Hôm nay,  

Khủng Bố Hàng Không?

11/08/200600:00:00(Xem: 2375)

Câu trả lời là không hàng. Và còn làm tới.

Sau khi chính quyền Anh thông báo việc họ vừa phá vỡ một kế hoạch khủng bố trên không, trên khoảng một chục chuyến bay từ các phi trường Heathrow của London và Gatwick của Birmingham qua Mỹ, các nước Âu Châu và Hoa Kỳ đều bị chấn động.

Mức báo động được gia tăng, tại Âu châu và Hoa Kỳ, thị trường chứng khoán Âu châu tuột giá, các hãng hàng không phải lập chương trình ứng phó - kể cả hủy bỏ các chuyến bay tới Anh - nhiều phi cảng quốc tế bị ứ khách và các thông tấn xã phải lùng tin để kịp thời loan báo từng giờ từng phút.

Ngay trước mắt, nhiều người phải đổi chương trình di chuyển của mình - giữa Hoa Kỳ và Âu châu - mà không phải trả tiền phạt ít ra từ nay cho đến đầu tháng Chín. Những người không dời chuyến bay được thì phải theo dõi xem mình được phép mang theo những gì lên máy bay, nói vắn tắt thì rất ít, đựng trong túi nylon trong suốt dễ thấy, và phải chờ đợi thêm vài giờ để qua thủ tục kiểm soát.

Đời bỗng mất vui.

Nhưng còn hơn mất mạng.

Những tin tức được loan báo thêm cho biết nội vụ như sau:

Nhà chức trách Anh đã bắt ít nhất 24 người tại các thành phố London, Buckinghamshire và Birmingham vì liên hệ đến âm mưu đặt bom cho nổ trên các chuyến bay cất cánh từ Heathrow và Gatwich qua Mỹ (tới New York, Wahington D.C. và các phi trường lớn của California, như Los Angeles, San Francisco và Oakland) và có khi cả Canada.

Tin tức từ phía Hoa Kỳ thì cho hay là ít nhất có năm chục người liên quan đến âm mưu này, nghĩa là vài chục người vẫn chưa bị bắt.

Đa số nghi can bị bắt là công dân Anh, gốc Pakistan, và bị bắt là nhờ Sở Nội an MI5, Cảnh sát cục Scotland Yard đã theo dõi từ lâu - ít ra là tám chín tháng cho một kế hoạch đánh bom như vậy - và nhờ sự hợp tác của Cơ quan Điều tra Liên bang (FIA) của Pakistan khi thông báo lý lịch những người Pakistan đi lại giữa hai nước. Điều được bộ Nội an Hoa Kỳ thông báo sáng mùng 10 tại Mỹ là nhà chức trách Hoa Kỳ có được biết và cộng tác với Anh để phá vỡ âm mưu mà họ cho là có rất nhiều đặc điểm của al-Qaeda, nhưng có lẽ không do al-Qaeda trực tiếp thi hành.

Người ta có thể suy đoán thế nào về kế hoạch này"

Sau vụ 9-11 tại Hoa Kỳ, al-Qaeda đã nổi tiếng thế giới, nhưng chưa tái diễn nổi một thành tích tương tự. Vụ tấn công nước Mỹ làm thay đổi cục diện thế giới, vụ tấn công Madrid làm thay đổi nội các Tây Ban Nha, vụ tấn công London làm xáo trộn một thành phố. Al-Qaeda không đạt nổi những mục tiêu chiến lược đề ra lúc ban đầu, là làm thay đổi thế giới Hồi giáo.

Nhưng, và đây là suy đoán thứ hai, danh tiếng của al-Qaeda đã gợi ý cho nhiều nhóm khủng bố khác, hoặc là hợp tác với hoặc là nhân danh al-Qaeda mở ra nhiều cuộc tấn công khác. Thế hệ "al-Qaeda hạng nhì" này không đạt kết quả lẫy lừng như thế hệ 9-11 và phải dựa vào các tay khủng bố "nội hóa", dùng "thương hiệu" al-Qaeda với thành tích kém cỏi hơn.

Tuy nhiên, các nhóm khủng bố nội hóa này vẫn còn khả năng giết người và gây tổn thất đáng kể cho các nước Tây phương. Sau khi tham dự vào vụ đáng bom World Trade Center năm 1993, một tay đặc công là Abdel Basit đã trốn qua Manila và chuẩn bị kế hoạch tấn công một lúc 12 chuyến bay từ Đông Nam Á bay qua Mỹ, gọi là "Chiến dịch Bojinka". Chiến dịch không thành sau vụ nổ chuyến bay của Philippines Airlines năm 1994. Nhưng, từ đấy, họ đã có thể cải tiến kỹ thuật và lần này dự tính dùng chất nổ ở thể lỏng thì bị phát giác. Nhà chức trách Anh, Mỹ và Pakistan đã theo dõi và xâm nhập các nhóm khủng bố ấy từ lâu và mờ sáng mùng 10 vừa qua đã ra tay khi thấy thời cơ chín mùi. Nhiều tay khủng bố chưa sa lưới có thể vẫn tấn công, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn hơn, với kết quả thấp hơn.

Thứ tư, chỉ hai tuần sau vụ tấn công London vào ngày bảy tháng Bảy năm ngoái và dù nhà chức trách Anh đang mở chiến dịch truy lùng, các tay khủng bố nội hóa của Anh vẫn cố thực hiện cho được một vụ đánh bom khác, với kết quả không đáng kể. Thành thử, trong những ngày tới, người ta vẫn còn e ngại một đợt khủng bố khác. Dù kết quả có thể là "không đáng kể" thì vẫn đáng lo. Việc tăng cường kiểm soát các phi trường và chuyến bay sẽ gây phiền nhiễu cho dân chúng và tốn kém cho kinh tế, nhưng là điều cần thiết.

Nhìn trên đại thể, người ta thấy rằng khủng bố nội hoá vẫn tồn tại trong các cộng đồng Hồi giáo, cụ thể là tại Anh, Mỹ hay Canada. Thành phần này thực ra không bị kỳ thị hoặc vây hãm trong các ghetto nghèo khổ. Họ được tôn trọng và có quyền tự do, cũng như có mức sống trung bình vẫn là cao hơn nhiều xứ Hồi giáo khác. Nhiều người lý tưởng cứ cho rằng vì dân Hồi giáo sống trong nghèo đói và hận thù nên mới ngả theo giải pháp cực đoan là khủng bố. Lập luận ấy có lẽ không chính xác. Cũng vậy, bảo rằng vì ghét Mỹ hay ông Bush mà nhiều phần tử cực đoan đã chơi trò khủng bố thì làm sao giải thích được sự hiện hữu của các nhóm khủng bố ở Canada" Vấn đề thuộc phạm vi văn hoá của người Hồi giáo.

Cái khó cho các nước tự do là làm sao theo dõi, kiểm soát và giải thích để cộng đồng Hồi giáo của họ chú ý tới hiện tượng khủng bố và góp phần ngăn ngừa thay vì lại có ấn tượng rằng đạo Hồi bị kỳ thị. Nhà chức trách Anh đã phá vỡ âm mưu khủng bố vừa qua một phần là nhờ sự hợp tác của dân Pakistan theo đạo Hồi tại Anh.

Thứ sáu, nhìn trên toàn cảnh, đốm lửa al-Qaeda vừa lập loè tại Anh có cho thấy một chuyện đáng ngại hơn: ngọn đuốc "cách mạng Hồi giáo" vừa bị lực lượng Hezbollah theo hệ phái Shia cướp mất từ nhóm al-Qaeda thuộc hệ phái Sunni hay Wahhabi. Sau vụ 9-11, al-Qaeda khiến Mỹ nhập trận tại Afghanistan và Iraq. Ngày nay, Hezbollah đang chiếu bí Israel và Mỹ tại Lebanon. Và trong khi các Giáo chủ Tehran cho thấy thực lực của mình, al-Qaeda chỉ có thể tung ra một băng hình mà hình ảnh lập tức bị chìm sâu không tăm hơi trong khói lửa Trung Đông.

Sau cùng, trong cuộc bầu cử tháng 11 tại Mỹ, người dân Mỹ sẽ tự hỏi, là Mỹ có rút quân khỏi Iraq và thề nguyền là từ nay không can dự gì nữa vào chuyện thế giới, xã hội Hoa Kỳ có yên bình hơn không"

Khủng bố không hàng, nước Mỹ có hàng thì cũng không thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.