Hôm nay,  

Sau đại dịch COVID-19: Những Bài Học Bản Thân Từ Tiến sĩ Richard Darga và Huynh Trưởng Nghĩa Sinh tại Hà Nội

19/04/202009:20:00(Xem: 6845)

Nghia Sinh


Ngày 1/5/2020: Những dự án phục hồi

Kể từ ngày 1/5/2020, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ đã có chương trình phục hồi sau đại dịch COVID-19. Cũng vậy, Tòa Thánh Vatican đã thông báo những tiến trình tương tự để bình thường hóa các hoạt động của Giáo hội sau đại dịch trong các lãnh vực bác ái xã hội, giáo dục đào tạo, cử hành bí tích, rao giảng Tin mừng. Có lẽ đây cũng là cơ hội thích hợp để chia sẻ những bài học bản thân mà Tiến sĩ Richard Darga và Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đã chia sẻ tại Hà Nội trong khóa học “Kỹ năng Lãnh đạo Phục vụ” được tổ chức liên tục trong 5 năm qua (vào các năm 2016, 2017, 2018, 2019 & 2020). Trong 5 năm liên tục theo đuổi chương trình Lãnh đạo Phục vụ, các học viên đã lần lượt học hỏi các chủ đề sau đây:

1. Kỹ năng Tự luyện Lãnh đạo Bản thân
(Self Leadership Skills);

2. Kỹ năng Giao tiếp Tha nhân
(Relationship Buiding Skills);

3. Kỹ năng Phục vụ Đồng loại
(Human/Servant Service Skills);

4. Kỹ năng Làm việc Chung/Làm việc Nhóm
(Community/Teamwork Skills);

5. Kỹ năng Quản trị và Lãnh đạo
(Management & Leadership Skills).

Sau Covid-19: Những bài học bản thân khi gặp nghịch cảnh

Khóa Lãnh đạo Phục vụ năm thứ 5 đã được tổ chức tại Hà Nội trong 5 ngày liên tiếp với sự tham dự của 63 Tiền Chủng sinh và Ứng sinh thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Trong khóa học, các học viên đã tham dự hội học (3 tiết buổi sáng), hội thảo (3 tiết buổi chiều) và thực tập (1.5 tiết theo tổ hay theo nhóm) để hoàn tất 30 tiết học l‎ý thuyết và thực hành về chủ đề Lãnh đạo Phục vụ năm thứ 5. Trong phần hội thảo và thực tập nhóm, Tiến sĩ Richard Darga và Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đã chia sẻ nhiều bài học nhân bản và nhân văn, trong đó có đề tài: Những bài học bản thân khi gặp nghịch cảnh.

Gặp nghịch cảnh: Thái độ tích cực và hành động tích cực

Mọi người – bất phân già trẻ lớn bé – đều có lúc gặp phải tình huống khó khăn. Trong trường hợp nầy, chúng ta cần có thái độ tích cực và hành động tích cực.

1. Thái độ tích cực

Thái độ sống tích cực là việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng, sự kiện như nghịch cảnh theo chiều hướng và ‎ý hướng hữu ích để tìm cách giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, minh bạch, nhẹ nhàng và tâm an dựa vào những kiến thức về tâm lý giáo dục, khoa học kỹ thuật, trách nhiệm dân sự. Sau đây là một vài thí dụ điển hình về thái độ tích cực.

Diều bay ngược: Diều chỉ bay ngược chứ không bao giờ bay xuôi theo chiều gió. Và diều chỉ có thể bay lên được và có thể bay cao hơn được là nhờ sợi dây kéo căng để giữ con diều lại. Cuộc sống của mỗi chúng ta cũng có có những “căng thẳng” tương tự như thế.
Tảng đá mài: Cuộc đời có thể ví như một tảng đá mài. Tảng đá đó có thể nghiền nát ta hay giúp ta đánh bóng sợ vật tùy thuộc vào thái độ tích cực của chúng ta khi gặp tinh huống khó khăn.


Người bán dày: Có hai người được công ty gởi đi bán giày ở một hải đảo. Khi tới nơi, người thứ nhất thấy tất cả dân sống trên đảo đều đi chân không bèn điện về cho công ty: “Mai về. Ở đây không ai đi dày cả.” Người thứ hai được gởi tới đảo. Khi thấy tất cả dân sống trên đảo đều đi chân không nên đã lạc quan điện về công ty: “Hãy gởi cho tôi 2 ngàn đôi dày. Ở đây ai cũng cần dày cả.”
Trường gian khổ: Khi Chúa muốn dạy ai điều gì, Ngài không gửi ta đến ngôi trường phú quý và hạnh phúc mà là ngôi trường thử thách và gian khổ – vì muốn theo Chúa thì phải bỏ mình đi và vác thập giá để theo Ngài.
Trong cuốn sách mang tựa đề Awake, My Heart (Hãy tỉnh dậy, Trái tim tôi), tác giả Sidlow Baxter đã viết: “Trong mọi cơ hội đều có khó khăn và trong mọi nghịch cảnh đều có cơ hội.” Có lẽ nhận định của Sidlow Baxter, tác giả của hơn 30 cuốn sách đạo lý, sẽ giúp chúng an lòng hơn khi phải đối diện với nghịch cảnh.

2. Hành động tích cực

Hành động tích cực là nhìn nhận của một người về chính bản thân họ, về những người khác và về thế giới bên ngoài. Hành động tích cực có sức mạnh chuyển hóa tư tưởng, ý định, dự tính thành những hành động cụ thể mang lại kết quả hữu ích.

Tập trung vào sự kiện đang xẩy ra, nhận diện vấn đề và tìm ra giải pháp để thi hành. Nếu nghịch cảnh xẩy đến ngoài tầm hiểu biết cá nhân thì hãy tìm đến những người chuyên môn để tham khảo‎ kiến và đón nhận những lời giải thích hoặc tư vấn thích hợp.

Nếu nghịch cảnh xẩy ra cho mình ở tầm mức quốc gia và quốc tế như đại dịch Covid-19, chúng ta tìm cách tiếp nhận thông tin chính xác từ những người có thẩm quyền và chuyên môn để thực thi nhiệm vụ dân sự như những người sống trong cùng cộng đồng hay tỉnh thành với mình.

3. Lợi ích của nghịch cảnh

Theo Tiến sĩ Joyce Brothers, một trong những nhà tâm lý nổi tiếng Hoa Kỳ thì “nghịch cảnh là một phần của cuộc đời chúng ta.” Nếu chúng ta có thái độ và hành động tích cực khi đối diện với nghịch cảnh thì nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều lợi ích. Tiến sĩ John Maxwell, một nhà thuyết giảng khoa học xã hội nổi tiếng thế giới đã cho chúng biết 7 lợi ích của nghịch cảnh như sau.

Nghịch cảnh tạo nên tính kiên cường;
Nghịch cảnh phát triển sự trưởng thành;
Nghịch cảnh thúc đẩy vượt cao hơn giới hạn ưu tuyển;
Nghịch cảnh mang đến nhiều cơ hội to lớn hơn;
Nghịch cảnh thúc đẩy canh tân, sáng tạo;
Nghich cảnh mang đến những lợi ích phi thường;
Nghịch cảnh tạo nên những động lực tích cực cho đời sống sung mãn mới.

Người viết xin mượn lời Martin Luther King và John Maxwell để kết luận bài viết nầy:

“Nếu không thể bay thì hãy chạy, nếu không thể chạy thì hãy đi, nếu không thể đi thì hãy bò. Nhưng dù cho làm gì đi nữa, bạn vẫn phải tiến về phía trước.” – Martin Luther King

“Để đạt được những ước mơ của đời mình, bạn phải đón chào nghịch cảnh hay thất bại và biến nó thành một phần bình thường của đời mình. Nếu bạn không gặp nghịch cảnh hay thất bại, thì có lẽ bạn đang không thực sự tiến về phía trước.” – John Maxwell

Đoàn Nhân Ái

http://www.nghiasinh.org/?mode=new_nd&stt=1215

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.