Hôm nay,  

Dân Mất Đất Dựng Lều Biểu Tình

04/04/201900:00:00(Xem: 2186)
HANOI -- Dân mất đất, thế là dựng lều biểu tình...

Báo Nông Nghiệp gọi tình hình đo 1là cát loạn Phú Thọ: Nông dân mất đất dựng lều, nấu cơm trước cổng trụ sở xã...

Những quyết định cấp phép khai thác khoáng sản, cát sỏi liên tiếp của UBND tỉnh Phú Thọ cho các doanh nghiệp đang đẩy người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh này đến bước đường cùng…

Cho rằng chính quyền địa phương “bảo kê” cho hoạt động khai thác cát sỏi khiến hàng chục ha đất sản xuất của nhân dân bị đổ xuống sông, người dân xã Đông Khê (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) cầu cứu khắp mọi nơi, thậm chí họ dựng lều, tụ tập nấu cơm ăn ngay trước cổng trụ sở công quyền...  

Bản tin ghi rằng những băng rôn, khẩu hiệu, những tiếng trống, tiếng chiêng, những gương mặt thất thần, bức xúc vì mất đất, những bữa cơm được nấu ngay tại cổng UBND xã để đấu tranh, những tiếng nói yêu cầu đối thoại với lãnh đạo địa phương nhưng không được giải quyết... Tất cả những vấn đề này xuất hiện ở Đông Khê, một vùng quê nghèo, thuần nông kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép cho Cty CP Vật tư và xây dựng Đô thị Phú Thọ khai thác cát sỏi trên sông Chảy.

Đây là đợt tụ tập đông người để đấu tranh lần thứ 2 của người dân thôn 2 xã Đông Khê trước cổng UBND xã. Trước đó, từ ngày 7/2/2019, người dân mất đất cũng đã nhiều ngày dựng lều lán, nấu cơm trước cổng UBND xã Đông Khê để phản đối hoạt động khai thác cát sỏi gây mất đất sản xuất của họ. Chính quyền địa phương đã hứa sẽ kiểm tra, làm rõ và động viên người dân giải tán, tuy nhiên sau đó các tàu cát lại tiếp tục hoạt động đã khiến người dân mất niềm tin và cho rằng có sự “tiếp tay”, “bảo kê” từ phía cơ quan chức năng...

Hơn 20 người dân đại diện cho khoảng 140 hộ dân cho biết, đã gõ cửa rất nhiều cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương nhưng những khiếu nại, kiến nghị của họ từ nhiều tháng trời vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. “Cùng bất đắc dĩ người dân chúng tôi mới phải làm thế này”, ông Phùng Văn Thiệp, người đứng đơn đại diện nhân dân trao đổi với PV NNVN về việc dựng lều, nấu cơm trước cổng UBND xã Đông Khê.

Báo Nông Nghiệp ghi rằng cánh đồng Cây Vải và Đồng Mã là một vùng bãi bồi trù phú ven sông Chảy, tự bao đời nay được ví như nồi cơm của hàng nghìn nhân khẩu chủ yếu sống dựa vào những vụ trồng ngô, lúa và cây ăn quả. Kể từ khi tàu khai thác cát hoạt động, “nồi cơm” của họ liên tục bị đào múc, sạt lở, hoa màu, cây cối lần lượt bị cuốn xuống dòng sông. Những người dân xã Đông Khê dẫn chúng tôi ra đồng để chứng kiến thực trạng mà họ nói “trừ đám lợi ích đang đục khoét khúc sông này thì bất cứ ai nhìn cũng phải xót xa”.


Vụ này nhân dân trồng ngô và cây ăn quả. Một màu xanh mướt chạy dài dọc theo bãi sông, minh chứng rõ nhất về sự trù phú của cánh đồng. Nhưng thành quả người dân tạo dựng hiện đã bị mất mát khoảng gần 10ha do tình trạng sạt lở, cuốn trôi. Vết sạt lở kéo dài cả cây số, cao từ 3 - 4m và dấu tích của cây cối, hoa màu bị đổ xuống sông cứ sau mỗi ngày, mỗi giờ lại càng thêm lan rộng. Chỉ trong vòng một năm, cánh đồng này đã bị lòng sông lấn vào hàng trăm mét. Tốc độ sạt lở nhanh đến mức nhiều diện tích cây ăn quả không kịp di dời, nhiều mồ mả của người thân không kịp sơ tán. Gần 20 ngôi mộ bị đất cát vùi xuống sông, người dân huy động tìm kiếm nhiều ngày trời mới mò lại được.

Báo Nông Nghiệp ghi lời ông Đinh Công Trường (70 tuổi) lo lắng:

“Nhiều gia đình đã mất đất canh tác, cứ đà này, chỉ một thời gian ngắn nữa, đất đai, hoa màu, mồ mả cha ông chúng tôi sẽ đổ hết xuống sông. Chúng tôi đã phản ánh lên xã, lên huyện, lên tỉnh, lên trung ương hết lần này đến lần khác nhưng không có kết quả. Dân chúng tôi nghèo lắm, bỏ công bỏ việc để đi đấu tranh thế này không ai muốn cả, nhưng vì con cháu nên chúng tôi phải bảo vệ đất đai của mình.”

Không chỉ mất đất sản xuất, mất mồ mả, đã có người mất mạng kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép cho hoạt động khai thác khoáng sản ở Đông Khê. Bà Lý Thị Bích Ngọc có đứa con trai tên Nguyễn Văn Chiến ra bờ sông Chảy để bơi nhưng do đất ven sông bị các tàu cát hút lở, thằng bé vừa bước xuống thì đất sụt và bị rơi vào đúng hố sâu nơi tàu cát đang hút dẫn đến tử vong.

“Kể từ khi UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép, hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra suốt ngày đêm, chúng tôi đấu tranh, khiếu nại quá nhiều rồi, nhưng kết quả là bị chính quyền bác bỏ, xã hội đen đe dọa”, ông Phùng Văn Thiệp nói.  

Báo Nông Nghiệp kể thêm rằng trong đơn cầu cứu gửi các cơ quan chức năng, người dân Đông Khê khẳng định, họ đã khiếu nại nhiều lần về quyết định cấp phép của UBND tỉnh Phú Thọ để doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên địa bàn gây ra hàng loạt những hệ lụy mất đất, mất mồ mả tổ tiên và yêu cầu làm rõ “thủ phạm”, tuy nhiên, cả phía chính quyền lẫn doanh nghiệp đều có những động thái bất chấp nguyện vọng chính đáng của dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chính quyền CSVN đã lạm dụng quá đáng Điều 117 của Bộ Luật Hình Sự năm 2015 để đàn áp những nhà bất đồng chính kiến, mà trường hợp mới nhất là việc bà Nguyễn Thúy Hạnh đã bị công an Hà Nội bắt giam vào tối ngày 7 tháng 4 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư.
Quốc Hội Việt Nam hôm Thứ Hai, 5 tháng 4 năm 2021, đã bỏ phiếu bầu Phạm Minh Chính, thành viên của đảng Cộng Sản với quá khứ là một viên chức công an, làm thủ tướng kế tiếp, theo bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai. Thủ Tướng mãn nhiệm Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm tân chủ tịch nước.
Nhà báo Nguyễn Hoài Nam, người chuyên viết bài phơi trần tình trạng tham nhũng của giới cầm quyền trong nước, đã bị bắt giam, với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 3 tháng 4 năm 2021.
Người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã bắt đầu đợt tuyệt thực mới được 42 ngày để đòi trả tự do cho ông theo đúng luật pháp nhà nước CSVN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 2 tháng 4 năm 2021.
Trong báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Antony Blinken đã tố cáo chính quyền độc tài CSVN đã sử dụng internet để theo dõi, quấy rối người dân Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 3 năm 2021.
Chỉ vì đăng tải các bài viết chỉ trích bồi thường đất đai bất công trên Facebook mà ông Lê Văn Hải đã bị tòa án tỉnh Bình Định kết án 4 năm tù ở, với tội danh “Lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 3 năm 2021.
Ba người, gồm Nguyễn Thị Cẩm Thúy, Ngô Thị Hà Phương, và Lê Viết Hòa đã bị tòa án CSVN tại tỉnh Khánh Hòa kết án tù tổng cộng 21 năm vì tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền các thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan tin hôm 30 tháng 3 năm 2021.
Lại có thêm một Facebooker, ông Vũ Tiến Chi, bị kết án tù 10 năm chỉ vì tội danh do tòa án CSVN tại tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, gán cho ông là “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 30 tháng 3 năm 2021.
Khi người dân tự ra ứng cử vào quốc hội mà bị trù dập và bị bắt bỏ tù thì đó là một bằng chứng không thể chối cãi rằng trong đất nước đó không có tự do và dân chủ, đó là trường hợp của ông Lê Trọng Hùng, người đã tự ra ứng cử vào quốc hội nhưng đã bị công an bắt giam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 27 tháng 3 năm 2021.
Để tiếp tay với chương trình bác ái xã hội Vinh Sơn với sứ vụ cao quý nầy, vào ngày 20 tháng 3 năm 2021 vừa qua, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến tiếp giúp cho gần 200 trẻ mồ côi tại Kontum.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.