Hôm nay,  

Nghĩa Sinh từ Phan Thiết, Phước Tuy và Sài Gòn đến thăm và giúp các em cô nhi, trẻ khiếm thị, học sinh nghèo và người dân tộc ở Cai Lậy, Rạch Giá, Đà Lạt và Đơn Dương

06/04/202017:12:00(Xem: 6531)

Nghia Sinh


TRUYỀN THÔNG VÀ ĐẠI DỊCH COVID-19


Trong khi đại dịch corona virus đáng buồn và đáng lo âu đang thống trị các tin tức quốc gia và tâm lý toàn cầu, một số tin tức về chăm sóc sức khỏe tốt đẹp cho bản thân và nhiều công tác từ thiện bác ái với tha nhân hầu như không được nhìn thấy dưới ánh sáng của hiện tại. Nhưng dù trong cơn đại dịch corona virus đáng buồn và đáng lo âu, Tòa Thánh Vatican vẫn đều đặn chia sẻ với thế giới những thông tin cập nhật như Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới của Đức Thánh cha Phanxicô hay Thư chúc mừng Ngày Phật Đản PL. 2564 của Đức Hồng y Miguel Angel Guixot. Tiếp nối truyền thống Vatican, Đoàn Công tác Xã hội (CTXH) Nghĩa Sinh xin được chia sẻ những hình ảnh và thông tin về các chuyến công tác thiện nghĩa của Đoàn CTXH tại Cai Lậy, Rạch Giá, Đơn Dương và Đà Lạt trong Quý 1 năm 2020.

1. THĂM GIÚP CÁC EM CÔ NHI Ở CAI LẬY

Xót xa trước cảnh các em cô nhi bị bỏ rơi vì nhiều tình huống éo le, cơ cực. Các em cô nhi may mắn được các Thầy ở Chùa Thiên Phước rộng lòng từ bi cứu sống, mang về chùa nuôi dưỡng và giáo dục. Việc học thì đã có các Thầy và nhà trường giúp đỡ nhưng sự sống hàng ngày lại cần nhờ tới tình thương của bá tánh.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các em cô nhi tại Chùa Thiên Phước ở Cai Lậy, Tiền Giang. Tặng phẩm do các Ân nhân Nghĩa Sinh quảng đại đóng góp gồm có các loại sữa dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến một năm tuổi và sữa dinh dưỡng cho các em từ hai năm tuổi trở lên. Ngoài ra, đoàn còn chuyển đến các em qua Thầy quản trị Cô Nhi Viện Thiên Phước gạo, mì, dầu ăn và các nhu yếu phẩm cùng tập vở và bút viết cho các em cô nhi đã đến tuổi đi học.

2. THĂM GIÚP ĐỒNG BÀO NGHÈO Ở RẠCH GIÁ

Địa điểm Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đến phục vụ là Xã Tân Hiệp, Rạch Giá, Tỉnh An Giang. Theo Bách khoa Toàn thư thì Xã Tân Hiệp A có tổng số dân khoảng 13.000 người và Xã Tân Hiệp B có tổng số dân số khoảng 11.000 người. Là người rất am tường về nếp sống của dân địa phương, Cha Quản hạt Tân Hiệp đã vui lòng giúp Nghĩa Sinh chọn 100 học sinh nghèo và 100 hộ gia đình nghèo – gồm cả người lương giáo – để nhận quà từ đoàn công tác.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các hộ gia đình nghèo các phần quà gồm thực phẩm và nhu yếu phẩm (trị giá 25.000.000 VNĐ) và các phần quà cho học sinh nghèo gồm sách vở và dụng cụ học sinh (trị giá 10.000.000 VNĐ).

3. THĂM GIÚP CÁC TRẺ KHIẾM THỊ Ở ĐÀ LẠT

Mái ấm Khiếm thị là nơi các trẻ khiếm thị được nuôi dưỡng và giáo dục. Với lòng yêu thương và khả năng giáo dục chuyên môn, các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá đã tận tình săn sóc, dạy dỗ, nâng đỡ và khuyến khích các em trong đời sống tinh thần, thể xác, đức dục, trí dục và thể dục. Ngoài ra, các em còn được dịp sinh hoạt nhóm và thể hiện bản thân bằng các phương pháp công tác xã hội nhóm và kỹ năng công tác xã cá nhân.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các trẻ khiếm thị tại Mái ấm Khiếm thị DMTG ở Đà Lạt. Tặng phẩm do các Ân nhân Nghĩa Sinh đã quảng đại đóng góp gồm có gạo, mỳ, sữa dinh dưỡng và các nhu yếu phẩm cùng dụng cụ học sinh. (Hình ảnh: Xuân Lê & Minh Họa).

4. THĂM GIÚP NGƯỜI DÂN TỘC Ở ĐƠN DƯƠNG

Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến công tác tại Xã Ka Đơn, Huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng. Dân số tại địa điểm Đoàn phục vụ ở Ka Đơn có khoảng 2.900 người Dân tộc (người Churu và Koho) và khoảng 2.000 người Kinh. Đời sống nông nghiệp và chăn nuôi với thu nhập thường niên cho mỗi gia đình rất là khiêm tốn – đa số dân ở đây làm ăn chỉ vừa đủ sống qua ngày.

Trong tinh thần hỗ tương bác ái, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và tặng quà cho các hộ gia đình nghèo người Dân tộc các phần quà gồm thực phẩm và nhu yếu phẩm (trị giá 25.000.000 VNĐ) và các phần quà cho học sinh nghèo gồm sách vở và dụng cụ học sinh (trị giá 10.000.000 VNĐ).

NGHĨA TÌNH: QUÀ TẶNG LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH THƯƠNG

Người Nhật có thói quen đi thăm nhau và tặng quà cho nhau. Khi người nầy đến thăm nhà người kia thì mục đích chính là vì tình nghĩa chứ không phải vì tiền bạc: tới thăm nhau là việc chính yếu còn tặng quà cho nhau là thứ yếu. Việc đến thăm nhau và có chút quà biểu tượng đi kèm cần được thể hiện bằng tình cảm thân ái và chân thành giữa người thăm và người được thăm. Cũng theo phong tục người Nhật, các món quà không nhất thiết phải đắt tiền, nhưng cần có giá trị tinh thần và nghệ thuật. Khi tặng quà, người Nhật thường nói: “Xin có chút quà mọn tặng ông bà làm kỷ niệm” – với ngụ ý quan hệ tình nghĩa mới là quan trọng, còn quà tặng chỉ là vật kỷ niệm. Khi đi thăm nhau và tặng quà cho nhau, người Việt chúng ta cũng có những phong cách ứng xử nghĩa tình giống như người Nhật vậy.

Đối với Đoàn CTXH Nghĩa Sinh, quà tặng trong mỗi chuyến công tác thăm viếng đồng bào được xem như một biểu tượng thể hiện tình thân ái, lòng chân thành và sự tương kính với mọi người mà Đoàn tới phục vụ. Đoàn đã vượt qua vạn dặm – từ Phan Thiết, Phước Tuy, Sài Gòn – để tới thăm đồng bào ở Cai Lậy, Rạch Giá, Đà Lạt, Đơn Dương. Tới thăm đồng bào là việc chính yếu còn những gói quà rất quý – do các Ân nhân Nghĩa Sinh quảng đại trao tặng – là biểu tượng của tình nghĩa đồng hương, đồng bào, đồng loại và được cụ thể hóa bằng hành động tương thân, tương ái và tương trợ lẫn nhau. Quý Ân nhân Nghĩa Sinh và các thành viên Đoàn CTXH Nghĩa Sinh tâm niệm rằng sự sống là một hồng ân và đời sống được đo lường bằng tình yêu phục vụ. Trong đợt công tác nầy, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến thăm và giúp các em cô nhi, trẻ khiếm thị, học sinh nghèo và người dân tộc là một thể hiện khiêm nhu về tình yêu phục vụ chân thành.

- Nguyễn Vũ Khánh Hoàng


http://www.nghiasinh.org/?mode=new_nd&stt=1214 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
Tuổi trẻ Việt Nam sống dưới chế độ Cộng sản thì phải “vừa hồng, vừa chuyên”, ai không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại khỏi hàng ngũ “hạt giống đỏ”. Nhưng tình trạng “khô đoàn, nhạt đảng” và “phai nhạt lý tưởng Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh” lại đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. Về tổng thể, điều này không mới, nhưng tính “đại trà” (tràn lan) của tình hình này đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam lo sốt vó. Vì vậy, đảng đã chỉ thị phải khẩn trương chống đỡ.
May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa, thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường…
Trên nóc chợ có dựng tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một người thường, và không có đường nét nào đặc biệt, ngoại trừ đôi mắt. Ngó buồn thảm thiết!
Cộng sản Việt Nam nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và các “thế lực thù địch, phản động”, nhưng chúng là ai mà làm điện đầu nhà nước? Hỏi cho vui vậy thôi chứ Công an biết hết. Không dám bắt vì chúng nói đúng những việc đảng và nhà nước ngồi lên Hiến pháp và Pháp luật...
Vài hôm trước, trước khi “toàn dân nô nức” kỷ niệm Ngày Giải Phóng Thủ Đô (lần thứ 68) nhà thơ Hoàng Hưng đã viết một câu ngăn ngắn (và hơi khó hiểu) trên trang FB của ông: “Sắp đến ngày 10/10 ! Biết bao người con tinh hoa của Hà Nội vui mừng đón ngày ấy rồi tan nát cả đời sau ngày ấy huhu…”
Trong mọi tình huống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không đâu nguy hiểm bằng trong hai lĩnh vực an ninh và quốc phòng, vì sự tồn vong của chế độ CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Công an và Quân đội...
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.