Hôm nay,  

Nghĩa Sinh từ Phan Thiết, Phước Tuy và Sài Gòn đến thăm và giúp các em cô nhi, trẻ khiếm thị, học sinh nghèo và người dân tộc ở Cai Lậy, Rạch Giá, Đà Lạt và Đơn Dương

06/04/202017:12:00(Xem: 6546)

Nghia Sinh


TRUYỀN THÔNG VÀ ĐẠI DỊCH COVID-19


Trong khi đại dịch corona virus đáng buồn và đáng lo âu đang thống trị các tin tức quốc gia và tâm lý toàn cầu, một số tin tức về chăm sóc sức khỏe tốt đẹp cho bản thân và nhiều công tác từ thiện bác ái với tha nhân hầu như không được nhìn thấy dưới ánh sáng của hiện tại. Nhưng dù trong cơn đại dịch corona virus đáng buồn và đáng lo âu, Tòa Thánh Vatican vẫn đều đặn chia sẻ với thế giới những thông tin cập nhật như Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới của Đức Thánh cha Phanxicô hay Thư chúc mừng Ngày Phật Đản PL. 2564 của Đức Hồng y Miguel Angel Guixot. Tiếp nối truyền thống Vatican, Đoàn Công tác Xã hội (CTXH) Nghĩa Sinh xin được chia sẻ những hình ảnh và thông tin về các chuyến công tác thiện nghĩa của Đoàn CTXH tại Cai Lậy, Rạch Giá, Đơn Dương và Đà Lạt trong Quý 1 năm 2020.

1. THĂM GIÚP CÁC EM CÔ NHI Ở CAI LẬY

Xót xa trước cảnh các em cô nhi bị bỏ rơi vì nhiều tình huống éo le, cơ cực. Các em cô nhi may mắn được các Thầy ở Chùa Thiên Phước rộng lòng từ bi cứu sống, mang về chùa nuôi dưỡng và giáo dục. Việc học thì đã có các Thầy và nhà trường giúp đỡ nhưng sự sống hàng ngày lại cần nhờ tới tình thương của bá tánh.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các em cô nhi tại Chùa Thiên Phước ở Cai Lậy, Tiền Giang. Tặng phẩm do các Ân nhân Nghĩa Sinh quảng đại đóng góp gồm có các loại sữa dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến một năm tuổi và sữa dinh dưỡng cho các em từ hai năm tuổi trở lên. Ngoài ra, đoàn còn chuyển đến các em qua Thầy quản trị Cô Nhi Viện Thiên Phước gạo, mì, dầu ăn và các nhu yếu phẩm cùng tập vở và bút viết cho các em cô nhi đã đến tuổi đi học.

2. THĂM GIÚP ĐỒNG BÀO NGHÈO Ở RẠCH GIÁ

Địa điểm Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đến phục vụ là Xã Tân Hiệp, Rạch Giá, Tỉnh An Giang. Theo Bách khoa Toàn thư thì Xã Tân Hiệp A có tổng số dân khoảng 13.000 người và Xã Tân Hiệp B có tổng số dân số khoảng 11.000 người. Là người rất am tường về nếp sống của dân địa phương, Cha Quản hạt Tân Hiệp đã vui lòng giúp Nghĩa Sinh chọn 100 học sinh nghèo và 100 hộ gia đình nghèo – gồm cả người lương giáo – để nhận quà từ đoàn công tác.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các hộ gia đình nghèo các phần quà gồm thực phẩm và nhu yếu phẩm (trị giá 25.000.000 VNĐ) và các phần quà cho học sinh nghèo gồm sách vở và dụng cụ học sinh (trị giá 10.000.000 VNĐ).

3. THĂM GIÚP CÁC TRẺ KHIẾM THỊ Ở ĐÀ LẠT

Mái ấm Khiếm thị là nơi các trẻ khiếm thị được nuôi dưỡng và giáo dục. Với lòng yêu thương và khả năng giáo dục chuyên môn, các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá đã tận tình săn sóc, dạy dỗ, nâng đỡ và khuyến khích các em trong đời sống tinh thần, thể xác, đức dục, trí dục và thể dục. Ngoài ra, các em còn được dịp sinh hoạt nhóm và thể hiện bản thân bằng các phương pháp công tác xã hội nhóm và kỹ năng công tác xã cá nhân.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các trẻ khiếm thị tại Mái ấm Khiếm thị DMTG ở Đà Lạt. Tặng phẩm do các Ân nhân Nghĩa Sinh đã quảng đại đóng góp gồm có gạo, mỳ, sữa dinh dưỡng và các nhu yếu phẩm cùng dụng cụ học sinh. (Hình ảnh: Xuân Lê & Minh Họa).

4. THĂM GIÚP NGƯỜI DÂN TỘC Ở ĐƠN DƯƠNG

Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến công tác tại Xã Ka Đơn, Huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng. Dân số tại địa điểm Đoàn phục vụ ở Ka Đơn có khoảng 2.900 người Dân tộc (người Churu và Koho) và khoảng 2.000 người Kinh. Đời sống nông nghiệp và chăn nuôi với thu nhập thường niên cho mỗi gia đình rất là khiêm tốn – đa số dân ở đây làm ăn chỉ vừa đủ sống qua ngày.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các hộ gia đình nghèo người Dân tộc các phần quà gồm thực phẩm và nhu yếu phẩm (trị giá 25.000.000 VNĐ) và các phần quà cho học sinh nghèo gồm sách vở và dụng cụ học sinh (trị giá 10.000.000 VNĐ).

NGHĨA TÌNH: QUÀ TẶNG LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH THƯƠNG

Người Nhật có thói quen đi thăm nhau và tặng quà cho nhau. Khi người nầy đến thăm nhà người kia thì mục đích chính là vì tình nghĩa chứ không phải vì tiền bạc: tới thăm nhau là việc chính yếu còn tặng quà cho nhau là thứ yếu. Việc đến thăm nhau và có chút quà biểu tượng đi kèm cần được thể hiện bằng tình cảm thân ái và chân thành giữa người thăm và người được thăm. Cũng theo phong tục người Nhật, các món quà không nhất thiết phải đắt tiền, nhưng cần có giá trị tinh thần và nghệ thuật. Khi tặng quà, người Nhật thường nói: “Xin có chút quà mọn tặng ông bà làm kỷ niệm” – với ngụ ý quan hệ tình nghĩa mới là quan trọng, còn quà tặng chỉ là vật kỷ niệm. Khi đi thăm nhau và tặng quà cho nhau, người Việt chúng ta cũng có những phong cách ứng xử nghĩa tình giống như người Nhật vậy.

Đối với Đoàn CTXH Nghĩa Sinh, quà tặng trong mỗi chuyến công tác thăm viếng đồng bào được xem như một biểu tượng thể hiện tình thân ái, lòng chân thành và sự tương kính với mọi người mà Đoàn tới phục vụ. Đoàn đã vượt qua vạn dặm – từ Phan Thiết, Phước Tuy, Sài Gòn – để tới thăm đồng bào ở Cai Lậy, Rạch Giá, Đà Lạt, Đơn Dương. Tới thăm đồng bào là việc chính yếu còn những gói quà rất quý – do các Ân nhân Nghĩa Sinh quảng đại trao tặng – là biểu tượng của tình nghĩa đồng hương, đồng bào, đồng loại và được cụ thể hóa bằng hành động tương thân, tương ái và tương trợ lẫn nhau. Quý Ân nhân Nghĩa Sinh và các thành viên Đoàn CTXH Nghĩa Sinh tâm niệm rằng sự sống là một hồng ân và đời sống được đo lường bằng tình yêu phục vụ. Trong đợt công tác nầy, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và giúp các em cô nhi, trẻ khiếm thị, học sinh nghèo và người dân tộc là một thể hiện khiêm nhu về tình yêu phục vụ chân thành.

- Nguyễn Vũ Khánh Hoàng


http://www.nghiasinh.org/?mode=new_nd&stt=1214 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.