Hôm nay,  

Nghĩa Sinh từ Phan Thiết, Phước Tuy và Sài Gòn đến thăm và giúp các em cô nhi, trẻ khiếm thị, học sinh nghèo và người dân tộc ở Cai Lậy, Rạch Giá, Đà Lạt và Đơn Dương

06/04/202017:12:00(Xem: 6550)

Nghia Sinh


TRUYỀN THÔNG VÀ ĐẠI DỊCH COVID-19


Trong khi đại dịch corona virus đáng buồn và đáng lo âu đang thống trị các tin tức quốc gia và tâm lý toàn cầu, một số tin tức về chăm sóc sức khỏe tốt đẹp cho bản thân và nhiều công tác từ thiện bác ái với tha nhân hầu như không được nhìn thấy dưới ánh sáng của hiện tại. Nhưng dù trong cơn đại dịch corona virus đáng buồn và đáng lo âu, Tòa Thánh Vatican vẫn đều đặn chia sẻ với thế giới những thông tin cập nhật như Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới của Đức Thánh cha Phanxicô hay Thư chúc mừng Ngày Phật Đản PL. 2564 của Đức Hồng y Miguel Angel Guixot. Tiếp nối truyền thống Vatican, Đoàn Công tác Xã hội (CTXH) Nghĩa Sinh xin được chia sẻ những hình ảnh và thông tin về các chuyến công tác thiện nghĩa của Đoàn CTXH tại Cai Lậy, Rạch Giá, Đơn Dương và Đà Lạt trong Quý 1 năm 2020.

1. THĂM GIÚP CÁC EM CÔ NHI Ở CAI LẬY

Xót xa trước cảnh các em cô nhi bị bỏ rơi vì nhiều tình huống éo le, cơ cực. Các em cô nhi may mắn được các Thầy ở Chùa Thiên Phước rộng lòng từ bi cứu sống, mang về chùa nuôi dưỡng và giáo dục. Việc học thì đã có các Thầy và nhà trường giúp đỡ nhưng sự sống hàng ngày lại cần nhờ tới tình thương của bá tánh.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các em cô nhi tại Chùa Thiên Phước ở Cai Lậy, Tiền Giang. Tặng phẩm do các Ân nhân Nghĩa Sinh quảng đại đóng góp gồm có các loại sữa dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến một năm tuổi và sữa dinh dưỡng cho các em từ hai năm tuổi trở lên. Ngoài ra, đoàn còn chuyển đến các em qua Thầy quản trị Cô Nhi Viện Thiên Phước gạo, mì, dầu ăn và các nhu yếu phẩm cùng tập vở và bút viết cho các em cô nhi đã đến tuổi đi học.

2. THĂM GIÚP ĐỒNG BÀO NGHÈO Ở RẠCH GIÁ

Địa điểm Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đến phục vụ là Xã Tân Hiệp, Rạch Giá, Tỉnh An Giang. Theo Bách khoa Toàn thư thì Xã Tân Hiệp A có tổng số dân khoảng 13.000 người và Xã Tân Hiệp B có tổng số dân số khoảng 11.000 người. Là người rất am tường về nếp sống của dân địa phương, Cha Quản hạt Tân Hiệp đã vui lòng giúp Nghĩa Sinh chọn 100 học sinh nghèo và 100 hộ gia đình nghèo – gồm cả người lương giáo – để nhận quà từ đoàn công tác.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các hộ gia đình nghèo các phần quà gồm thực phẩm và nhu yếu phẩm (trị giá 25.000.000 VNĐ) và các phần quà cho học sinh nghèo gồm sách vở và dụng cụ học sinh (trị giá 10.000.000 VNĐ).

3. THĂM GIÚP CÁC TRẺ KHIẾM THỊ Ở ĐÀ LẠT

Mái ấm Khiếm thị là nơi các trẻ khiếm thị được nuôi dưỡng và giáo dục. Với lòng yêu thương và khả năng giáo dục chuyên môn, các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá đã tận tình săn sóc, dạy dỗ, nâng đỡ và khuyến khích các em trong đời sống tinh thần, thể xác, đức dục, trí dục và thể dục. Ngoài ra, các em còn được dịp sinh hoạt nhóm và thể hiện bản thân bằng các phương pháp công tác xã hội nhóm và kỹ năng công tác xã cá nhân.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các trẻ khiếm thị tại Mái ấm Khiếm thị DMTG ở Đà Lạt. Tặng phẩm do các Ân nhân Nghĩa Sinh đã quảng đại đóng góp gồm có gạo, mỳ, sữa dinh dưỡng và các nhu yếu phẩm cùng dụng cụ học sinh. (Hình ảnh: Xuân Lê & Minh Họa).

4. THĂM GIÚP NGƯỜI DÂN TỘC Ở ĐƠN DƯƠNG

Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến công tác tại Xã Ka Đơn, Huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng. Dân số tại địa điểm Đoàn phục vụ ở Ka Đơn có khoảng 2.900 người Dân tộc (người Churu và Koho) và khoảng 2.000 người Kinh. Đời sống nông nghiệp và chăn nuôi với thu nhập thường niên cho mỗi gia đình rất là khiêm tốn – đa số dân ở đây làm ăn chỉ vừa đủ sống qua ngày.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các hộ gia đình nghèo người Dân tộc các phần quà gồm thực phẩm và nhu yếu phẩm (trị giá 25.000.000 VNĐ) và các phần quà cho học sinh nghèo gồm sách vở và dụng cụ học sinh (trị giá 10.000.000 VNĐ).

NGHĨA TÌNH: QUÀ TẶNG LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH THƯƠNG

Người Nhật có thói quen đi thăm nhau và tặng quà cho nhau. Khi người nầy đến thăm nhà người kia thì mục đích chính là vì tình nghĩa chứ không phải vì tiền bạc: tới thăm nhau là việc chính yếu còn tặng quà cho nhau là thứ yếu. Việc đến thăm nhau và có chút quà biểu tượng đi kèm cần được thể hiện bằng tình cảm thân ái và chân thành giữa người thăm và người được thăm. Cũng theo phong tục người Nhật, các món quà không nhất thiết phải đắt tiền, nhưng cần có giá trị tinh thần và nghệ thuật. Khi tặng quà, người Nhật thường nói: “Xin có chút quà mọn tặng ông bà làm kỷ niệm” – với ngụ ý quan hệ tình nghĩa mới là quan trọng, còn quà tặng chỉ là vật kỷ niệm. Khi đi thăm nhau và tặng quà cho nhau, người Việt chúng ta cũng có những phong cách ứng xử nghĩa tình giống như người Nhật vậy.

Đối với Đoàn CTXH Nghĩa Sinh, quà tặng trong mỗi chuyến công tác thăm viếng đồng bào được xem như một biểu tượng thể hiện tình thân ái, lòng chân thành và sự tương kính với mọi người mà Đoàn tới phục vụ. Đoàn đã vượt qua vạn dặm – từ Phan Thiết, Phước Tuy, Sài Gòn – để tới thăm đồng bào ở Cai Lậy, Rạch Giá, Đà Lạt, Đơn Dương. Tới thăm đồng bào là việc chính yếu còn những gói quà rất quý – do các Ân nhân Nghĩa Sinh quảng đại trao tặng – là biểu tượng của tình nghĩa đồng hương, đồng bào, đồng loại và được cụ thể hóa bằng hành động tương thân, tương ái và tương trợ lẫn nhau. Quý Ân nhân Nghĩa Sinh và các thành viên Đoàn CTXH Nghĩa Sinh tâm niệm rằng sự sống là một hồng ân và đời sống được đo lường bằng tình yêu phục vụ. Trong đợt công tác nầy, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và giúp các em cô nhi, trẻ khiếm thị, học sinh nghèo và người dân tộc là một thể hiện khiêm nhu về tình yêu phục vụ chân thành.

- Nguyễn Vũ Khánh Hoàng


http://www.nghiasinh.org/?mode=new_nd&stt=1214 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
hiện tại dân số Trung Cộng đã lên tới 1/5 tổng số nhân loại rồi, gieo trồng 1,418,804,794 trái quýt chua (lè) như vậy bộ chưa đủ sao mà còn muốn ấn thêm vô làm chi nữa, cha nội? Bộ không thấy hằng triệu người dân Hồng Kông đang xuống đường biểu tình phản đối và cả loài người đang nhăn mặt hay sao?
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về việc phòng chống nạn mua bán người vào ngày 23-8-2018, Bộ Công an cho biết trong những năm qua, cơ quan chức năng đã khởi tố trên 1,000 vụ bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, với hơn 2,000 bị cáo và trên 3,100 nạn nhân, đa số bị bán qua Trung Quốc và Campuchia.
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.