Hôm nay,  

Lật Đổ Một Chế Độ

22/03/200300:00:00(Xem: 4524)
Chiến lược Mỹ đánh Iraq có đặc điểm gì" Trận tấn công đầu bằng 40 phi đạn Tomahawk và 2 chiến đấu cơ F-117 nhắm vào Baghdad là trận bom hạn chế, khác với lời dự đoán của các chiến lược gia trước đây cho rằng cuộc tấn công của Mỹ sẽ khởi sự bằng những đợt mưa bom liên tục vài ngày, sau đó bộ quân Mỹ và Anh sẽ từ nhiều phía đổ bộ hay nhảy dù xuống để tốc chiến tốc thắng. Cố nhiên chiến lược chiến thuật có thể khác nhau tùy thời tùy thế, nó có thể khởi sự bằng trận dội bom kinh thiên động địa, nhưng cũng có thể diễn ra từng bước nhẹ nhàng, các cuộc không kích có giới hạn, những vụ tiến quân qua biên giới, kèm theo những tác động tâm lý chiến nhằm làm yếu dần sức kháng cự của địch quân, trước khi dốc toàn lực thanh toán chiến trường.
Nhưng vào chiều thứ sáu giờ California, chiến dịch “Chấn Động và Kinh Hoàng” (Shock and Awe) đã mở màn với các cuộc dội bom dồn dập.
Mục tiêu chiến lược của Mỹ là lật đổ chế độ độc tài hắc ám của Saddam Hussein để thay thế bằng một chế độ tự do dân chủ. Mỹ muốn đạt đến mục tiêu này với thật ít tổn thất nhân mạng, sinh mạng quân lính Mỹ-Anh cũng như sinh mạng người dân thường Iraq. Cuộc tấn công đầu đã làm nổi bật ý nghĩa chiến lược này. Trận oanh kích Baghdad lần đầu được các giới chức Ngũ giác đài gọi là "trận đánh cơ hội", nó không được dự định sẵn trong kế hoạch chiến tranh mà đột xuất vì có một cơ hội rất hiếm: tin tức tình báo Mỹ cấp báo Saddam và bộ tham mưu Iraq đang họp ở một địa điềm. Trong một cuộc họp bộ tham mưu chiến tranh ở Bạch Cung, Tổng Thống Bush đã lấy quyết định cho đánh ngay, một hành động còn được gọi là "đánh chặt đầu" (decapitating), giết chết bộ Tổng tư lệnh Iraq, kể cả Saddam Hussein, cũng giống như chặt đầu một con rắn độc, như vậy khỏi tốn công mà cũng thanh toán được chế độ.
Saddam đã thoát chết, nhưng hình như đã bị thương và rất có thể ban lãnh đạo Iraq đã bị rúng động. Đợt oanh tạc thứ hai của Mỹ vào Baghdad đã bắt đầu từ trưa thứ năm (giờ Mỹ) và các hoạt động quân sự đã trở nên liên tục dồn dập. Quân Mỹ tiến từ Kuwait đã chiếm được một số thị trấn, kể cả Umm Qars, hải cảng duy nhất của Iraq nằm trên một dải đất hẹp thông ra Vịnh Ả rập, đồng thời bao vây Basra, thành phố lớn thứ nhì sau Baghdad. Hàng trăm quân Iraq đã đầu hàng. Ở miền Tây Iraq, quân Anh-Mỹ đã chiếm hai căn cứ chiến lược phòng không quan trọng là H2 và H3. Những diễn biến trên cho thấy Mỹ đang theo đúng chiến lược đánh tỉa dần để tiến về Baghdad. Những trận đánh lớn có thể xẩy ra khi Mỹ gặp các sư đoàn Vệ binh Cộng hòa Iraq, nhưng Mỹ không gấp vì vẫn có hy vọng làm Iraq suy yếu dần để bộ Tư lệnh Trung ương Iraq phải nản lòng mà đầu hàng. Các phi đoàn B-52 đã rời khỏi căn cứ ở Anh, khởi sự màn "choáng váng kinh hoàng" từ trên trời dội xuống Iraq.

Trong khi chiến tranh tiếp diễn, các cuộc biểu tình phản chiến đã nổ ra trên khắp thế giới từ Úc châu, Á châu, lan rộng mau lẹ ở Âu châu, Trung Đông và cả Mỹ. Trong thế giới Ả rập những người biểu tình giận dữ la ó chống Mỹ. Tại Ai Cập và Syria, đoàn biểu tình đòi trục xuất Đại sứ Mỹ. Tại Á châu các nước có nhiều tín đồ Hồi giáo như Indonesia, Malaysia, Pakistan nổi lên phong trào bài Mỹ gay gắt. Tại Calcutta, Ấn Độ, khoảng 1,000 người biểu tình định xông vào Trung tâm Văn hóa Mỹ, bị Cảnh sát chặn lại. Tuy nhiên hai ngày sau khi cuộc chiến bắt đầu, Tổng Thống Bush loan báo số nước ủng hộ Mỹ đã gia tăng đến hơn 40 nước.
Cuộc chiến này chắc chắn sẽ đem lại phần thắng cho Mỹ để thay đổi chế độ Iraq. Nhưng thắng với giá nào" Câu hỏi chưa được trả lời. Ngay trước mắt có một vấn đề tiên quyết: Mỹ phải lật đổ mau lẹ chế độ Saddam Hussein chớ không thể để cuộc chiến kéo dài mà không bắt hay giết được Saddam. Hai phần ba dân chúng Mỹ ủng hộ TT Bush đánh Iraq và chỉ số chứng khoán New York đã vọt lên vì dân chơi chứng khoán đã cá cược vào điểm chiến tranh sẽ kết thúc mau lẹ. Nhưng nếu chiến tranh Iraq kéo dài và nếu số thương vong Mỹ lên cao, sự ủng hộ của dân chúng có thể đổi ngược về phong trào phản chiến, trong khi những phí tổn về chiến tranh cộng thêm với tình trạng bấp bênh của kinh tế vì sự thâm thủng ngân sách trường kỳ sẽ tạo mối nguy lớn cho tư thế chính trị của ông Bush vào năm tới. Đối ngoại tình thế còn phức tạp hơn dù Mỹ có chiến thắng mau lẹ.
TT Bush đã gạt HĐBA sang một bên để đánh Iraq, bất chấp sự phản đối của một số nước đồng minh lâu đời như Pháp và Đức, làm rạn nứt khối NATO, Nga và Trung Quốc cũng chống đối vì những lý do dễ hiểu, trong khi các nước Hồi giáo còn chống mạnh hơn và đa số các nước khác trên thế giới cũng bất mãn. Thời hậu Saddam, Mỹ còn phải đóng quân lâu ở Iraq giữa một tình hình quốc tế như vậy là cả một chuyện đáng ngại. Đó là chuyện đường xa, còn hơi sớm để bàn đến vì cuộc chiến Iraq chỉ mới bắt đầu. Nhưng vào lúc này, người ta phải nhìn nhận TT Bush đã có quyết tâm và ý chí làm được hai việc mà trước đây không một ông Tổng Thống Mỹ nào làm nổi.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ đã ra tay đánh trước một nước chỉ vì nghi nước đó tích lũy vũ khí giết người hàng loạt với ý đồ tấn công Mỹ và các nước khác. Sự nghi ngờ đó có thể đúng, nhưng truyền thống đối ngoại của Mỹ xưa nay vẫn không có lệ ra tay trước để trừ hậu họa (preemptive strike). Và lần đầu tiên trong lịch sử LHQ, Mỹ tấn công một nước để thay đổi chế độ cai trị của nước đó. Hiến chương LHQ cấm can thiệp vào việc nội bộ của nước khác, nên Mỹ đã vi phạm Hiến chương đó chăng" Bất luận tình hình như thế nào, tôi nghĩ việc TT Bush dùng vũ lực lật đổ Saddam Hussein cũng đủ làm các anh cầm đầu các chế độ độc tài đảng trị trên thế giới lo sốt vó, bởi vì lá bùa hộ mạng "chuyện nội bộ" của mấy anh nay coi như đã hết linh. Như vậy chẳng phải tốt hay sao"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.