Mọi hy vọng, dù là hy vọng mong manh rằng CSVN sẽ nói một phần, dù chỉ một phần nhỏ thôi, đối với tôn giáo, chỉ là hy vọng hão huyền. Có thể vì tình hình đặc biệt nhứt thời, khó khăn trước mắt, CSVN đổi chiến thuật, duy chiến lược, chính sách căn bản vẫn tiến hành. Đó là diệt đạo bằng mọi cách. Cách gì - dù tàn bạo, bá đạo nhứt vẫn làm miễn là diệt tôn giáo. Cứu cánh biện minh cho phương tiện là triết lý đấu tranh của Cộng sản.
Thực vậy, từ ngày kiến nghị đòi tự do hành đạo do bốn vị đại diện tôn giáo đồng ký gởi CS Hànội; bốn vị nầy chịu đựng vô vàn áp lực, khủng bố mọi hình thức. Từ việc tổ chức vụ chẹt xe Honda, cắt điện thoại, bao vây nhà, hăm dọa các chức sắc trong hệ thống đến lập tòa án nhân dân địa phương đấu tố, CSVN không từ bỏ một cơ hội, một hành vi khủng bố đen, trắng, xám nào cả.
Đối với lãnh đạo có uy tín mà đã thế thì số tín hữu, ắt hẳn, sự khủng bố phải thô bạo, và phổ biến hơn. Sở dĩ các lễ đạo lớn, CSVN ngăn cấm không được vì tức nước vỡ bờ của người có tín ngưỡng hơn là vì chính sách nới rộng. Be bờ diện là vô kế khả thi; CSVN be bờ diểm, tức là, hướng tín hữu đi lễ đạo nơi cơ sở tôn giáo do họ kiểm soát được, các cơ sở tôn giáo mà đồng bào trong nước gọi là “giáo hội quốc doanh” để khôi hài.
Khác với quan niệm dân chủ về tương quan tôn giáo và chánh quyền, “Trả lại Chúa những gì thuộc Chúa; Trả lại César những gì thuộc César; Thần quyền và thế quyền phân lập;” CSVN rặt nòi kiểu Staline, muốn lấy chủ nghĩa Cộng sản làm giáo lý, đảng làm giáo hội, cán bộ làm tăng lữ để nắm xác lẫn hồn người dân. CSVN vì vậy không thể chấp nhận một tập thể quần chúng có tổ chức nào trong xã hội do họ thống trị. Đó là thực tế hoàn toàn, không phải lý luận suông. Thực tế ấy đã chứng minh ở khắp các nước Cộng sản đã mất hay còn trên thế giới.
Tuy nhiên cũng không ít người vẫn còn nhìn chính sách tôn giáo của Cộng sản, sâu sắc nhất là CS kiểu Staline như Việt Nam - bằng con mắt dân chủ tự do, thế quyền và thần quyền phân lập, cộng sinh, cộng tồn. Xin các nhà lý luận không tưởng ấy về Việt Nam, thử đi nhà thờ, chùa, thánh thất vài lần -”đi thực tế” - (nói theo kiểu CSVN) sẽ rõ. Làm sao cộng tồn, cộng sinh được khi CS cầm quyền, giành quyền cho hay không cho bổ nhiệm chức sắc. Làm sao tôn giáo sống còn khi CS chỉ cho bổ nhiệm người của CS hay cảm tình với CSVN" Nếu bổ nhiệm theo sự đồng ý của CSVN, giáo hội chỉ còn là ốc mượn hồn, cua sống gửi mà thôi. Phân lập cái gì khi CS đòi quyền chỉ huy chuyện của các giáo hội, nhất là chuyện về con người lãnh đạo" Nói cho cùng, thì CSVN có nhìn vấn đề bằng góc độ cộng tồn, cộng sinh đâu! Họ quyết liệt hơn, “Đạo còn, Đảng mất; hoặc Đạo mất, Đảng còn.” Vấn đề của CSVN là chừng nào, làm sao diệt đạo tận gốc mà thôi. Theo tài liệu do một Giáo sư Đại học Mỹ công bố, kế hoạch diệt tận gốc PGHH là 15 năm.
Nhưng chuyện đạo là chuyện thiêng liêng. Còn nhân nguyện là chuyện con người. Thay vì 15 năm theo kế hoạch, CSVN sẽ “dứt điểm”, diệt tận gốc PGHH, PGHH sau 15 năm chẳng những còn đó, mà trưởng thành hơn, đoàn kết hơn, quyết tâm hơn sau hai thập niên pháp nạn. Dù ở hải ngoại do môi trường dân chủ tự do Tây Phương, có có vài tiếng nói khác nhau về cách bảo vệ đạo pháp, mẫu số chung vẫn là “một đời một đạo đến ngày chung thân”. Tinh thần bảo vệ đạo pháp trong nước lại mạnh, thuần nhứt hơn.
Công giáo, tín hữu ngày càng đông hơn. Lễ nhà thờ dù bị rỉ tai ngăn cấm ngày càng đều, dông hơn.
Phật giáo, dù quản thúc người lãnh đạo chính thống, đưa “sư quốc doanh lên”, hệ thống giáo hội vẫn thậm thâm vi diệu, ngàn năm vẫn còn.
Đó là thiên lý. Đó là sức mạnh thiêng liêng che chở cho tôn giáo trước cường quyền áp bức CSVN. Và tôn giáo nói chung, tại VN sẽ như Ky-tô-giáo trong Đế quốc La Mã đã sống còn, đã phát triển tăng trưởng trên sự suy tàn của đế quốc.