Hôm nay,  

Nguy Cơ Trì Trệ Đông Á

8/17/200400:00:00(View: 5107)
Hôm Thứ Hai giá dầu thô thị trường kỳ hạn tại New York lên gần 47 Mỹ kim, chưa đầy một tuần sau khi hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ nâng lãi suất 25 điểm. Dự báo sẽ nhiều bất lợi cho kinh tế Đông Á.
Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa Ông giải thích với đài RFA như sau.
Hỏi: Thưa ông, giá dầu thô trên thị trường giao dịch New York đã lên quá 45 đồng một thùng và hôm qua, giá dầu thô của hạn kỳ tháng Chín đã vượt mức kỷ lục kể từ 21 năm nay, là khi có thị trường kỳ hạn ở New York. Vì sao lại có đột biến giá cả này"
-- Ta có đầy đủ yếu tố bất lợi nhất làm dầu thô tăng vọt. Về cung cầu thì số cầu đã tăng mạnh, nhất là tại Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong khi số cung đang lên tới mức tối đa. Đã vậy, bất ổn tại các nước sản xuất hàng đầu, như Saudi Arabia, Iraq, Liên bang Nga và Venezuela, cũng gây tâm lý ưu lo cho thị trường. Ngoài ra, trong cảnh bất an và khi lãi suất tại Hoa Kỳ còn thấp, nhiều quỹ đầu tư đối xung, gọi là "hedge funds", cũng nhân đó đầu cơ để tránh rủi ro. Hậu quả chung cuộc làm dầu thô tăng giá. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng này khó kéo dài, trong tương lai trung hạn thì giá dầu sẽ giảm, tới khoảng 30-35 đô la một thùng, nhưng khó sụt đến mức 20-25 đô la, vì cơ bản vẫn là tình trạng cung cầu, giá trên 30 đó cũng đã là bất lợi cho các nước tiêu thụ.
Hỏi: Trên diễn đàn này, ông đã dự đoán là Đông Á sẽ phải đối diện với ba yếu tố mới là dầu thô, lãi suất và trị giá Mỹ kim đều sẽ tăng so với mấy năm qua. Sau khi đã tăng 25 điểm vào cuối tháng Sáu, hôm Thứ Ba, hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ còn nâng lãi suất thêm 25 điểm, điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Đông Á"
-- Vì nạn suy trầm lẫn khủng bố tại Hoa Kỳ, xảy ra cùng lúc hai khối kinh tế thứ nhì và thứ ba thế giới sau kinh tế Mỹ là Nhật Bản và Âu châu cũng đều bị đình trệ, trong mấy năm qua, Hoa Kỳ đã giảm lãi suất đến mức thấp nhất, kể từ hơn 40 năm qua. So với lạm phát thì lãi suất thực tế tại Mỹ có lúc mấp mé số không. Nghĩa là đi vay rất có lời. Hậu quả là tiền Mỹ rẻ khiến nhiều nước Đông Á thấy làm ăn dễ dàng, thậm chí còn tung tiền ra đầu cơ về địa ốc hoặc đầu tư vào những dự án rất ít giá trị kinh doanh. Trường hợp tiêu biểu nhất là Trung Quốc, lúc đó lại vừa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Niềm lạc quan của giới đầu tư lẫn chính quyền đã thổi lên một trái bóng đầu cơ tại Hoa Lục và trái bóng đó phải có lúc bể. Nhưng, trong mấy năm thịnh vượng này, toàn cõi Đông Á đã hồ hởi với hy vọng đầu tư vào Hoa Lục hay xuất cảng vào Trung Quốc. Nhiều nước Đông Á còn phóng tay công chi, làm cho ngân sách bị khiếm hụt, nhà nước phải đi vay và trả tiền lời. Giờ đây, khi kinh tế Hoa Lục nóng máy và phải hãm đà tăng trưởng thì sự chuyển dịch ngược của lãi suất tại Mỹ sẽ gây sóng gió cho cả Trung Quốc lẫn Đông Á ngoài Nhật Bản.
Hỏi: Xin ông giải thích cho mối quan hệ giữa lãi suất tại Mỹ và việc làm ăn ở Đông Á.
-- Hãy tưởng tượng là luồng tư bản, nghĩa là tiền tài, cũng chảy như nước và chảy vào nơi nào có triển vọng sinh lời cao nhất. Khi lãi suất Mỹ tăng thì tiền bạc sẽ chảy về thị trường Hoa Kỳ để có phân lời cao hơn. Muốn tư bản khỏi rút chạy khỏi thị trường của mình, các xứ Đông Á tất nhiên phải nâng lãi suất, để giữ tiền ở lại. Như vậy, lãi suất Mỹ càng tăng thì các ngân hàng trung ương Đông Á càng gặp áp lực phải nâng lãi suất của họ, và tiền lời của công trái vì vậy cũng thành đắt hơn. Đấy là bài toán lưỡng nan cho Đông Á ngày nay, vì nâng lãi suất là làm cho mọi thứ thành đắt đỏ hơn, nôm na là gây cản trở cho sản xuất, là đánh sụt tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khổ nỗi là kinh tế Đông Á lại quá lệ thuộc vào hai đầu máy nhập cảng là Hoa Kỳ và Trung Quốc, và quá lệ thuộc vào năng lượng nhập cảng là dầu thô. Lãi suất và dầu thô cùng tăng thì Đông Á bị kẹt. Đấy là lý do khiến cho sau khi lãi suất Mỹ tăng hai đợt, các ngân hàng trung ương Đông Á chưa dám nhúc nhích, thậm chí Nam Hàn không nâng mà còn hạ lãi suất. Tin tuần qua tại Mỹ, là số nhân công tuyển dụng thêm trong tháng Bảy chỉ có 32.000 thay vì 200.000 như mọi người dự trù càng làm các xứ Đông Á lo sợ là kinh tế Mỹ vừa hồi phục sẽ lại bị đình trệ, nghĩa là sẽ nhập khẩu ít hơn. Vì vậy, ngược với sự lạc quan vào đầu năm, các định chế tài chính quốc tế, thí dụ như Ngân hàng Phát triển Á châu, bắt đầu điều chỉnh lại dự đoán về triển vọng kinh tế Đông Á, theo chiều hướng thấp hơn.
Hỏi: Như vậy, dầu thô, lãi suất, đình trệ kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là những mối lo cho các nước Đông Á"

-- Từ cuối năm ngoái, khi thiên hạ còn lạc quan về kinh tế Trung Quốc thì lãnh đạo xứ này đã sợ và muốn hạ cánh an toàn, nghĩa là hãm đà tăng trưởng một cách tiệm tiến, nhẹ nhàng. Cho đến nay, họ chưa thành công vì đà tăng truởng vẫn còn cao, rủi ro của một vụ hạ cánh nặng nề còn gia tăng, lên tới cao điểm vào năm tới. Kinh tế Hoa Lục lại là thị trường xuất cảng lớn của Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan. Khi kinh tế xứ này bị đình trệ, thậm chí bị khủng hoảng, là điều vẫn có thể xảy ra, các xứ Đông Á sẽ bị tổn thất nặng. Hoa Kỳ là cái phao cấp cứu thì cũng chưa có dấu hiệu bộc phát mạnh, chưa kể là trong năm tranh cử, áp lực bảo hộ mậu dịch lại gia tăng mạnh từ phía đảng Dân chủ làm các nước đều lo là việc bán hàng vào Mỹ có thể bị trở ngại. Trong khi đó, lãi suất Mỹ sẽ chậm rãi tăng, kể từ năm tới trở đi, để trở lại một bức bình thường, vào khoảng 3% thay vì có 1,5% như ngày nay. Còn dầu hỏa thì vẫn chưa có triển vọng sút giảm. Trong tương lai trung hạn, tức là trong vài ba năm tới, dầu thô vẫn ở trên mức 30 đồng. Kinh tế Đông Á trong năm 2005 vì vậy có nhiều nguy cơ vừa bị trì trệ, suy trầm, vừa bị lạm phát, một hiện tượng quái ác, gọi là stagflation, mà ta có thể tạm dịch là "trì-phát". Từ vụ khủng hoảng bùng nổ vào tháng Bảy năm 1997, lần này, Đông Á lại gặp một rủi ro tương tự, có thể nhẹ hơn, nhưng không phải là không đáng lo.
Hỏi: Thưa ông vì sao mà sau một vụ khủng hoảng nặng nề vào năm 1997 nay Đông Á lại để xảy ra một nguy cơ tương tự"
-- Tôi thiển nghĩ là câu trả lời phải gồm có ba phần. Thứ nhất là kinh tế thế giới vẫn chưa ra khỏi một thất quân bình đầy rủi ro là các nước Đông Á cứ cố thắt lưng buộc bụng để xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Dân chúng Á châu nhịn ăn bán hàng cho Mỹ và để bị lệ thuộc quá nặng vào sức tiêu thụ của thị trường này. Khi Hoa Kỳ bị suy trầm kinh tế, lãnh thổ bị khủng bố, phải mở cuộc chiến tranh và dầu thô tăng giá lại đánh sụt tốc độ hồi phục. Ngần ấy yếu tố tất nhiên tác động vào sức sản xuất và lợi tức của Á châu. Thứ hai, dù đã bị khủng hoảng, các nước Đông Á vẫn chưa rút tỉa được bài học trước, tiếp tục lấy xuất khẩu làm đầu máy tăng trưởng và còn tìm ra cơ hội xuất khẩu mới là thị trường Trung Quốc. Thứ ba, các nước Đông Á không ra sức phát triển thị trường nội địa một cách bền vững và lâu dài. Năm nay, nhiều nước lại có bầu cử và chính quyền gia tăng công chi, nôm na là bơm tiền vào các chương trình đắc nhân tâm để lấy lòng cử tri. Kết cục là khi lãi suất tăng, kinh tế và xuất khẩu trì trệ là ngân sách bị bội chi, dự án bị đình hoãn, sức mua của đại đa số dân chúng sút giảm, không thể bù được vào thiếu hụt về xuất cảng, nguy cơ suy trầm vì vậy càng dễ xảy ra.
Hỏi: Ông đang nói về kinh nghiệm xử lý khủng hoảng rất kém tại Đông Á"
-- Tôi nghĩ rằng vấn đề này không đặc thù của Đông Á, ngoài chuyện các nước ở đấy cứ lấy xuất cảng là nguồn sống. Cơn chấn động hiện nay về dầu khí cho Mỹ và nhiều xứ khác cũng có thể minh hoạ cho tình trạng ấy. Khi kinh tế bị khủng hoảng hoặc sa sút, khi dầu thô khan hiếm hoặc tăng giá, nước nào cũng tung ra biện pháp cải cách. Nhờ đó, sản xuất có thể tăng, giá dầu có thể hạ, và thấy như vậy là được rồi, người ta bắt đầu chủ quan giải đãi và buông bỏ việc cải cách, thậm chí phạm vào sai lầm cũ, làm cho kinh tế sa sút, và lúc đó khủng hoảng càng có nguy cơ bùng nổ. Trường hợp đó đã xảy ra cho Nhật Bản từ 1990, cho Nam Hàn sau vụ khủng hoảng 97. Trường hợp đó cũng xảy ra cho Hoa Kỳ trong kế sách về năng lượng từ ba chục năm nay. Mỗi khi dầu thô tăng giá làm kinh tế suy trầm, người Mỹ lại bảo nhau phải tự túc về năng lượng thế rồi mọi sự vẫn đâu vào đấy vì vừa muốn đi xe to xăng rẻ, lại không muốn khai thác dầu thô hay biến chế xăng dầu trong nước vì sợ ô nhiễm môi sinh. Sự tham gia của các chính khách mị dân càng làm vấn đề thêm lệch lạc và cải cách bị buông rơi.
Hỏi: Câu hỏi cuối, ta cùng trở lại Việt Nam, ông nghĩ sao về việc cải cách ở đây"
-- Cũng theo đúng quy luật cải cách nửa vời đó. Khi bị khủng hoảng thì bắt đầu giải tỏa sự kiểm soát phi lý của nhà nước, đến khi thấy kinh tế tăng trưởng thì nhà nước tưởng rằng đấy là công lao sáng tạo của mình và lại sợ mất phần hay mất quyền nên hãm đà cải cách. Hệ thống tài chính và ngân hàng vì vậy vẫn bấp bênh; tham nhũng vẫn là quốc nạn; doanh nghiệp nhà nước dù mục nát vẫn là khu vực xương sống của kinh tế; môi sinh bị ô nhiễm nặng thì lại tìm ra lý do chạy tội là chất độc da cam, nhất là khi được luật sư Mỹ xúi dại. Năm 2005 vì vậy sẽ là một năm đầy sóng gió cho Việt Nam, đà tăng trưởng bị sút giảm, lạm phát vì đủ mọi lý do sẽ hoành hành, và thị trường nội địa vẫn chưa kịp lên để giảm bớt những chấn động vì thị trường bên ngoài. Niềm an ủi cho lãnh đạo xứ này là lần này, họ đã giàu có hơn xưa, nên bão tố có nổi lên, họ vẫn có nơi ký thác tài sản có vẻ an toàn nhất, là thị trường Mỹ. Nghĩa là loay hoay mãi thì vẫn lại lệ thuộc vào Hoa Kỳ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
ANKARA - Bộ trưởng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar loan báo trong ngày 21/11: đang thảo luận với Nga cách giải quyết sự hiện diện của YPG là dân quân của phe thiểu số Kurd tại Syria theo thỏa thuận với Nga.
JERUSALEM - Bộ trưởng tư pháp Israel chính thức loan báo truy tố Thủ Tướng Netanyahu tội tham nhũng.
BEIRUT - TT Michael Aoun loan báo hôm 21/11: công điện của TT Trump cho hay Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đáp ứng các nhu cầu của công dân.
BEIJING - Giới chức thương mại Trung Cộng bác bỏ các tin đồn, và khẳng định thương lượng mậu dịch với Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn để cùng tìm giải pháp.
Bangkok - Đức Giáo Hoàng Francis dẫn đầu đoàn người hàng chục ngàn tín hữu đầy cảm xúc ngồi chật cứng tại sân vận động ở thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm Thứ Năm, kêu gọi tôn trọng gái mại dâm và nạn nhân buôn người tại một phần của thế giới, nơi mại dâm tràn lan.
DETROIT - Đến nơi theo tin mật báo về kẻ trộm xâm nhập tư gia, 2 cảnh sát của thành phố Detroit đã bị trúng đạn, 1 chết 1 bị thương trong ngày Thứ Tư 20/11.
WASHINGTON - Một chiếc xe Mercedes tình nghi đang tìm cách đi vào khu vực cấm của Bạch Ốc đã bị Mật Vụ nghênh cản lúc 6 giờ sáng Thứ Năm 21/11.
WASHINGTON - Bà Nikkei Haley làm việc cho nội các Trump 2 năm, ở vai trò đại diện thường trực tại LHQ, từng tỏ ra nghiêm khắc với Nga hơn cả thượng cấp.
WASHINGTON - Trong nỗ lực củng cố lực lượng hậu thuẫn chống lại cuộc điều tra luận tội đang tiếp diễn gay cấn, TT Trump mời 10 nghị sĩ cùng đảng CH ăn trưa tại Bạch Ốc ngày 21-11, gồm các nghị sĩ Mitt Romey và Susan Collins.
WASHINGTON - Nữ TNS Elizabeth Warren - dự ứng viên tổng thống Dân Chủ đã lên tiếng phê bình hôm 21/11: chủ nhân Facebook Mark Zuckerberg có hẹn mật để ăn trưa với TT Trump trong tháng qua là mưu định làm thân với chủ nhân Bạch Ốc đơn giản vì “ý định hư hỏng”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.