Hôm nay,  

Đọc Trong Lo Sợ...

11/07/200300:00:00(Xem: 5307)
Tôi có cảm giác Nguyễn Huy Thiệp đã đứng lại rồi... (Nguyên Ngọc)

Trên báo Văn số mới nhất [Tháng Sáu & Bẩy], mục Sổ Tay, Nguyễn Xuân Hoàng viết về những ngày đầu nơm nớp làm quen văn học giải phóng và văn học miền bắc:
“Chúng tôi đọc trong nỗi lo sợ, thơ Tố Hữu, truyện Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng....”

“Chúng tôi đọc trong nỗi lo sợ...”, “Chúng tôi” đã quá, “lo sợ”, lại càng quá!

Bởi vì ít ra là cá nhân tôi, thành thực mà nói, tò mò đọc thì đúng hơn, chứ không sợ.

Không phải là tôi “can đảm” hơn ông bạn của tôi, mà vì, tôi hiểu rõ, cùng với chiến thắng của những người CS, là một sự thực rõ như ban ngày, là: “Chúng tôi” sẽ chẳng bao giờ có cơ hội cầm cây viết trở lại nữa. Đâu có phải đợi đến lúc những người miền bắc vào tới tận cửa ngõ Sài Gòn, một số người viết miền nam mới nhận ra một trong những vũ khí quan trọng làm nên chiến thắng miền nam là văn chương [phải có thép] và đội ngũ những người vừa cầm súng vừa cầm viết.
Bởi vì, không dễ gì mà làm một người CS, và càng không dễ, làm một nhà văn CS.

Thanh Tâm Tuyền, trong khi nhìn những đoàn quân chính quy miền bắc tiến vào Sài Gòn, đã “vui mừng” thốt lên, “Thế là mình khỏi viết văn rồi”! Khi ông nói câu đó, có thằng em, là tôi, đứng kế bên!
Khi nói câu đó, có thể ông đã quá chán văn chương, nhưng ông biết chắc chắn một điều, chán hay không chán, ông cũng chẳng còn cơ hội cầm cây viết trở lại.

Thực sự không phải ông nói câu đó ngay những ngày đầu, mà vài ngày sau đó. Nhưng tôi tin rằng, ông chỉ diễn lại cái cảm tưởng những ngày vừa mới đổi đời...

Để tôi kể một vài thí dụ, để minh chứng câu viết ở trên:
Không dễ gì, làm một tay Cộng Sản.
Và lại càng không dễ, làm một nhà văn Cộng Sản.

Lần trở lại Hà Nội, tôi gặp lại một ông cậu. Chi tiết về cuộc gặp gỡ, tôi đã kể sơ sơ, trong bài viết “Trở lại nơi một thời vang bóng”. Ngoài ông ra, tôi còn ba ông cậu cùng tuổi, con của bà ngoại, thường gọi là bà Ba, vì ông ngoại tôi có tới ba bà. Không phải cùng một lúc, nhưng số ông “sát thê”, mất bà trước, ông mới kiếm bà sau.
Ông cậu Toàn là con bà Hai. Bà cụ tôi, con bà Cả. Khi tôi còn nhỏ, ông thương tôi lắm, và tôi cứ nghĩ ông với mẹ tôi là chị em ruột. Ba ông em của ông, cùng lớp tuổi với tôi, thành thũ cả bốn cùng học một lớp. Cùng đi thi tiểu học một năm, thằng cháu đậu, ba ông cậu trượt vỏ chuối cả ba. Tôi còn nhớ, bà Ba, khi xem bảng xong, mắng mấy ông con, “Nó ăn mắm ăn muối, ăn rau ăn cỏ, mà thi đỗ, còn ba đứa mày ăn cá ăn thịt, vậy mà trượt cả ba.” Mắng xong, bà còn thưởng cho thằng cháu một cốc nước giải khát! Không hiểu làm sao, tôi nhớ tới tận bây giờ. Có lẽ vì bà chưa bao giờ khen tôi, mà lần này lại khen, trước mặt bao nhiêu người xa lạ!

Ông cậu tôi nhớ lại những ngày tháng đấu tố. Ông đi theo kháng chiến từ những ngày đầu, và sau này, khi về Hà Nội, là đệ tử của Nguyễn Khắc Viện, trông coi tờ Le Courrier du Vietnam.
Ông nói: Cậu biết trước là ông ngoại mày sắp bị bắt, mà không làm sao báo tin về nhà được. May là bà Ba đem được tụi thằng Cầu thằng Tiệp về Hà Nội. Vì là thủ đô, nhà nước cũng như địa phương không dám làm dữ, thành thử thoát.

Trong ba ông cậu cùng học, ông thứ nhất, ông Cầu thương tôi lắm, không thua gì Cậu Toàn, tức ông anh cùng bố khác mẹ. Ông thứ hai, ông Tiệp, học không thua tôi mấy, nhưng không hiểu sao, vẫn trượt kỳ thi tiểu học vừa kể. Có lẽ vì ông... thông minh quá!
Ấy là tôi nói đùa. Nhưng sự thực, ông Tiệp rất thông minh, theo cái kiểu giỏi xoay sở. Cậu Toàn tôi kể, “Nó không nói với cậu, bởi vì nói, cậu đã cản. Lần đó, nó làm đơn xin vào Đảng, khai là con bần cố nông, giấu biệt chuyện ông bố bị bắt vì là địa chủ. Tụi nó truy ra, trước mắt đuổi ra khỏi cơ quan. Lúc đó, nó mới chạy tới cậu.Tới gặp tay thủ trưởng, hóa ra cùng đơn vị ngày trước. Ông ta bảo, nếu cậu nói trước, thì còn gỡ được. Bây giờ chỉ còn có mỗi một cách: Đưa ông em ra “tuyến đầu” một thời gian là ba năm, nếu còn sống, thì cho về lại cơ quan!

[Đề tài phác thảo: Không phải tự nhiên, khi vừa mới giải phóng Trần Bạch Đằng đã lên lớp cái thái độ an phận thủ thường, chỉ muốn làm một anh phó thường dân của nhà văn miền nam. Là một nhà văn CS, ông hiểu rấr rõ, mấy thằng nhà văn miền nam khác hẳn ông, về bản chất: Không làm sao nhét, cái gọi là ý thức giai cấp, nhất là thứ ý thức giai cấp vô sản, vào đầu một nhà văn ngụy.

Mô phỏng câu: Không dễ làm một người CS, càng không dễ làm nhà văn CS:


Không dễ, cái việc cải tạo một tên ngụy, lại càng không dễ cái việc cải tạo [đúng ra là tẩy não] một nhà văn ngụy. Đó cũng là lý do Thanh Tâm Tuyền "mừng rỡ" không còn "được" viết văn nữa.
[Và giải thích lý do, án học tập cải tạo là không có thời hạn, là mút mùa lệ thủy....]

Thành thử cái gọi là cơ sở văn hóa mà Nguyên Ngọc nói tới đó, cần phải bàn rộng thêm ra].

[Đề tài phác thảo: Tôi nghĩ, cái mà miền bắc thiếu nhất, chính là cái mà họ tưởng rằng chủ nghĩa CS sẽ đem lại cho họ, trong khi chính cái đó, ở trong họ, nhưng họ lại không thấy.
Đây là điều mà Marx chỉ trích tôn giáo [thuốc phiện của quần chúng], và cũng là điều Dos chỉ trích con người: không phải mày phải vươn cao bằng Thượng Đế nhưng phải kéo thằng chả xuống cho bằng mày!]

[NHT khựng lại, vì cái gọi là ý thức tự vấn của ông ta bị khựng lại, không làm sao hòa giải được, với cái mà NN gọi là cơ sở văn hóa, nhưng tôi gọi là Thiên Tài Của Nơi Chốn, hay Thần Đất: Nói rõ hơn: ông không hòa giải được với miền nam, hoặc miền nam khác hẳn ông. Tôi đã viết điều này trong bài Mỗi tường hợp mỗi khác, nhưng chưa rõ, cần phải viết rộng ra.]


Đây cũng là điều mà Đặng Tiến nhìn ra, ở Trịnh Công Sơn, khi ông cho rằng họ Trịnh là sản phẩm của miền nam. Miền Nam chứ không phải của Việt Nam Cộng Hòa, như Đặng Tiến viết. Muốn chứng minh, cứ tưởng tượng Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ miền bắc, là thấy ngay cái sự bất khả của nó! Võ Phiến, bằng trực giác của một nhà văn, có thể đã nhìn ra điều này, khi ông tưởng tượng cái 'hoạt cảnh' "cười bò ra được, cười hô hố..." về những nhà văn miền nam được thả ra miền bắc như những 'biệt kích văn hoá', tương tự như những nhà văn miền bắc, thoắt ở trong nam làm nhà văn giải phóng, với một bút hiệu mới toanh, thoắt lại trở lại miền bắc với tên thật hoặc bút hiệu đã từng được biết tới.... [Xin xem Văn Học Tổng Quan của tác giả].

[Liệu có thể giải thích hiện tượng NHT bằng những nhận định của Walter Benjamin, trong Những Luận Đề:
Bằng một biện chứng tinh tế về ký ức và về điều đã nhìn thấy [le "déjà vu"], Benjamin tìm thấy trong đứa trẻ, là mình ngày nào, không phải một quá khứ xong xuôi, một thời đã mất (un "temps perdu"), nhưng mà là một hứa hẹn mà cuộc đời không giữ được, một tương lai chưa được thực hiện. Đứa trẻ nghĩ rằng, nó thoáng nhìn thấy những sự vật mà nó nhặt nhạnh, ở trong những từ mà nó đã làm biến dạng, trong những hành động mà nó khám phá ra, là một thai đố, một bí ẩn mà người lớn đã bỏ đó vì không tìm ra lời giải, một hy vọng về hạnh phúc mà người lớn hài lòng bằng cách quên đi. Quá khứ với Benjamin là tương lai yểu tử. Và trong Những Luận Đề về triết học của lịch sử, Benjamin đã đưa ra một công thức có thể coi như là nhiệm vụ của cái mà ông gọi là "duy vật lịch sử": Nó [duy vật lịch sử] phải tìm thấy cái quá khứ chẳng hề hết thống khổ, những ước vọng đã bị quên di, những hy vọng về hạnh phúc bị thất vọng của những kẻ thua thiệt, bị đánh bại, của lịch sử..."].
[Cái mà NHT diễn tả, chính là cái tương lai_yểu tử của một miền đất, mà để cho nó sống lại được, nó phải tìm lại được, cứ gọi đại bằng cái tên, "duy vật lịch sử", của những ngư\ời CS Đệ Tứ của một miền nam, thí dụ như của những Hồ Hũu Tường, hoặc cái đau khổ nhục nhã của một miền đất bị thất trận....]

[Par une dialectique subtile de la mémoire et du « déjà-vu » Benjamin retrouve dans I 'enfant qu' il a été, non pas un passé révolu qui serait un « temps perdu », mais une promesse que la vie n 'a pas tenue, un avenir qui n 'a pas été réalisé. L' enfant croyait entrevoir dans les choses qu'il collectionnait, dans les mots qu'il déformait, dans les activités qu'il découvrait, une énigme que I'adulte a laissée sans solution, un espoir de bonheur que l'adulte s'est contente d'oublier. Le passé pour Benjamin est un avenir mort_né. Or, dans les Thèses sur la philosophie de l'histoire, Benjamin formule dans des termes semblables la tache de ce qu'il appelle le "matérialisme historique » : celui-ci doit retrouver le passé qui reste en souffrance, les aspirations oubliées, les espoirs de bonheur décus des vaincus de I'histoire. L'histoire, pour Benjamin, est une seule et unique catastrophe qui ne cesse d'amonceler des ruines : ces ruines, ce sont les éternels vaincus, les humiliés et les offenses de la faim et de la misère, les espérances brisées, les promesses oubliées...].
Jean LACOSTE,
[Dịch và giới thiệu Đường Một Chiều, tác phẩm Walter Benjamin, qua tiếng Pháp, nhà xb Les Lettres Nouvelles / Maurice Nadeau, tủ sách 10/18]
(còn tiếp)
NQT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.