Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

03/09/200200:00:00(Xem: 4041)
Phê Bình Ông Liễu Đúng hay sai"
N.T.Mộng Châu - email@NSW...

Trong báo SGT (Số 273 ngày 15-8-2002) trên Diễn đàn độc giả, có vị ký tên Nguyễn V.P- Perth WA đưa ra lời cảnh cáo tất cả qúy vị nào phê bình và chỉ trích hồi ký "Trả ta sông núi" của Phạm văn Liễu thì nên đọc tác phẩm này trứơc khi phê bình. Điều này rất đúng và hợp lý. Tuy nhiên những người phê bình, chỉ trích ông Liễu là xuyên tạc hay phản bội chi đó, cũng không phải là vô căn cứ. Bởi vì: Theo báo SGT (số 270 ngày 25-7-2002) Trong bài tường thuật từ Việt Nam Nhật Báo về buổi ra mắt tập hồi ký "Trả ta sông núi" của Phạm văn Liễu tại San Jose Hoa Kỳ. Ông Phạn quang Nghiệp (Hội trưởng lực lượng CSQG bắc Cali) cho biết: Trong tập hồi ký" Ông Liễu đã phủ nhận nền Cộng Hòa Việt Nam...Nền Cộng Hòa Việt Nam là ngụy tạo, không hợp hiến và hợp pháp.... Đối với quân đội ông cho đó là những tên lính tẩy, sau cuộc hành quân thì là trai gái rượu chè đĩ điếm.... Ông nói rằng ở VNCH nhà tù nhiều hơn trường học... Ngành Cảnh sát chuyên môn chụp mũ..." (Tôi tin rằng ông Nghiệp đã đọc qua rồi nên mới biết rõ nội dung từng điểm như vậy).
Theo những lời trích dẫn trên, thiết nghĩ cũng đủ chứng minh cho sự xuyên tạc và phỉ báng nột cách thiếu ý thức và thiếu trung thực. Chúng ta là những người quân, dân sống trong miền Nam dưới chế độ Cộng hòa, vậy thử hỏi lương tâm chúng ta, sự thật có như vậy hay không" Khi Miền Nam chưa có chế độ Cộng sản, thì nhà tù ở đâu ông Liễu xây đựng nhiều thế nhỉ" Miền nam Việt Nam chúng ta có hiến pháp riêng biệt và chính quyền đều do dân bầu cả, dân bất mãn thì chửi bới, phản kháng. Vậy không hợp hiến và hợp pháp thế nào được. Nói về quân đội VNCH, họ đâu phải là mội loại xâm lăng như bọn Mã Viện mà chỉ biết ăn chơi đàng điếm như ông Liễu nói. Họ chiến đấu rất hào hùng và rất có kỷ luật, họ là những người mang đầy ý thức và trách nhiệm bảo vệ nền tự do dân chủ, ấm no cho đồng bào của họ trên nửa mảnh giang san mà họ đang sống lúc bấy giờ. Theo như ông Liễu nói thì làm sao VNCH có được Nguyễn văn Đương, Nguyễn đình Bảo, Phạm phú Quốc, Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Hoàng cơ Minh.v.v... Về ngành CSQG, trong chúng ta ai cũng biết, họ không phải lá loại công an Cộng sản chuyên môn đi chụp mũ. Người dân trong chế độ VNCH có ai phải sợ sệt khi thấy Cảnh Sát như khi thấy công an Cộng sản sau năm 1975 đâu. Họ vẫn sống vui tươi làm ăn bình thường, họ vẫn có mọi quyền tự do đấy chứ. Nhất là báo chí, hay thì khen, dở thì chê, phê bình và chỉ trích cả Tổng thống và chính quyền. Dân chúng bất mãn thì biểu tình phản đối, có ai sợ đâu.
Trong lịch sử nhân loại từ đông sang tây, có một chế độ nào hoàn hảo từ A đến Z được đâu, cái quan trọng là chế độ phải vì dân, yêu dân mà tạo cho dân no đủ, tự do và tôn trọng quyền làm người của dân là quá đủ rồi. Trong những nước văn minh tiến bộ như Mỹ, Anh, Nhật, Úc..v,v cũng vẫn có một vài sai lầm trong cơ chế chímh phủ. Tuy nhiên không có sự tác hại đến quần chúng lương thiện. Nhân dân họ vẫn được tựï do, cơm no áo ấm và đầy đủ quyền làm người. Ngay Việt nam trong chế độ Cộng Hòa cũng thế, chứ đâu như chế độ phi nhân Cộng sản Hà Nội, dân đã nghèo đói còn bị khống chế đủ thứ. Tự do, hanh phúc, cơm no áo ấm và nhân quyền vẫn còn là một giấc mộng vàng của mọi người. Như vậy những điều ông Liễu viết như đã nêu trên có đúng sự thật không, hay là ông "Suy bụng ta ra bụng người" mà viết nhăng viết cuội như vậy.
Tóm lại những điều nói trên là chân, gỉa, xuyên tạc hay phản bội như thế nào thì chắc chắn ai cũng có thể nhận ra được, đâu cần đọc hết tập hồi ký ấy mới được có ý kiến, phê bình hay chỉ trích.

*

Nén Hương Cho Người Nằm Xuống
Trần Vĩnh Hà, Cabramatta, NSW

Một ngày vào tháng 8 năm ngoái, tôi không còn nhớ rõ, Mặt Trận đã chính thức công bố cái chết của Ông Hoàng Cơ Minh cùng một số Chiến hữu của Mặt Trận trong trận đụng độ tại Hạ Lào 14 năm trước đó. Đây có thể nói là một biến cố khá quan trọng tại hải ngoại vì ngay sau đó, hầu hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ hải ngoại đều đã liên tiếp loan truyền cũng như bình luận về sự kiện nầy. Ngay sau đó, Mặt Trận đã cho tổ chức các buổi Lễ Truy Điệu tại nhiều nơi trên thế giới. Riêng đối với tôi, cái chết của Ông Hoàng Cơ Minh cùng những Chiến hữu Hạ Lào của Ông đã gây cho tôi nhiều suy nghĩ, trong đó, sự công bố trên đây của Mặt Trận chỉ là một cái gì phải đến.
Tôi cố nhớ lại vào khoảng cuối năm 1987, báo chí và nhiều đài Phát thanh Việt ngữ cũng như một vài tờ báo Úc đã có loan tin về trận đụng độ ở Hạ Lào đưa tới cái chết của Ông Minh cùng một số Chiến hữu của Ông. Nhưng ngay sau đó, Mặt Trận lại chẳng xác nhận gì về những tổn thất nầy, chỉ cho biết là Mặt Trận đã có nhiều lần đụng độ với Việt cộng và đã có tổn thất!... Lúc ấy, thực sự mà nói, tôi rất ngờ ngợ về cách giải thích nầy của Mặt Trận nếu không muốn nói là thất vọng vì Mặt Trận có ý như che giấu sự thật, và tôi cũng được biết thêm là không phải một mình tôi thôi mà nhiều người khác nữa cũng thất vọng và bất bình như thế.
Thời gian qua đi, tôi cũng như nhiều bạn bè khác phải trôi lăn theo cái nợ áo cơm cho bản thân, cho gia đình và cho cả bà con còn lại ở quê nhà. Điều đáng ngạc nhiên là các thành viên của Mặt Trận vẫn tiếp tục xuất hiện và bình thản hoạt động, nhất là những lần xuống đường bán báo Kháng Chiến, mà tôi vẫn thường gặp. Mặt Trận không chết như tôi vẫn nghĩ thông thường là rắn chết vì đã mất đầu, Mặt Trận vẫn còn đó, vẫn còn mời tôi mua báo Kháng Chiến, chưa nói tới những buổi Văn nghệ Tiếp vận Kháng chiến, Cơm gây quỹ... mà “chị Hai” tôi ở nhà và mấy bà bạn vẫn thường tham dự. Chính những sự kiện nầy càng làm cho tôi tin chắc thêm là Ông Hoàng Cơ Minh đã chết thật, bởi tôi vẫn thường có thói quen suy nghĩ sự sống từ cái chết, sự thăng hoa từ những vỡ nát... Tôi liên tưởng đến những cái chết bi thảm của các Thánh Tử Đạo xưa với sự lớn mạnh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ngày hôm nay. Sự kiện Toà Thánh Vatican phong Thánh một lượt 117 Chân phước Tử Đạo Việt Nam vào tháng 6.1988, nghĩa là chỉ sau vụ Hạ Lào hơn nửa năm, sự trùng hợp nầy càng làm cho tôi tin tưởng hơn về ý nghĩa của sự sống từ cái chết. Ai gieo trồng trong nước mắt sẽ gặt hái trong vui mừng! Hạt giống phải gieo xuống để bông lúa được trổ sinh! Máu của các Kháng chiến quân của Mặt Trận đã thực sự đổ, những giọt máu đó đã trở thành những hạt giống tốt lành trổ sinh hoa trái cho Mặt Trận mà tôi đang thấy ngày hôm nay.
Đó là vấn đề của Mặt Trận. Nhưng tôi không nghĩ vấn đề chỉ cục bộ như thế. Anh hùng Nguyễn Thái Học cùng 12 Liệt sĩ Yên Bái không hy sinh cho riêng Việt Nam Quốc Dân Đảng mà thực sự là cho tương lai của cả dân tộc Việt Nam, Ông Hoàng Cơ Minh cùng các Chiến hữu Hạ Lào của Ông cũng không khác Nguyễn Thái Học xưa, tất cả đều đã quên mình vì tương lai của Dân tộc, cũng là tương lai và danh dự của chính chúng ta ngày hôm nay, dù đang lưu lạc ở xứ người.
Khách quan mà nói, chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi người đều phải lo vật lộn với cuộc sống để tìm sự ổn định và thăng hoa cho bản thân và gia đình, điều đó tốt thôi, không có gì phải phê bình. Nhưng điều cần nói ở đây là trong khi mọi người đang lo nhiều cho riêng mình như thế thì vẫn có những người đi ngược đám đông, quên mình để theo duổi một lý tưởng. Những con người ấy vốn đã hiếm trong xã hội nầy, những người dám hy sinh cả mạng sống mình cho lý tưởng lại càng hiếm hơn nữa. Ông Hoàng Cơ Minh và những Chiến hữu Hạ Lào của Ông là những người hết sức hiếm hoi nầy. Tôi xin dành tất cả sự cảm phục của tôi cho Ông và những Chiến hữu nầy của Ông.
Sau vụ Hạ Lào, biết bao nhiêu bất bình kể cả phẫn nộ của rất nhiều người, trong đó có tôi, đã đổ lên đầu những người còn sống của Mặt Trận nhưng tôi thấy họ vẫn bình thản, vẫn tiếp tục bước đi trên con đường đầy gai góc. Tôi biết họ đang cố nén đau thương trước những mất mát lớn lao nầy của chính họ để giữ vững tổ chức trong cơn bão tố. Can trường, nhẫn nhục chịu đựng suốt 13, 14 năm dài như thế phải nói là những con người rất bản lãnh. Tôi chưa biết đến bao giờ mục tiêu giải phóng Việt Nam của Mặt Trận mới đạt được, nhưng với bản lãnh đó, tôi rất tin họ sẽ thành công.
Hôm nay, vừa đúng dịp 15 năm tưởng niệm sự hy sinh của Ông Hoàng Cơ Minh và các Kháng chiến quân của Mặt Trận tại Hạ Lào, tôi nghĩ chúng ta nên thắp một nén hương để tưởng nhớ những Anh hùng đã vì nước quên mình nầy. Sự hy sinh của họ đã thêm một lần nữa làm rạng ngời truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, không bao giờ cúi đầu quỳ gối trước bạo lực hung tàn. Con em chúng ta ngày hôm nay rất cần được chúng ta truyền đạt truyền thống cao quý đó của dân tộc.

*

Tôi vô cùng xúc động
Trần Như Dy - Noble Park Vic

Được đọc bài “Ôi những anh hồn bên giòng sông cũ” cuœa nhà văn Phan Lạc Tiếp, tôi vô cùng xúc động, và những kyœ niệm xưa ào ạt trơœ về trong trí nhớ. Trước kia tôi có đọc loạt phóng sự “Hậu trường chính trị miền Nam” cuœa ông Đặng Văn Nhâm, trong đó có phần nói về vụ “còi hụ Long An” và ông không nhớ tên Giang Đoàn nào liên hệ trong vụ này. Anh Tuấn ơi, đó là Giang Đoàn 21 xung phong đó. Gần như toàn bộ sỹ quan cuœa Giang Đoàn bị đưa về an ninh quân đội số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, tất caœ bị giáng cấp xuống binh Nhì và bị giam giữ tại Trung Tâm Caœi Huấn Chí Hòa - Sàigòn. Giang Đoàn trươœng HQ Thiếu Tá Nhi (khóa 11), Giang Đoàn Phó Hành Chánh Tham Mưu HQ Thiếu Tá Định (khóa 14), Trươœng ban 2 là Chuẩn Uý Hiệp.
Tôi, Nghĩa và Trịnh Xuân Tụng K16 Haœi Quân cộng với Lập K20 cùng học Đệ Nhất B - niên khóa 64-65 trường Mạc Đĩnh Chi SG. Tụng đi khóa 16, Nghĩa đi khóa 17 năm 66 và tôi vào Võ Bị khóa 23. Nghĩa đậu hạng tư trong toàn khóa và được giữ lại làm cán bộ ơœ trường tới cuối năm 70 thì thuyên chuyển về Giang Đoàn 21. Phaœi nói, Nghĩa là một sỹ quan tài hoa và thông minh cũng như đức độ mà tôi yêu quý nhất. Chơi bóng chuyền gioœi, đá banh, đá chân trái trong Hội Tuyển Haœi Quân, đàn Classic số một và nhất là nhaœy đầm thì không ai địch nổi. Anh đánh giặc gioœi vô cùng, chuyên môn xách tầu đi hành quân đêm. Trận nổi tiếng nhất cuœa Nghĩa lại không được ghi vào Quân Sưœ nhưng sau đó thì CS sợ anh mà treo đầu anh 10 triệu đồng. Sau khi họp ơœ Bộ Tư Lệnh, Quân Đoàn chỉ thị cho Giang Đoàn phaœi phục kích đón địch tại ngã ba Bình Phục Nhất chợ Gạo. Nhưng Nghĩa kể với tôi, tụi nó có nội tuyến, mình nằm đó đời nào nó rút về - một mặt nghi binh, ban lệnh hành quân theo Sư Đoàn. Nghĩa kéo hết chuœ lực về ngã ba Ba Rài Cưœa Tiểu và đúng như tài tham mưu cuœa Nghĩa - 5 Giang đỉnh cuœa Nghĩa mà hoœa lực đại liên 40, 20, 50, 30 ly ... tương đương hoœa lực 1 trung đoàn bắn đoœ caœ ngã ba sông. Phaœi nói trên 200 xác địch nằm xuống tại nơi này. Nghĩa cho Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đến mò súng, còn anh thanh thaœn ra về không cần báo công. Chỉ 1 năm sau ngày Nghĩa về đây, vùng này an ninh 100%. Nghĩa đến từng đồn Nghĩa Quân heœo lánh cho súng đạn nhậu cá lóc và đêm đó sẽ chui vào một xó xỉnh nào đó tìm địch. Phaœi chi mình có chừng 50 sỹ quan cỡ này, vùng 4 chắc Việt Cộng không còn đất sống.
Anh Tuấn ơi, tham nhũng đã giết chết những sỹ quan có tài. Ngày ông Nhi và Định bị bắt giaœi giao về an ninh quân đội, Nghĩa điều hành và làm Giang Đoàn Trươœng được một tháng - Nghĩa hoàn toàn không liên hệ và không biết gì về vụ buôn lậu này. Tôi và Nghĩa còn tâm sự: “Cho tụi tham nhũng chết hết là vừa”. Anh biết sao Nghĩa bị vướng luôn không" Ngày cấp tầu đi lấy hàng lậu, ông Nhi tạm vắng mặt và chỉ thị miệng cho chuẩn uý Hiệp đến Nghĩa lấy tầu. Nghĩa có hoœi sự vụ lệnh - nhưng một vị chỉ huy trươœng đương nhiệm đương nhiên có uy quyền - Nghĩa chỉ nói nếu ông Nhi đã ra lệnh thì anh lấy tầu mà đi. Sau này ra toà ông Nhi đã chối và con người tài hoa đành oan khiên mang mệnh bạc.
Sau khi Nghĩa vào tù oan, hệ thống an ninh chợ Gạo - Ba Rài sụp đổ, chỉ có 4 tháng mà hai Giang Đoàn Phó tưœ thương, đó là HQ Trung úy Ngọc và HQ Trung úy Thành. Tôi có vào thăm Nghĩa tại Trung Tâm Caœi Huấn Sàigòn (toàn bộ sỹ quan Giang Đoàn 21 xung phong nhốt tại đây). Khi Pleiku sắp mất, đơn vị tôi về trấn giữ ơœ Long Thành, tiểu đoàn 34 Biệt Động Quân. Nghĩa có than một câu: “Hết ơœ tù Quốc Gia lại đến tù Cộng Saœn”. Trong số sỹ quan liên hệ tới vụ Long An còn có Trung úy Định, Trung đội trươœng Quân Xa, Đại uý Quới nay định cư tại Úc. Sau khi caœi tạo về tôi tới thăm Nghĩa và đúng như sự traœ thù hèn hạ cuœa Cộng Saœn, Nghĩa đã boœ mình tại Phước Long ngày 7.10.80. Vợ con may mắn vượt biên năm 1984 và định cư tại Mỹ.
Còn về sự nhận định cuœa ông Nhâm có phần sai lạc. Tham nhũng đã phần nào huœy hoại sức chiến đấu cuœa QLVNCH là đúng, nhưng ông có nói là sự traœ thù cuœa chính quyền, thuœ tiêu hay đày đọa những keœ tố cáo là sai. Ngay caœ anh Trung sỹ Quân Caœnh tình cờ phát giác vụ này vẫn phục vụ tại Quân Đoàn 4. Tới ngày tôi gặp Nghĩa lần cuối, tháng 3 năm 1975, toàn bộ những người trong vụ Long An vẫn sống khoœe mạnh tuy không được bình an (vì ơœ tù) cho tới ngày mất nước nay không biết họ lưu lạc nơi đâu.


Thưa anh, mục đích viết thư này cho anh, tôi mong muốn được giaœi đi nỗi oan khiên cuœa bạn tôi, HQ Đại úy Nguyễn Đức Nghĩa K17, mà nếu bất cứ ai xuất thân sau này đều biết đến Nghĩa - tướng thư sinh cao 1.73m đẹp trai, tài hoa nhưng mệnh bạc. Cái đặc biệt cuœa Giang Đoàn này là 3 sỹ quan Trươœng, Phó đều là người miền Nam. Trân trọng kính chào anh và chúc anh cùng ban biên tập tràn đầy sức khoœe để phục vụ bạn đọc.

*
có nên: “làm truy điệu cho tướng cộng sản trần độ”"
Lý – Tuấn
Vở tuồng “đảng cử, dân bầu và màn đầu của gánh hát cuốc hội” của tập đoàn Việt gian cộng sản Hà-nội vừa hạ màn thì một đột biến khác xảy ra, đó là sự ra đi vĩnh viễn của ông Trần Độ, một cựu trung tướng công thần của đảng mafia. Một không ngờ tréo cẳng ngỗng lại đang xảy ra ở hải ngoại, đó là một vài cây bút viết bài kêu gọi làm truy điệu cho ông ta có vẻ sôi động, nhưng lại trầm lặng ở trong nước. Trong nước thì chỉ với bài điếu văn qua cửa miệng Vũ Mão, trưởng ban đối ngoại của “cuốc hội” đảng Việt gian, nhưng bị gia đình ông cựu tướng cộng sản này phản đối không chấp nhận.
Có lẽ mọi người còn nhớ trước khi màn “đảng cử, dân bầu” xảy ra; ở hải ngoại, gần như ngày nào cũng có ý kiến, bình luận với đầy kỳ vọng về cái “cuốc hội mới” sẽ là tia sáng hồ hởi với các “anh chị biểu dân mới của đảng mafia”; sẽ thực hiện thực hành dân chủ để đem lại dân chủ cho một nước Việt Nam với tương lai huy hoàng và, nhất là, có khả năng cùng quyền lực ngăn chận cái vụ dâng biển, dâng đất cho Tàu cộng của tập đoàn Việt gian cộng sản Hà-nội.
Ngày nay, tuồng hát đã xong màn sơ khởi, mọi việc ở đâu thì đã phải vào đó đúng lịch trình do đảng mafia đề ra; các đào kép “biểu dân” đã cuốn gói về nhà hưởng lạc, chạy áp phe; chóp bu đảng Việt gian thì xoa tay hỉ hả với những thành công, ngồi nhâm nhi rượu tư bản trong các bộ, phủ ở Hà-nội, Sài-gòn. Thì ở hải ngoại, những “kỳ vọng cao độ cùng những bài nêu ý kiến, bình luận đó” tự dưng lặn đâu mất không để lại dấu vết, tìm mãi không ra. Chắc là đang bận rộn với đề tài khác hấp dẫn, gây sôi nổi và hợp thời trang hơn"
Ông Trần Độ, cựu trung tướng của đảng Việt gian cộng sản với những huy chương, huân chương Hồ chí Minh đeo đầy trên ngực áo đã qua đời, để lại lắm chuyện làm tốn thì giờ, giấy mực không ít ở hải ngoại. Đủ mọi loại ý kiến, bình luận… nhưng cái đặc sắc nhất là cách “vơ đũa cả nắm” cho rằng cái chết của ông trung tướng cộng sản này là một “mất mát” đối với các lực lượng chống cộng ở hải ngoại, dù rằng có cái đuôi “tùy quan điểm của người chống cộng” (!). Cái đuôi đó là lối lý luận che đậy ý đồ “đặt cái cày trước con trâu” với người đọc; làm nhẹ bớt giọng cường điệu để cái “mất mát” không còn là của riêng của những thành phần “nửa xanh nửa đỏ”, nhập nhằng thành của chung cả tập thể tị nạn cộng sản này! Tuy nhiên, tư tưởng đã thành văn và được phổ biến thì… đành phải đi tìm xem cái “mất mát” đó ra sao; xem tập thể tị nạn cộng sản này có dính vào bó đũa đó không"
Từ khi Hồ lập ra cái đảng Việt gian cộng sản và cướp được chính quyền, chúng đã phân loại và chia nhân dân Việt Nam thành 13 thành phần và đối xử theo thứ tự ngôi bậc đó. Đặt tất cả những ai không chấp nhận chế độ của chúng; những người đấu tranh vì dân chủ, tự do và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam vào phạm trù: Từ “tề đến ngụy” rồi đến “gián điệp, phản động”; “trộm cướp, đĩ điếm”; “chống cộng mù quáng, cực đoan, quá khích”; sau đổi thành “khúc ruột xa ngoài ngàn dặm, Việt kiều”… tùy vào thời gian và hoàn cảnh nhưng thực chất vẫn phải là “ngụy và phản động”; là thành phần phải diệt khi có cơ hội.
Gần ba thập niên qua, gần ba thập niên đấu tranh không ngừng nghỉ, không quản ngại những khó khăn tốn kém… và hy sinh mà điển hình là các anh Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch đã phải ra pháp trường của tập đoàn Việt gian cộng sản Hà-nội; ông Hoàng Cơ Minh và một số chiến hữu của ông gục ngã trong rừng sâu nước độc; và còn bao nhiêu người hiện vẫn bị giam cầm trong những ngục tù của chúng. Tất cả những hy sinh đó không là hiện tượng mà là thực tế nói lên ước vọng của người Việt Nam chân chính muốn đất nước của mình được dân chủ, tự do, nhân quyền… có cơ hội vươn mình với thế giới. Cuộc trường kỳ đấu tranh của tập thể tị nạn cộng sản ở hải ngoại là một minh chứng hùng hồn rằng:
“Tập thể này không tùy thuộc vào bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào ở trong nước dù với bất cứ hình thức nào. Mà phải nói rằng sự hình thành, thoát ra khỏi ẩn số của một số cá nhân trở thành chống đối ở trong nước ngày nay là do tinh thần kiên trì đấu tranh tạo thành sức mạnh, là thành trì, là hậu phương vững chắc làm nền tảng cho bất cứ ai thực tâm và can đảm đấu tranh loại trừ tập đoàn Việt gian cộng sản.
Tập thể này cũng không đặt bất cứ điều kiện nào với bất cứ ai, với bất cứ tổ chức nào… nhưng không vì thế mà tự biến mình trở thành dễ dàng để tung hô, suy tôn bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào một cách mù quáng như là “tà lọt chính trị” của họ.”
Ngoài sự hy sinh đó, trong nước còn có nhiều hy sinh khác của những vị đã can đảm hiến thể xác của mình thành ngọn đuốc để soi sáng bóng đêm dầy đặc bao phủ mọi miền đất nước Việt Nam là: Cụ bà Nguyễn Thị Thu của Phật giáo Hòa Hảo; huynh trưởng Phật tử Hồ Tấn Anh! Các vị lãnh đạo Tôn giáo như Hòa Thượng Quảng Độ, Huyền Quang của Phật giáo. Cụ Lê Quang Liêm hiện đang bị quản thúc và đồng bào Phật giáo Hòa Hảo. Công giáo là Linh mục Nguyễn Văn Lý hiện đang bị tù. Dù đứng trước những đe dọa của bạo lực, của ngục tù như vậy, Linh mục Phan Văn Lợi, Linh mục Nguyễn Hữu Giải… vẫn tiếp tục tiếp nối con đường của Linh mục Lý. Đặc biệt là đồng bào Nguyệt Biểu, chấp nhận mọi sự trả thù của tập đoàn Việt gian cộng sản, nhập cuộc đấu tranh với Cha Lý... Tất cả đâu có ai cần đến và chẳng cần biết đến cái tên Trần Độ nào đó!
Ngoài nước, ông Lý Tống, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh… là những người hiện đang trong vòng tù tội; mặc dù có người không đồng quan điểm về phương cách đấu tranh của họ nhưng, xin đừng quên, các vị này đang đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do, và quyền sống, quyền làm người của nhân dân Việt Nam phải được tôn trọng và bảo đảm, thì những người này gần như bị chìm vào quên lãng. Chỉ có vài ngòi bút thỉnh thoảng nhắc nhở đến các vị này! Đối lại, một số người ở trong nước vì mất quyền lợi, vì bị đảng Việt gian cộng sản trục xuất trở thành chống đối, với bề dày đấu tranh thực sự cho một nước Việt Nam “dân chủ” của họ chưa đo được “một phân”, vì thực chất của những chống đối đó chỉ là những đòi hỏi hoặc khuyên đảng Việt gian cộng sản sửa sai để sống còn và tiếp tục thống trị đất nước Việt Nam.
Trong khi đó, ở hải ngoại, hết ngòi bút này, đến cây viết khác… bằng mọi hình thức, mọi cách viết đòi cộng đồng này phải tổ chức truy điệu cho ông cựu tướng cộng sản Trần Độ như “anh hùng dân tộc”, với những lý luận mơ hồ, tâng bốc và suy tôn lố bịch; lại còn đem cả hoàn cảnh gia đình, vợ con của ông ta ra làm đề tài van xin thông cảm, khoan dung v.v… Nhưng thực tế là thực tế, không thể nào bịt mắt ai được vì ẩn ý của sự van xin là có tính cách xóa nhòa nợ máu nhân dân Việt Nam của đảng Việt gian cộng sản mà ông Trần Độ là một công thần tạo ra nó. Vậy, nếu, sự “khoan dung” đó được chấp nhận thì ông Trần Độ đương nhiên phải được xem là “anh hùng dân tộc”; cả bè lũ đảng Việt gian cộng sản cũng được hưởng điều này là cũng được “khoan dung” và cũng là “anh hùng dân tộc” như chúng hằng tự xưng.
Đồng thời, nó cũng là đòn chính trị tình cảm để phá vỡ quan điểm, tư tưởng, tinh thần chống cộng của tập thể tị nạn cộng sản này đã thể hiện rõ ràng trước sau như một trong suốt chiều dài đấu tranh gần ba mươi năm qua. Vì, cuối cùng chấp nhận làm truy điệu cho một tướng cộng sản với đôi bàn tay dính đầy máu nhân dân Việt Nam.
Như mọi người đã biết, ông Trần Độ luôn luôn tự nhận mình là một “siêu công dân, là công dân số 1, hoặc cao hơn nữa” của chế độ cộng sản. Như vậy, ta có thể hình dung là ông ta đứng trên mọi người, là ngang hàng hoặc chỉ đứng sau Hồ chí Minh.
Tuyên bố chấp nhận hy sinh mạng sống để bảo vệ những huân chương Hồ chí Minh đã ban thưởng cho ông.
ÔÂng công khai xác định là không thay đổi quan niệm cộng sản và là “con người cộng sản chân chính”. Quá đầy đủ để thấy rõ về con người mang tên Trần Độ từ thể xác đến tâm hồn và tư tưởng là một người cộng sản tinh ròng.
Một điểm đặc biệt khác, ông cựu tướng Trần Độ là tướng về văn hóa tư tưởng không giống loại tướng đánh đấm như Lê trọng Tấn… Ông Trần Độ có nhiệm vụ lũng đoạn tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam; đã từng giữ nhiều chức vụ về tư tưởng và quan trọng nhất là: phó chính ủy Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam, với trận tổng công kích Tết Mậu Thân (1968) mà người dân miền Nam, nhất là dân Huế, không bao giờ quên được.
Sau bao năm sống ở trong Nam và nhất là từ sau tháng 4-1975, nếu quả là người yêu nước, ông phải có thái độ “tranh đấu cho dân chủ” sau khi chứng kiến được sự thật của những sự khác biệt giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Nhưng không, ông đợi đến lúc về hưu và lúc gần bị đảng trục xuất, ông mới bỏ đảng và “nhập cuộc”, khiến người dân phải nhớ lại tên Việt gian Phạm văn Đồng đợi khi gần chết mới quy y nhà Phật, cho đúng câu “kẻ đồ tể buông dao cũng thành Phật”. Nhưng đáng tiếc, hành động “buông dao đồ tể” có tính toán của y chỉ có thể giúp y thành “Phật quốc doanh”.
Tuy nói vậy, nhưng sự việc đã đến mức độ khiến ta không còn cách gì hơn là phải nhìn chung toàn cuộc để đánh giá và so sánh sự “chống đối vì dân chủ của những người chống đối, ly khai” và sự dấn thân đấu tranh của những người trẻ cùng ở trong nước. Như: Lê chí Quang, Nguyễn vũ Bình, Phạm hồng Sơn, Nguyễn văn Minh… để có cái nhìn thực tiễn và công bằng thẩm định xem thành phần nào đáng cho ta lưu tâm và có thái độ thích ứng khi cần.
Những người trẻ nêu trên đã cho chúng ta thấy sự can đảm chấp nhận mọi hậu quả nguy hiểm cho bản thân, cho gia đình khi họ dấn thân vào con đường đấu tranh. Họ cũng có cha mẹ, vợ con như ông Trần Độ – hiện đang bị tập đoàn Việt gian cộng sản trấn áp, tù đày vì đã nêu rõ lập trường đối kháng ngụy quyền cộng sản Hà-nội.
Họ chẳng có ai ở hải ngoại làm hậu thuẫn kêu gọi giúp đỡ, kêu gọi “thông cảm, khoan dung” và đề cao là “anh hùng” như ông Trần Độ. Nói cách khác, những người trẻ này đang thể hiện lòng yêu nước thực sự và chỉ trông chờ những người yêu nước thực sự đang đấu tranh ở hải ngoại tiếp tay và hỗ trợ. Từ thực tế này, ta có thể nhận diện ra là những cây viết loại “xanh đỏ lẫn lộn” chỉ là thành phần “xôi thịt” nên lương tâm đối với họ không khác gì món hàng xa xỉ. Vì, ông Trần Độ là một “cựu trung tướng, một siêu công dân”, những cây viết đó tự nguyện làm “tà lọt” cho ông ta.
Nhìn xa hơn, nếu ai đã theo dõi và cẩn thận đọc những sách, bài viết… của những thành phần cộng sản “chống đối, ly khai” kể cả ở hải ngoại, sẽ thấy một vấn đề tâm lý quan trọng phát ra từ những nhóm người này. Trong ngôn ngữ, họ luôn luôn khéo léo tự hào là kẻ chiến thắng, là kẻ yêu nước… thì, dĩ nhiên, đất nước Việt Nam, trong tư tưởng của họ, phải đặt dưới sự quản trị của họ, dù rằng ngày nay quyền lực đã vuột khỏi tầm tay. Còn tập thể chúng ta, đối với họ, chỉ là tay sai đế quốc Mỹ, không “yêu nước”. Đối lại, tập thể tị nạn cộng sản lại có sức mạnh về tinh thần đấu tranh, về kinh tế v.v… nên họ lợi dụng để xử dụng ở vai trò “tay sai, tà lọt” mà thôi. Việc kêu gọi làm truy điệu cho ông tướng cộng sản Trần Độ không ngoài tiến trình này.
Một vấn đề khác không kém quan trọng là nhìn vào những phần tử cộng sản “chống đối, ly khai” ở hải ngoại, ta có thể hiểu họ là đại diện của những phe nhóm cộng sản ở trong nước. Vì vậy, cái gọi là “tranh đấu cho dân chủ” tùy thuộc vào sự đấu đá tranh giành quyền lợi lên, xuống của nhóm họ ở trong nước. Xin đừng ngạc nhiên khi khám phá ra rằng họ có thái độ “thủ trưởng” đối với tập thể chúng ta khi không cần (khi nhóm của họ ở trong nước giành được quyền lực). Khi cần thì mềm mỏng, vuốt ve… làm như là “cùng đồng chí anh em với nhau” nghe thật thắm thiết. Để sau cùng, đất nước Việt Nam khộng bị thống trị bởi nhóm cộng sản này, thì vẫn tiếp tục bị nhóm cộng sản khác thống trị. Có nghĩa là màu sắc của họ có thay đổi chút ít cho hợp với môi trường nhưng ruột thì vẫn giữ y nguyên.
Những người suốt đời hy sinh bảo vệ đất nước nhưng cuối cùng đã tự sát giữ tròn khí tiết khi nước nhà chẳng may rơi vào tay quân thù như: thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, trung tá Long… hay chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng và bị đưa ra pháp trường của tập đoàn Việt gian cộng sản như đại tá Hồ Ngọc Cẩn… là những anh hùng vị quốc vong thân, xứng đáng cho mọi người yêu nước tôn thờ…
Đất nước sẽ không quên và vinh danh các vị!
Ngày 22–08–2002


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.