Hôm nay,  

Liên Hội Nhân Quyền VN ở Thụy Sĩ Vận Động Quốc Tế Bênh Vực Hai Luật Sư Lê Thị Công Nhân Và Nguyễn Văn Đài

28/11/200700:00:00(Xem: 2027)

(Genève - VNN) Theo tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ, khi hay tin nhà cầm quyền CSVN sẽ lập phiên toà xử phúc thẩm hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài tại Hà Nội vào ngày 27-1, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Uỷ ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù thuộc Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, thay mặt Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, cùng nhà báo Nguyễn Lê Nhân Quyền, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ, đã gởi thư khẩn cấp thỉnh cầu bà Micheline Calmy-Rey, Tổng Thống kiêm Ngoại Trưởng Thụy Sĩ can thiệp với nhà cầm quyền Hà Nội, với những yêu sách là phải có sự bảo đảm cho phiên xử phúc thẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, có sự hiện diện của quan sát viên ngoại giao chính phủ Thụy Sĩ tại Việt Nam, đồng thời thúc giục phóng thích tức khắc và vô điều kiện bà Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài cũng như tất cả những người bị giam cầm độc đoán hoặc bị phạt tù bất công và trái phép chỉ vì hành sử quyền tự do phát biểu, tự do báo chí và tự do lập hội. Bản sao bức thư cũng đã được gởi thẳng cho đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam.

Đồng thời, trong ngày 18 tháng 11, Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam đã tiếp xúc với Hiệp Hội Quốc Tế Luật Sư (Union Internationale des Avocats UIA) và Viện Nhân Quyền Luật Sư Âu Châu (Institut des Droits de l' Homme des Avocats Européens IDHAE), trú sở tại Paris, thủ đô Pháp; Viện Nhân Quyền Luật Sư Đoàn Bordeaux, Pháp và Uỷ Ban Tư Pháp Ân Xá Quốc Tế - Pháp.

Qua các cuộc tiếp xúc đó, đã trình bày vụ án tù bất công đối với hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài nói riêng, và chiến dịch trấn áp tàn bạo của nhà nước CHXHCNVN nói chung. Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam đã cung cấp tài liệu liên hệ và yêu cầu các tổ chức luật sư quốc tế can thiệp, với những yêu sách tương tự như đã đề nghị với chính phủ Thụy Sĩ. Liên Hội đã nhận được bản sao các văn thư gởi chính phủ CHXHCNVN, đề ngày 20 tháng 11 của luật sư Hector Diaz-Bastien Lopez, Chủ Tịch Hiệp Hội Quốc Tế Luật Sư; đề ngày 23 tháng 11 của luật sư Bertrand Favreau, Chủ Tịch và luật sư Christophe Pettiti, Tổng Thư Ký Viện Nhân Quyền Luật Sư Âu Châu; cùng với văn thư đề ngày 21 tháng 11 của luật sư Pascal Maurer, Giám Đốc Nhân Quyền và Quyền Biện Hộ của Hiệp Hội Quốc Tế Luật Sư và văn thư đề ngày 23 tháng 11 của nữ luật sư Brigitte Azema-Peyret, Thư Ký Viện Nhân Quyền Luật Sư Đoàn Bordeaux, Pháp và Uỷ Ban Tư Pháp Ân Xá Quốc Tế - Pháp.

Trong phúc đáp thư, những nhà lãnh đạo các tổ chức luật sư quốc tế bày tỏ mối quan tâm đặc biệt về vụ tòa xử phúc thẩm ngày 27-11, và cho biết đang tiến hành sự can thiệp khẩn cấp. Trong văn thư gởi nhà cầm quyền Hà Nội, những tài liệu do Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam cung cấp được khai thác, sử dụng tối đa; những lập luận và yêu sách nêu ra được ghi chép đầy đủ, có thể coi như nguyên vẹn. Cuộc vận động còn tiếp tục.

* Dưới đây là thư của Viện Nhân Quyền Luật Sư Âu Châu gởi Thủ tướng CHXHCNVN (Bản chuyển dịch Việt ngữ từ nguyên văn Pháp ngữ)

INSTITUT DES DROITS DE L'HOMME DES AVOCATS EUROPÉENS IDHAE

VIỆN NHÂN QUYỀN LUẬT SƯ ÂU CHÂU

Trụ sở chính:

4-6 đường de la Boucherie, Lục Xâm Bảo

 Ông Nguyễn Tấn Dũng

Văn phòng Thủ tướng

Hoàng Hoa Thám

Hà Nội

CHXHCNVN

 Ngày 23 tháng 11 năm 2007

Thư và fax + 844 823 1872 (qua bộ Ngoại giao)

Lời Kêu Gọi Khẩn Cấp IDHAE

Tham chiếu: Vụ xét xử lại trước tòa phúc thẩm ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân, hai luật sư Luật Sư Đoàn Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2007.

 Thưa Thủ tướng,

Viện Nhân Quyền Luật Sư Âu châu IDHAE là tổ chức tập hợp hàng ngàn luật sư ở châu Âu và các thành viên sáng lập Viện gồm có các Viện Nhân Quyền của Luật sư Đoàn Paris (Pháp), Luật Sư Đoàn Bruxelles (Bĩ), Luật Sư Đoàn Bordeaux (Pháp), Luật sư Đoàn Ba Lan và Luật Sư Đoàn Rome (Ý). Viện IDHAE đặc biệt chú trọng vào việc can thiệp để bảo vệ những quyền tự do và căn bản của luật sư không giới hạn biên cương ngay khi mà Viện được thông tri về những sự đe dọa hoặc vi phạm những quyền ấy.

Viện IDHAE đại diện cho các hoạt động bênh vực nhân quyền của các Luật Sư Đoàn và các tổ chức hiệp hội luật sư ở châu Âu cũng như tất cả luật sư tự nguyện dấn thân trong một cuộc chiến đấu để bênh vực những quyền căn bản của con người.

Chúng tôi viết thư này cho ông để bày tỏ sự quan ngại sâu xa đối với vụ án thiếu công minh cũng như sự giam cầm độc đoán mà nạn nhân là hai luật sư tín đồ Thiên chúa giáo bênh vực nhân quyền, ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân, hội viên Luật Sư Đoàn Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Đài, 38 tuổi, luật sư ở Hà Nội, là thành viên đồng sáng lập Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam và là khôi nguyên Giải Hellmann/Hammet Tự Do Phát Biểu năm 2007.

Bà Lê Thị Công Nhân, 28 tuổi, hành nghề luật sư tại Hà Nội, là hội viên Luật Sư Đoàn Hà Nội (2003) và Hiệp Hội Luật Sư Quốc Tế UIA (2005), Thư Ký đảm nhiệm Quan Hệ Quốc Tế của Hội Luật Sư Hà Nội. Bà là người Bảo Vệ Nhân Quyền, bao gồm cả quyền của những công nhân không được bảo vệ về mặt pháp luật và an sinh xã hội. Ngoài ra, bà còn là thành viên đảng Thăng Tiến và hội viên danh dự Trung tâm Thụy Sĩ Pháp Thoại thuộc Văn Bút Quốc Tế.

Ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân bị bắt ngày 6 tháng 3 năm 2007 vì viết và phổ biến đặc biệt là trên Internet, những bài tiểu luận và tài liệu, trả lời những cuộc phỏng vấn của giới truyền thông đại chúng ngoại quốc và giảng dạy môn học Nhân Quyền cho sinh viên trong văn phòng luật sư của họ.

Từ năm 2006, cả hai luật sư này thường xuyên bị sách nhiễu. Cũng như từ khi thành lập Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam, hồi tháng 11 năm 2006, ông Nguyễn Văn Đài bị công an bắt trình diện ngày này qua ngày khác để thẩm vấn. Hàng chục nhân viên An ninh bao vây nhà ông từ hôm 14 tháng 11 năm 2006 và dựng lên một tấm biển đề ''Không cho người ngoại quốc vãng lai xâm nhập'' và cấm mọi cuộc thăm viếng.

Cũng vậy, hồi tháng 10 năm 2006, bà Lê Thị Công Nhân bị cấm lên phi cơ khoảng mười lăm phút trước giờ cất cánh để đi Varsovie, nơi bà sẽ tham dự Hội Nghị Quốc Tế về Quyền Lao Động tại Việt Nam.

Từ khi hai luật sư bị bắt giam, ngày 6 tháng 3 năm 2007, họ trở thành nạn nhân của một chiến dịch vu khống mạ lỵ. Chiến dịch này lại càng tăng thêm cường độ sau vụ án. Ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân bị tố cáo như là những kẻ khủng bố rất nguy hiểm cho ''nền an ninh nhà nước'' (CHXHCNVN).

Gia đình, thân nhân họ không được phép thăm viếng vì lý do ''an ninh quốc gia''.

Ngày 11 tháng 5 năm 2007, hai luật sư, hai người bảo vệ Nhân Quyền Việt Nam bị kết án, ông Nguyễn Văn Đài 5 năm tù và 4 năm quản chế, bà Lê Thị Công Nhân 4 năm tù và 3 năm quản chế (quản thúc tại gia và canh chừng nghiêm ngặt thường xuyên).

Chúng tôi chẳng hiểu tại sao các nhà ngoại giao đến từ các thủ đô Tây phương và các phóng viên ngoại quốc không được vào phòng xét xử mà chỉ được quan sát phiên tòa qua sự chuyển vận diễn tiến vụ án trên một máy vô tuyến truyền hình có phẩm chất rất kém đặt bên ngoài phòng xét xử. Theo Pháp Tấn Xã AFP, một lực lượng cảnh sát hùng hậu được huy động bố trí chung quanh tòa án.

Chúng tôi nghĩ rằng toàn bộ các sự kiện không phù hợp với những điều kiện bắt buộc để đảm bảo cho một vụ án công minh mà CHXHCNVN có bổn phận phải tôn trọng chiếu theo những điều nhà nước đó cam kết với quốc tế.

Hôm nay chúng tôi được tin bà Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài vì đã nộp đơn kháng án hợp lệ nên họ phải ra trước tòa phúc thẩm Hà Nội ngày 27 tháng 11 năm 2007. Nghe nói thân mẫu bà Lê Thị Công Nhân có làm đơn xin đích thân bào chữa cho con bà trước tòa phúc thẩm nhưng nhà cầm quyền từ chối.

Vì lẽ ấy, chúng tôi trân trọng yêu cầu rằng vụ án phúc thẩm phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho vụ án công minh như được đảm bảo bởi Điều 14 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CHXHCNVN có bổn phận tuân hành chiếu theo những điều nhà nước đó cam kết với quốc tế.

Chúng tôi yêu cầu hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài được quyền có một phiên tòa phúc thẩm công khai. Các quan sát viên quốc tế phải được vào phòng xét xử và các bị cáo được trợ giúp bởi những người bào chữa độc lập mà họ chọn lựa. Những người đứng ra bênh vực phải được tự do xem xét thật nghiêm xác, tranh biện và phản bác các chứng cớ hoặc sự buộc tội đối với hai bị cáo.

Chúng tôi cũng yêu cầu trả lại tự do, vô điều kiện và trong thời gian ngắn nhứt, cho bà Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài, cũng như cho tất cả những người, đặc biệt là các nhà văn, nhà báo, luật sư và người bảo vệ Nhân Quyền, bị giam cầm độc đoán hoặc kết án tù bất công chỉ vì đã hành sử quyền tự do phát biểu, quyền thành lập và gia nhập hội của họ. Đó là những quyền được đảm bảo bởi chính Hiến pháp CHXHCNVN và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Nhà nước Việt Nam phê chuẩn.

Chúng tôi bày tỏ cho ông mối quan ngại của chúng tôi đối với những sự rủi ro tai hại do những sự đối xử tồi tệ mà bà Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài bị bắt buộc phải gánh chịu. Và chúng tôi yêu cầu ông bảo đảm sức khỏe và sự an ninh của họ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu ông chấm dứt tức khắc sự sách nhiễu nhắm vào bà Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài vì những hoạt động chính trị và nghề nghiệp một cách ôn hòa của họ. Những hành vi sách nhiễu như thế là một sự vi phạm quyền tự do phát biểu cùng quyền thành lập và gia nhập hội của họ. Nhứt là Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CHXHCNVN đã cam kết tuân thủ vì đã phê chuẩn. Điều 19 của Công Ước đòi hỏi cho mọi người được quyền tự do phát biểu, quyền đó bao hàm ''sự tự do sưu tầm, tiếp nhận và phổ biến những thông tin và những tư tưởng, ý kiến đủ loại, bất kể biên cương''.

Mong rằng những điều yêu cầu của chúng tôi được cứu xét nghiêm chỉnh.

 Kính chào ông,

(ký tên)

Bertrand FAVREAU

Chủ Tịch

Christophe PETTITI

Tổng Thư Ký

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.