Hôm nay,  

Chuyển Hóa Dân Chủ

13/03/200700:00:00(Xem: 3386)

Chuyển Hóa Dân Chủ

Để cho Việt Nam hay Trung Quốc có tự do dân chủ vẫn còn là một ước mơ, thành quả từ một cuộc chiến đầy gian nan. Bao  giờ Việt Nam hay Trung Quóc có thể dân chủ" Và sẽ chuyển hóa sang chế độ dân chủ bằng lối đi nào"

Chúng ta lo ngại vì tình hình Hà Nội bố ráp, bắt hàng loạt các nhà hoạt động dân chủ và dự kiến sẽ khởi tố các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, quản thúc Linh Mục Nguyễn Văn Lý, đe dọa bắt thêm nhiều người khác trong đó có kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy... Bao giờ thì nhà nước chấp nhận một bứơc chuyển hóa dân chủ, hay là sẽ chờ đi theo Trung Quốc"

Một điều chúng ta kinh ngạc là khi thấy rất nhiều lãnh tụ CSVN chờ khi về hưu mới nói về khát vọng dân chủ của đồng bào. Có bao giờ họ đã tiếc rằng khi họ nắm quyền, họ đã chưa tận lực để thúc đầy dân chủ" Thí dụ, có bao giờ, ông Nguyễn Tấn Dũng trong 20 năm tới sẽ hối tiếc rằng bây giờ ông đã đàn áp dân chủ, và đã không công khai hay bí mật hỗ trợ dân chủ"

Mới hai tuần trước, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo, nhân vật số 3 của Trung Quốc, trong bài bình luận trên tờ Nhân Dân Nhật Báo đã viết rằng dân chủ sẽ tới khi nào “hệ thống xã hội  trưởng thành” phát triển, nhưng tình hình đó có thể mất tới 100 năm, và Trung Quốc “vẫn còn xa với thời kỳ khởi đầu của chủ nghĩa xã hội. Chúng ta phải gắn bó với cương lĩnh căn bản của đảng về thời kỳ ban đầu của chủ nghĩa xã hội trong 100 năm.” Đó là bản tin của AP, tường thuật bởi ký giả Scott McDonald ngày 27-2-2007.

Tuy nhiên, có một bậc thầy của Ôn Gia Bảo, có thể gọi là hàng sư phụ của sư phụ, đã từng suy nghĩ khác, và vị cựu lãnh tụ CSTQ này sau này đã tiếc rằng khi nắm quyền đã không cương quyết thực thi dân chủ. Đó là ông Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang). Bài của Mark Oneill, trên báo AsiaSentinel ngày 12-3-2007, nhan đề “What China Might Have Been” (Trung Quốc Có Thể Đã Khác) -- link: http://asiasentinel.com/index.php"option=com_content&task=view&id=415&Itemid=31, sẽ ghi lại như sau.

Các suy nghĩ của Triệu Tử Dương, ghi lại trong một cuốn sách mới, chỉ ra viễn kiến của ông về những thay đổi cho Trung Quốc. Vị Tổng Bí Thư bị thanh trừng này đã ủng hộ việc cần có thêm  các cuộc bầu cử, dân chủ trong đảng và tính minh bạch sổ sách.

Nói vọng lên từ đaý mồ, họ Triệu đang kêu gọi thay đổi mạnh mẽ trong Đảng CS, kể cả việc xóa bỏ chức vụ Tổng Bí Thư Đảng, hủy bỏ các chi bộ đảng trong các bộ và các công ty, cho thêm các công đoàn độc lập, và cho bầu cử phổ thông cho tới các cấp thành phố.

Triệu Tử Dương, người từng là Thủ Tướng và Tổng Bí Thư Đảng trong 9 năm tới khi bị thanh trừng sau khi ông từ chối đưa quân thảm sát những người biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989; ông là một hiện thực khó chịu cho Bắc Kinh, một người đổi mới được dân ưa chuộng và bị quản thúc tại gia cho tới khi chết hồi tháng 1-2005.

Từ cõi chết, ông bắt đầu nói lên trong một hồ sơ đáng ghi nhận kể từ năm 1949, từ Trung Quốc đưa ra ngoaì bức màn sắt -- tập sách gồm 300,000 chữ ghi lại các cuộc nói chuyện của họ Triệu từ năm 1991 tới 2004 với một người bạn thân trong khi ông bị quản thúc. Cuốn sách bằng Hoa Ngữ, phát hành tại Hồng Kông tháng này, có tựa đề “Zhao Ziyang: Captive Conversations” (Triệu Tử Dương: Tù Thoại; hay dịch cho đơn giản là ‘Triệu Tử Dương: Nói Chuyện Khi Bị Giam).

Chắc chắn rằng sách này sẽ không được phép in tại Hoa Lục. Nếu các suy nghĩ của họ Triệu được thực hiện, thì Trung Quốc bây giờ đã khác hẳn. Sẽ không thể có một Giang Trạch Dân toàn quyền và sẽ không thể có một Hồ Cẩm Đào bàn tay sắt. Truyền thông sẽ tự do hơn, bầu cử cấp địa phương sẽ là thường lệ, và công nhân sẽ có quyền thương thuyết với ban giám đốc. Đảng CS sẽ vẫn nắm quyền nhưng như là một tổ chức với tính trách nhiệm minh bạch hơn đối với những người dân bị cai trị.

Trong sách ghi lời họ Triệu nói năm 1994: “Đối với Trung Quốc để hiện đại hóa, phải tiến tới nền chính trị dân chủ. Điều này cho tôi một cảm hứng lớn lao. Ở phương Đông, hãy như là Đài Loan hay Nam Hàn, các nứơc đã chuyển từ độc tài sang nền dân chủ đại nghị và đa đảng. Đó là xu hướng bất khả đảo ngược, và không nứơc nào có thể là ngoaị lệ.”

Đó là lần đầu tiên từ khi Đảng CSTQ thánh lập năm 1921 mà một lãnh tụ cao cấp nói thẳng thắn, không kiểm duyệt về cuộc đời ông và suy nghĩ của ông. Điều tuyệt đẹp nữa là, ông Triệu từ chối nhận lỗi, và đó là lý do vì sao những người nối ngôi ông đã giam ông trong một căn nhà ở Bắc Kinh và cắt lìa ông với thế giới.

Các tuyển tập bởi các lãnh tụ đảng trước giờ vẫn được biên tập cẩn thận với các cán bộ kiểm duyệt trước khi in, và được cắt xén cho phù hợp với ý thức hệ chính thống.

Tác giả cuốn sách này là cụ Zong Fengming, 87 tuổi, một đảng viên từ năm 1938 người đã đi lên nắm nhiều cấp lãnh đaọ cao cấp. Từ năm 1991 tới năm 2004, cụ Zong tới thăm họ Triệu hơn 100 lần, đóng vai một vị thầy dạy Khí Công.

Trong khi họ Triệu nói, ông cụ Zong ghi chú và đưa về nhà trứơc khi đưa ra xuất bản bởi tạp chí Kaifang (Mở Cửa) tại Hồng Kông.

Từ khi các lời tâm sự của họ Triệu in lên báo, các điều tra viên của CSTQ đã tới thẩm vấn Zong. Nhưng không rõ họ có quyết định nào về ông cụ Zong.

Trong thời hậu Mao, Triệu Tử Dương là lãnh tụ Trung Quốc quan trọng nhất sau Đặng tiểu Bình, đã đưa ra các đổi mới về nông nghiệp, kỹ nghệ và quyền tư hữu để làm căn bản cho thành công của Trung Quốc 25 năm qua. Họ Đặng và họ Triệu đã làm việc thân nhau cho tới thảm kịch Thiên An Mông 1989.

Họ Đặng lúc đó ủng hộ thiết quân luật và đòi dùng quân sự đàn áp phong trào dân chủ của sinh viên: “Một Đảng Cộng Sản không đàn áp đám đông quần chúng thì chắc chắn không phải là một Đảng CS Mác-xít,” theo lời Đặng nói.

Nhưng họ Triệu chống thiết quân luật và nói đối thoaị là cách duy nhất để kết thúc kình nhau với sinh viên, “Một Đảng CS đàn áp đám đông quần chúng thì chắc chắn không phaỉ là Đảng CS mà nhân dân Trung Quốc mong muốn.”

Sau trận tắm máu, họ Triệu bị ép buộc phải nhận lỗi, bình thường như các lãnh tụ từng bị thanh trừng. Sau khi ông hỏi toàn gia rằng họ có sẵn sàng chịu hậu quả của việc ông từ chối nhận lỗi không, và rồi được toàn gia ủng hộ, họ Triệu tuyên bố không đổi quan điểm.

Và từ đó, họ Triệu bị giam tới ngày chết là 17-1-2005. Là một người bị thanh trừng, các bài viết và hình ảnh cuả ông không bao giờ xuất hiện trên truyền thông nhà nứơc.

Trong sách, họ Triệu nói rằng ân hận lớn nhất trong đời ông là đã không thực hiện cải tổ hệ thống chính trị đề ra bởi họ Đặng, một người ủng hộ họ Triệu mạnh mẽ cho tới mùa xuân Thiên An Môn 1989. Ông noí trong sách, Tôi xin lỗi với nhân dân vì đã để lại quá nhiều việc chưa hoàn thành.”

Trong lời đó, ông muốn nói là việc xóa bỏ chức vụ Tổng Bí Thư Đảng CS và thay thế bằng chức chủ tịch luân phiên nhiệm kỳ một năm bởi các thành viên ban thường vụ Bộ Chính trị. Ông nói là chức này trao quá nhiều quyền cho một người và đã tạo ra việc thần thánh hóa lãnh tụ.

Ông Triệu đề nghị tách rời nhà nứơc ra khỏi đảng, bằng cách xóa bỏ các chi bộ đảng trong các bộ và các công ty, và phải công bố các hồ sơ ngân sách, cũng như hoạt động cuả nhà nứơc.

Họ Triệu nói với cụ Zong vào ngày 30-7-1994, “Đảng có quá nhiều ngành, can thiệp vào nhà nước và các hội đoàn dân sự. Đảng còn can thiệp cả vào mọi phương diện đời sống cá nhân, ngay cả đời tư nữa.”

Họ Triệu cũng đề nghị lập các nông hội và công đoàn độc lập,  cho tự do phát biểu, cho bầu cử trực tiếp các cấp lãnh đạo ở làng xã, huyện và thành phố, và cho thêm dân chủ trong Đảng.

Ông nói Trung Quốc không thể theo hệ thống Mỹ về ba quyền phân lập, mà cũng không thích hợp với đại nghị qúôc hôị kiểu Tây Phương, bởi vì Đảng CS phaỉ nắm quyền lãnh đạo. Nếu đảng thất bại, thì là hỗn loạn và là khoảng trống quyền lực. Nhưng dưới điều kiện đó, “chúng ta phải đa dạng hóa đời sống xã hội, chính trị, kinh tế và cho phép bày tỏ mọi ý kiến dị biệt. Có một ý kiến đơn độc là không còn có thể nữa.”

Họ Triệu hối tiếc rằng ông đã không dùng quyền lực khi nắm quyền, từ năm 1980 tới 989, thời kỳ xã hội ổn định tương đối, trong đó kinh tế tăng tốc nhanh, để thực hiện các chuyển biến như thế.

Sau 1989, phe bảo thủ trong đảng chiến thắng, và nhiều ngàn học giả và cán bộ lãnh đạo thân cận với họ Triệu bị thanh trừng hay phaỉ trốn lưu vong.

Hỗ trợ bởi họ Đặng, phe bảo thủ quyết định rằng cởi mở chính trị và cởi mở truyền thông  sẽ đe dọa sự sống còn của đảng, và đã chọn đường khác mà đi, một chính sách được tăng cường bởi Hồ Cẩm Đào, người trở thành Tổng Bí Thư năm 2002.

Trong Lời Tựa của sách, viết bởi một trong những người ủng hộ họ Triệu triệt để, cựu thư ký của Mao Trạch Đông là Li Rui đã chia sẻ quan điểm về đưa quân đàn áp sinh viên, “Hậu quả cuả quyết định của Đặng Tiểu Bình là tạo ra một nền kinh tế thị trường dầy đặc tham nhũng, 1 chủ nghĩa tư bản mà cán bộ cao cấp có quyền lực vô hạn, dẫn tới hiện tượng mua bán quyền lực lấy tiền và bất công xã hội. Điều naỳ làm tệ hại thêm các mâu thuẫn xã hội, giữa cán bộ và nhân dân, giữa người giàu và nghèo, giưã thành thị và nông thôn. Nếu các mâu thuẫn này phát triển, nó có thể tạo ra đủ thứ khủng hoảng xã hội.”

Nếu Đảng CSTQ theo cách của họ Triệu để thay đổi, thì xã hội Trung Quốc đã hoàn toàn khác với hiện nay, và có thể Việt Nam cũng đã khác.

Lời cuối nơi đây, xin thưa cùng các cán bộ lãnh đạo Đảng CSVN hiện nay, rằng đừng bao giờ để tới cuối đời mới ân hận, rằng quý vị sẽ có lúc sẽ xin lỗi toàn dân Việt y hệt như cụ Triệu Tử Dương đã xin lỗi nhân dân Trung Quốc, rằng khi nắm quyền đã chưa làm tận lực cho hạnh phúc của người dân, trong đó các quyền dân chủ cần được trân trọng xây dựng và giữ gìn. Xin hãy tìm đọc cách của cụ Triệu Tử Dương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.