Hôm nay,  

Vn Lại Ca Điệp Khúc Cải Tổ, Các Nước Cấp Viện Nghi Ngờ

14/06/199900:00:00(Xem: 6256)
HÀ NỘI (Reuter).- Thứ ba nầy Việt nam sẽ lại nói với các quốc gia viện trợ rằng sự giúp đỡ của quốc tế rất là thiết yếu cho việc đẩy mạnh sự tăng trưởng của nền kinh tế đang trì trệ của họ.
Các nhà phân tích tình hình cho rằng đây không phải là một điệp khúc mới, nhưng các quốc gia viện trợ và đầu tư ngoại quốc đã mất hết kiên nhẫn vì Hà nội dường như đã thụt lùi trong các hứa hẹn cải tổ kinh tế và chính trị của mình.
Các nhà phân tích đó cũng cho rằng các quốc gia viện trợ vẫn muốn giúp đỡ quốc gia có 79 triệu dân nầy tiến sâu vào thế giới mới, có kẻ sẽ đưa ra một lời phản đối chung.
Một nhà ngoại giao Tây phương nói: “Mỗi năm đều như thế. Họ nói họ hoan nghênh mọi sự giúp đỡ. Chúng ta hỏi thế thì các sự cải tổ như thế nào" Họ trả lời chắc chắn là phải có, và chúng ta hỏi bao giờ"”
Như là dấu hiệu của sụ bất mãn đó, tuần rồi, ông Wolfgang Erck, đại sứ Đức ở Hà nội, bất chấp lễ nghi ngoại giao, đã chỉ trích mạnh mẽ điều mà ông xem như một chế độ cố chấp và thủ cựu.

Ông Erck nói lên những lo ngại của ông về nhân quyền và nói rằng sự viện trợ cho Việt nam sẽ bị liên lụy nếu Hà nội không tiến hành các sự cải tổ và bải bỏ các chướng ngại của nền kinh tế thị trường. Ông nói: “Tôi có cảm tưởng rằng hiện nay có ít sự dung thứ hơn, có nhiều sự hạn chế hơn đối với báo chí và cộng đồng tôn giáo và chúng tôi còn lo ngại trong các lãnh vực khác nữa, ví dụ như... tù nhân chính trị”.
Những lời bình luận của ông đã gây ra bão tố. Nhưng một nhà ngoại giao Âu châu nói: “Ông Erck được tất cả những nhà ngoại giao chúng tôi đồng ý. Ông ta can đảm và không như thường lệ nhưng nhiều người nghĩ rằng những sự nhận xét như thế đôi khi tốt hơn là những cuộc đối thoại âm thầm.”
Hôm thứ hai, trước hội nghị với các quốc gia viện trợ một ngày, chính quyền cộng sản sẽ gặp các nhà đầu tư ngoại quốc để xem chính phủ Hà nội cam kết thế nào để cải thiện bầu không khí kinh doanh ở Việt nam.
Hai cuộc hội nghị nầy đều được tổ chức tại Hải phòng và do một tổ chức của Ngân Hàng Thế giới bảo trợ. Không có quốc gia nào dự liệu viện trợ mới cho Việt nam.
Từ năm 1993, Việt nam yêu cầu được viện trợ 13.1 tỷ, nhưng vì VN chậm trễ trong việc cải tổ nên các quốc gia viện trợ đặt thêm điều kiện cho những sự viện trợ mới của họ.
Các lãnh vực mà các quốc gia viện trợ lo ngại nhứt là về các xí nghiệp quốc doanh, sự đối xử khác biệt trong các qui định kinh doanh và các ngân hàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.