cùng lên án chính quyền CSVN đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang và kêu gọi lập tức trả tự do cho bà hôm 26 tháng 10 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.