Hôm nay,  

Phật Giáo, Đạo Và Đời

9/29/200700:00:00(View: 4028)

Tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi của Phật Giáo vì đạo vì đời  đã thể hiện qua cuộc biểu tình  chống nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện. Cuộc biểu tình 10 ngàn tăng ni, Phật tử ở Miến Điện vào ngày Thứ Bảy 22 tháng 9, năm 2007 đi ngang nhà Bà Aung San Suu Kyi  bị  quản  thúc; sự xuất hiện của Bà Aung San Suu Kyi  tự động  ra cổng  cung kính xá chào đã tạo thành  biểu tượng của sự  liên kết các cuộc biểu tình của Phật Giáo với cuộc đấu tranh cho tư do, dân chủ. 

Tình hình chánh trị Miến Điện  ngày càng căng thẳng với các cuộc biểu tình của tăng ni, Phật tử chống chánh quyền quân phiệt. Ngày thứ  Bảy 22 tháng Chín,  10 ngàn người biểu tình, đi qua nhà Bà Aung San Suu Kyi đang bị quản thúc.  Người phu nữ Miến Điện được  dân bầu lên chấp chánh mà các tướng lãnh không bàn giao, được giải  Nobel không đi lãnh được,  sau 4  năm  bị bó buộc xa vắng  quí vị lãnh đạo tinh thần và đồng bào Phật tử ra khỏi nhà. Bà cảm động xá  chào hai hàng lệ nhỏ.  Tăng ni, Phật tử  mắt ứa lệ. Miệng  lâm râm cầu nguyện, chân đều bước hành thiền. Ngày Chủ Nhựt 23, 20 ngàn người biểu tình, nhà cầm quyền chận không cho đi qua. Ngày Thứ Hai , 100 ngàn người biểu tình, đi dài 5 dăm, suốt 5 tiếng đồng hồ,  đi qua Bộ Quốc Phòng, phản đối.  Đây là những cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện lớn nhứt từ khi các tướng lãnh ra lịnh tàn sát đoàn biểu tình năm 1988, làm chết 3 ngàn người trong đó có rất nhiều tăng ni Phật Giáo.

Tổng hợp tin tức nhiều nguồn  nhận thấy. Trước khi nhà cấm quyền quân phiệt thiết quân luật và trấn áp, biểu tình có tăng, chớ không có giảm.  Càng ngày dân chúng càng tham dự, như trong cuộc biểu tình ngày Thứ Hai, dân chúng đi xung quanh đoàn biểu tình, tay nắm tay thành một vòng đai bảo vệ tăng ni. Thành phần ưu tú của xã hội Miến Điện dấn thân vào. Nữ minh tinh màn bạc nổi danh của Miến Điện đã lập tổ chức yểm trợ , công khai tuyên bố sẽ  hết lòng yểm trợ phương tiện cho Liên Minh, Hầu hết các dân biểu được dân bầu vào Quốc Hội nhà cầm quyền không cho Quốc Hội họp  đều có mặt trong cuộc biểu tình. Tăng  sĩ  đa số là thành phần trẻ và nhiều ni sư lãnh đạo cuộc biểu tình. Sinh viên tham gia quyết liệt, cuộc biểu tình lớn nhứt 100 ngàn người xuất phát từ  chùa đại học Phật Giáo.

Trong khi thiết quân luật và trấn áp, biểu tình vẫn còn. Dù tăng sĩ bị cô lập, nhưng cũng cố gắng thoát vòng vây ra biểu tình. Biểu tình hàng ngàn người, thành phần dân chúng đông hơn. Công an bắt tăng sĩ, người dân ngăn cản, không cho đưa lên xe. Ba tiếng đồng hồ giải tán lại có cuộc biểu tình khác. Dân chúng tham gia tích cực hơn lúc chưa thiết quân luật và trấn áp.

Đề tài biểu tình  càng ngày càng đi sát với chánh nghĩa tư do, dân chủ. Cuộc biểu tình ban đầu là phản đối nhà cầm quyền tăng giá  hơi đốt 5 lần, xăng hai ba lần. Kế đó biểu tình chống nhà cầm quyền bắt bớ và hành hung một số tăng ni. Và tiến đến biểu tình ủng hộ  biểu tượng  kiên cường đấu tranh cho tư do, dân chủ của Miến Điện là Bà Aung San Suu Kyi' được dân chúng bầu lên mà các tướng lãnh không bàn giao chánh quyền, còn bắt bớ, giam cầm, quản thúc hàng chục năm sau đó.

Phật Giáo trên thực tế được đa số áp đảo người Miến Điện xem như quốc giáo. Tăng ni được xem là giới lãnh đạo tinh thần với đầy đủ ý nghĩa đời và đạo của danh từ ấy. Người dân  đa số là Phật Tử xem nhiệm vụ cúng dường như một nghĩa vụ thiêng liêng. Khi nhà cầm quyền nghe Phật Giáo không chấp nhận sự cúng dường của quân đội, thì các tướng lãnh thả ngay các tăng bị biểu tình bị bắt, và giúp đỡ cho một số chùa để lấy lòng. Nhưng không làm dịu được phong trào biểu tình.  Dân chúng bắt đầu bớt sợ, nỗi sợ  mà nhà cầm quyền độc tài đã làm người Miến Điện tê cóng. Dân chúng ban đầu đứng nhìn tăng ni biểu tình, ngưỡng mộ đến  ủng hộ hoan hô, đã đi đến tham gia, bao quanh tăng ni để bảo vệ, và che chở tăng ni trước sự bắt bớ của công an. Hình ảnh  quân đội bắn tàn sát người biểu tình năm 1988 vẫn còn trong ký ức, nhưng đã mờ dần trước gương đại hùng, đại lực, đại từ bi để cứu khổ quốc nạn của Phật Giáo, làm cho người dân Miến Điện lấy lại lòng can đảm dần.

Không biết vô tình hay cố ý, do khôn ngoan chánh trị, Phật Giáo đã để cho tăng ni trẻ đóng vai trò hàng đầu trong việc tổ chức biểu tình để tránh cái khó xử cho những vị lớn tuổi muốn hay không muốn cũng đã ân nghĩa nhiều với nhà cầm quyền quân phiệt.

Nhà cầm quyền quân phiệt đã tỏ ra lúng túng thấy rõ. Họ không bao giờ tưởng có một hiện tượng nhân dân  và tôn giáo như thế này. Miến Điện là đất nước, Phật Giáo được xem là quốc giáo. Tăng lữ rất được kính trọng. Trấn áp tăng lữ là châm ngòi phản ứng  nổi dậy của dân chúng đại số là Phật tử. Nhà cầm quyền độc tài quân phiệt thống trị, nếu tỏ ra yếu, dân chúng càng ngày càng tham gia biểu tình càng động, thế lực lật đổ nhà cầm quyền càng mạnh. Và các tướng lãnh quân phiệt đã chọn giải pháp  dễ thường là dở. Đó là dùng võ lực để đàn áp giải tán thay vì dùng chánh trị, đối thoại, thảo luận, thỏa hiệp hòa dịu.

 Cả thế giới kêu gọi nhà cầm quyền tự chế, tìm một giải pháp chánh trị. Chưa thấy một dấu chỉ dàn xếp lạc quan nào. Chỉ thấy trấn áp. Hành động đàn áp, giải tán của nhà cầm quyền quân phiệt mới đây và quyết tâm biểu tình tuy qui mô nhỏ hơn, du kích hơn là qui ước,  của các tăng sĩ và Phật tử đã làm nhiều người lo một cuộc đổ máu lớn xảy ra như năm 1988. Lo ngại người Miến vượt biên giới tỵ nạn quân phiệt qua các nước láng giềng. Lo ngại sự bất lực của cơ quan Liên Hiệp Quốc, nhứt là Hội Đồng Bảo An, nhiệm vụ chánh là bảo vệ an ninh trên thế giới. 

Trở lại VN, CS Hà nội đang mở trong chiến dịch làm tê liệt Phát Giáo VN Thống Nhứt, Viện Hóa Đạo, "bôi bác" HT Quảng Độ, và có thể  sau khi cho một tướng Công An vào "trao đổi", sẽ long trọng "bắt cóc" HT Tăng Thống từ Miền Trung ra Hà nội dự đại hội Phật Giáo VN do Đảng Nhà Nước CS dàn dựng, đặt lên ngôi "Pháp Chủ" cho Giáo hội Phật Giáo  Nhà Nước. Phật Giáo Miến Điện được hoạt động hợp pháp, mà nhà cầm quyền độc tài quân phiệt Miến Điện còn dám trấn áp. Phật Giáo VN Thống Nhứt lâu nay CS không thừa nhận và đánh phá đủ mọi cách, độc tài Cộng sản ở VN  có thể sẽ "thừa thắng xông lên" đánh phá mạnh Phật Giáo VN Thống Nhứt. Nguy hiểm nhứt là lúc chế độ CS Hà nội được thêm lông thêm cánh, được vào làm thành viên không thường trực Hội Đồng An Ninh Quốc gia, trong tháng 10 này đây. Kinh nghiệm cho thấy sau khi vào dược WTO, CS Hà nội mở cả một chiến dịch đánh phá các nhà hoạt động dân chủ trong nước.

Độc tài CS, độc tài quân phiệt, độc tài khủng bố, độc tài dưới mọi hình thức đều là độc tài. Độc tài quân phiệt Miến Điện đang làm đổ máu ở sân chùa Miến Điện. Được trớn độc tài CS có thể làm đổ máu ở sân chùa VN.

Phật Giáo VN Thống Nhứt có thể lâm nguy trong nước. Cho nên chùa chiền  ở hải ngoại, tại các cộng đồng người Việt ở ba châu,Âu, Mỹ, Úc sắp tới sẽ tổ chức cầu an cho Phật Giáo, cho HT Tăng Thống và HT Viện Trưởng Viện Hóa Đạo trong nước.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.