Hôm nay,  

Hội An: Chùa Cầu Suy Sụp Bi Đát, Tu Bổ Còn Chờ

4/29/201900:00:00(View: 2528)
z Chua cau 1z Chua cau 2
Chùa Cầu (Hội An) đón khoảng 5.000 lượt khách/ngày khiến công trình luôn chịu tải trọng lớn.

Gần ba năm qua, các nhà khoa học đã kiến nghị phải gấp rút trùng tu Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam) và mới đây, bởi ngôi chùa xuống cấp trầm trọng, TP Hội An đã yêu cầu giảm tải số người lên Chùa Cầu (cùng lúc chỉ được phép 40 người) để giảm sức ép lên kết cấu cầu, nhưng dự án tu bổ di tích này vẫn đang bị 'treo', theo báo Tuổi Trẻ (TNO).

Vào những ngày giữa tháng 4, tại di tích lịch sử văn hóa quốc gia này vẫn tấp nập khách tham quan. Đáng lo ngại là chỉ cần quan sát bằng mắt thường là có thể nhận ra nhiều dấu hiệu xuống cấp. Thậm chí ở một số vị trí, nước mưa thấm vào phần mối nối bằng gỗ khiến các vết mục bị ăn mòn rộng ra, gỗ bị xô lệch, tường vữa thì nứt.

TNO dẫn lời ông Nguyễn Chí Trung - giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An - bày tỏ sự lo lắng đối với di tích Chùa Cầu: "Ngoài tuổi thọ sử dụng, tải trọng từ lượng du khách tham quan hằng ngày, điều đáng quan ngại hơn là những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang làm kết cấu cầu bị ảnh hưởng".

Ông Nguyễn Văn Sơn - phó chủ tịch UBND TP Hội An - cũng cho biết những dấu hiệu của việc xuống cấp xuất hiện khá rõ từ các mối nối giữa các kết cấu công trình. Tại nhiều vị trí khung xương, các chốt gỗ kết nối các giằng gỗ lại với nhau đã có dấu hiệu mục. Các mối nối này đóng vai trò rất quan trọng đến kết cấu, độ ổn định công trình.

Hiện nay, mỗi ngày Chùa Cầu đón tiếp bình quân 5,000 lượt người lên tham quan, chụp hình lưu niệm vào lúc cao điểm người lên Chùa Cầu tham quan, nên cầu thường xuyên bị nêm chật người, công trình thường trực chịu tải trọng lớn.

Về việc chậm trễ tu bổ Chùa Cầu, TNO dẫn lời  ông Nguyễn Chí Trung lý giải là do thủ tục quyết toán các dự án tu bổ cũ ở các gói nhỏ của dự án tu bổ (do Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư) tại Chùa Cầu chưa hoàn thành.

Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam đã cam kết sẽ hoàn tất các thủ tục quyết toán muộn nhất trong năm nay.

Được biết, theo nhận định của các chuyên gia, bởi Chùa Cầu được xây dựng từ đầu thế kỷ 17, quá trình sử dụng hơn 400 năm đã làm cấu kiện công trình xuống cấp ở mức độ rất đáng lo ngại, như hệ thống chịu lực chính nói chung đã xuống cấp rất rõ, đặc biệt bộ phận chịu lực quan trọng nhất gồm móng, mố, trụ nay đã tới lúc cần có giải pháp can thiệp trước khi quá muộn...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm nay tại VN đã có tới 5,600 người thiệt mạng vì các vụ tai nạn lưu thông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 26 tháng 9.
Có phải Đảng CSVN đã lén lút hứa với “người anh em láng giềng” ở Phương Bắc nhiều thứ nên bây giờ sợ “há miệng bị mắc quai” với  TC nên im thin thít trước thảm họa mất nước mất biển?
Lại có thêm 81 học sinh vào bệnh viện vì liên quan đến viêm hô hấp tại tỉnh Cà Mau, sau khi 2, 3 ngày trước cũng ở tỉnh này đã có 74 học sinh vào bệnh viện vì ho, sốt và nhức đầu
Căng thẳng ở Bãi Tư Chính chưa lắng dịu thì Trung Cộng lại đưa giàn khoan Hải Dương 982 vào hoạt động ở Biển Đông hôm 21 tháng 9
Một nhóm giới trẻ tại Việt Nam đã biểu tình chống biến đổi khí hậu vào này 22 tháng 9 vừa qua giữa lúc phong trào chống biến đổi khí hậu bùng nổ trên khắp thế giới
Chính quyền CSVN hôm 25 tháng 9 đã chính thức lên tiếng về vụ 9 người Việt Nam đi cùng phái đoàn Quốc Hội CSVN đến Nam Hàn đã bỏ trốn ở lại
Chính quyền CSVN hôm 24 tháng 9 đã công bố việc hủy bỏ vòng sơ tuyển nhà thầu quốc tế cho dự án cao tốc Bắc-Nam để dành ưu tiên cho các nhà thầu trong nước
Người dân Việt Nam ngày càng ý thức về hiểm họa ô nhiễm môi trường mà cụ thể là việc dân tại Quảng Nam dựng lều trước nhà máy Đại Tân để phản đối nhà máy này gây ô nhiễm, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 24 tháng 9.
Biến đổi khí hậu và xây đập thủy điện trên thượng nguồn Sông Mê Kông làm cho các nước ở hạ nguồn bị nhiều ảnh hưởng mà việc sạt lở đất hai bên bờ sông là hậu quả thấy rõ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 24 tháng 9.
Nhân quyền được xem là một trong mười sáng kiến làm thay đổi thế giới nhưng tham nhũng chính là vấn nạn hàng đầu tước đi những quyền tự nhiên của con người bởi tập đoàn thống trị vì có quyền mới dẫn đến lạm quyền tham ô hối lộ!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.