Hôm nay,  

Chuyện Ngày Xanh

01/10/200600:00:00(Xem: 5004)

Bạn có bao giờ nhớ tới hai câu thơ thân thuộc từ những ngày xanh trong trang Lưu Bút học trò
Thân nhau mới tặng ảnh nầy .
Để làm kỷ niệm những ngày xa nhau .
Dù cho ảnh có phai màu
Xin đừng xé bỏ mà đau lòng nầy
chắc chắn tất cả chúng ta, dù trai hay gái cũng đã từng nắn nót ngòi viết lá tre chấm mực tím gò hai câu thơ trên vào mỗi độ gần hè , khi hoa phượng đỏ lựu rơi rắc lửa trên bãi cỏ non.
Hai câu thơ ngây ngô chứa đựng tất cả chân thành của tuổi học trò, tuổi xuân xanh
Thời gian học Tiểu học, còn quá nhỏ , chúng ta dường như chưa có đủ khả năng để viết lại những cảm nghĩ của mình ngoài những bài học thuộc lòng “Quốc Văn Giáo Khoa Thư “ những bài chính tả , luận văn ngắn tả cảnh, tả thú vật ...
Hình như chỉ tới khi học lớp nhất chúng ta mới bắt đầu chuyền tay nhau những cuốn tập mỏng để xin tấm hình của các bạn cùng với vài lời nhắn gởi nhớ nhung ba tháng hè xa cách nhau vì đây là lớp cuối Tiểu học, sau kỳ thi tuyển lên Đệ Thất , bạn bè sẽ phân tán
Sau đó lên bậc Trung học Đệ nhất cấp , quyển “Lưu bút ngày xanh “ càng gắn bó với tuổi học trò. Cùng thời gian làm " Bích báo " cho lớp , gom góp bài cho Báo Xuân nhà trường , không năm nào chúng ta không chuyền tay nhau trong lớp học trước khi bãi trường , những quyển sách nhỏ , giấy pelure màu xanh , những giòng mực tím ... trong đó ghi chú biết bao nhiêu tình cãm thân thương mà chúng ta ôm ấp suốt ba tháng xa cách bạn bè
Nhớ mình nâng niu thương quí cuốn tập “lưu bút ngày xanh “ vô cùng, đi về quê cũng mang nó theo liền bên , lúc nào nhớ bạn bè thì mở ra để nhìn hình bạn, đọc những dòng chử nắn nót nhắn gởi thân thương và ...khóc
Trang Những ngày xanh mở ra để tất cả chúng ta cùng nhìn lại quá khứ, gợi nhớ lại một thời làm học trò trong trắng ngây thơ thanh khiết như tà áo trắng khép mở biết bao nhiêu tâm sự
Xin mời tất cả các bạn , tất cả ... xuất thân từ bất cứ ngôi trường Trung học nào trên miền quê hương thương yêu của chúng ta, từ Saigon đến các tỉnh, từ trường Trung học công lập hay Tư thục ... tất cả mọi trường Trung học, mọi miền đất nước, hãy cùng góp vào trang những ngày xanh đôi dòng lưu niệm tuổi học trò một thời với ngôi trường dấu yêu xưa, thầy cô , bạn cũ.
Chị Trương Ngọc Bảo Xuân, sinh họat thường xuyên trên phố rùm Việt Báo, Nhóm Gia Long&Thân Hữu , với tên là Tý Xuân. Chị thường viết về những ngày thơ ấu, mà chị như giải thích, giống như mình là “superman” bay ngược chiều quay của trái đất , trở về những ngày xanh…
Những ngày xanh, ba chữ nầy gợi lại biết bao nhiêu hoa và bướm ngày ta còn nhỏ xíu chưa biết mộng với mơ, chỉ biết thương Thầy nhớ bạn.
Xin gởi nơi đây chút tình học trò
Lưu Bút Ngày Xanh
Tý Xuân


Lưu Bút Ngày Xanh

“ Lưu bút ngày xanh để gọi là
Món quà kỷ niệm những ngày qua
(Sơn Ca)
Năm nay tui vừa bước qua tuổi hai con số năm. Mái đầu đã len lén tóc bạc, vậy mà, chuyện gì xảy ra hồi tuổi học trò cũng nhớ hết. Thiệt đúng là “ người già nhớ trước quên sau” mới hồi nảy ăn món gì vô miệng đã quên rồi mà “chiện” gì từ năm một ngàn chín trăm hồi đó thì nhớ hổng sai! Nhớ hồi học tiểu học, những bài Học Thuộc Lòng cô bắt phải thuộc. Cũng nhờ thuộc mà bây giờ mới còn nhớ trong lòng. Để coi coi quí vị có nhớ như tui hông"""
Hoa tím ngày xưa ai gửi lại
Trang thơ Lưu Bút nụ quỳnh hương
(Quỳnh Hương)
Cái vụ Lưu Bút Ngày Xanh đó, là “chiện” êm đềm, dễ thương, rõ ràng trong trí nhứt.
“Ngày còn thơ nằm trên võng đưa... mơ màng...
Lòng thầm mơ bao nhiêu giấc mơ... huy hoàng...
(Bản Nhịp Võng Ngày Xanh của Hoàng Trọng và Thanh Nam)
Tuổi thơ ấu đi liền với cái võng đu đưa.. và những ngày tiểu học...
Từ lớp Năm cho tới lớp Nhứt tui học ở trường Tiểu Học Tôn Thọ Tường nằm trên đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Trường Tôn Thọ Tường là trường dạy con gái đối diện trường con trai là trường Trương Minh Ký. Con gái tụi tui hổng hiểu sao thù ghét con trai dễ sợ vậy". Hễ tên nào lạng quạng dám băng đại lộ đi phớt qua cổng Tôn Thọ Tường là bị tụi con gái ca liền:
Ế ế, Trương Minh Ký bắt chí Tôn Thọ Tường.
Con gái đứa nào mà hổng sợ có chí, vậy mà dám đem cái sợ của mình chọc tụi con trai, chứng tỏ dù chưa đủ tuổi đám nữ nhi cũng đã lộ ra tánh hung dữ ăn hiếp chồng rồi!"!"". Mà điều... chọc rồi mạnh đứa nào đứa nấy ... chạy trốn. Trốn sau lưng nhau trong vòng cổng trường chớ đâu. Để rồi, bữa nào có con nhỏ tài lanh xâm mình dám “dzọt” ngang biên giới là tức thì, bị tụi con trai rượt theo làm thơ liền:
Ê Ê Tôn Thọ Tường ăn đường ỉa chảy...
Đó là những ngày còn lớp tư lớp năm. Năm lớp Nhứt, hơi hơi mơ mộng, biết cái vụ viết nhựt ký rồi, cuối năm đó tụi bồ mình phải đi thi Đệ Thất, ba má hy vọng cho con mình lọt vô một trong mấy trường Trung Học công lập như đứa thi vô Gia Long, đứa thi Trưng Vương, Mạc Đĩnh Chi... đứa nào nhà nghèo quá cha mẹ bắt ở nhà giữ em... tan hàng rã ngũ, mới vội vàng xin tiền cha mẹ, hay để dành tiền ăn nước đá nhận xịt xirô đặng mua cuốn sổ bìa cứng, hơi mắc mắc tiền, làm cuốn Lưu Bút Ngày Xanh xin “trò” tấm hình... (lúc chơi với nhau kêu nhau bằng trò cho có vẻ có học còn lúc giận nhau thì gạch một vạch phấn ngang bàn,”xịt mầy ra” đứa nầy hổng được lấn qua bên đứa kia à!)... kèm vô những lời từ biệt.
Ngày nay, giở cuốn LBNX ra, mắt thì ứa ứa mà miệng thì cười mỉm chi.
Từ trang, từ trang hiện ra... hình. Đứa nào cũng dán vô một tấm hình có đủ hai cái lỗ tai. Dĩ nhiên năm đó đứa nào cũng phải có hình để nộp đơn đi thi Trung Học mờ. Xung quanh tấm hình thế nào cũng có vẽ đủ bộ hoa lá cành. Hoa là hoa tigôn, lá là lá nho có giây có nhợ tréo qua xẹt lại tùm lum. Vẽ lá nho, bông tigôn là vì hai loại nầy vừa dễ thương vừa dễ vẽ. Có đứa cần xử dụng cây viết chì hai màu xanh đỏ là đủ rồi. Phía dưới tấm hình sau hàng chữ “Mến tặng trò Xuân tấm hình” ( chắc sợ quên tên!) làm sao mà thiếu bốn câu thơ cho có vẻ thi sĩ:
Thân nhau mới tặng ảnh nầy
Để làm kỷ niệm những ngày xa nhau.
Dù cho ảnh có phai màu
Xin đừng xé bỏ mà đau lòng nầy.
Những tấm hình, những khuôn mặt ôi sao mà nó ... nhỏ xíu, nó thơ ngây, nó mơ mộng, nó “ngát một niềm thương” làm sao... Đa số hình đứa nào cũng cười. Cười đủ kiểu. Đứa nào miệng hô hô thì cười hổng hở răng, đứa móm thì cười mím lợi, đứa nào có hàm răng như ngọc, như ngà thì cười nhăn răng như khỉ, đứa nào tánh tình hơi hiểm, bữa nào viết chánh tả thì ưa lấy tay che che, bụm bụm lại hổng cho con quỷ kế bên “ cọp dê” thì cười hổng hở răng, đứa nào có số làm quan thì bất kể, biết cách cười nghiêm từ hồi còn chưa biết bận “xú cheng”, ôi đủ loại cười ...
Hình con nhỏ Đến. Mai Thị Đến. Con nhỏ nầy làm tui ứa nước mắt nhiều nhứt. Nó hay bị lũ “trò” ngạo giản dị :
-Ê ê, mai mầy Đến mốt mầy Đi bữa kia mầy… Chạy.
“Đây bài thơ viết lúc chia xa
Xin giữ dùm nhau chút đậm đà
Vào kiếp phong trần đời sóng gió
Tim còn giữ lại tháng ngày qua”
(Hương Xuân)

Ngày…Tháng 7 Năm 20….
Bữa nay nhớ thêm một “chiện”.


Hồi còn sống Ba tui hay nói “tánh con người lộ ra lúc còn nhỏ, bởi vậy phải dạy con từ thuở còn thơ... Tánh con nóng nảy dữ dằn quá ! con gái phải tập nhịn nhục bớt” Chưa hiểu mấy cứ tưởng ba dặn phải nhịn con nhỏ em vì tui có nhỏ em kế, tuổi con cọp cầm tinh con “gấu”""" nên nó dữ quá xá quà xa qua xà quá xạ!. Một kỷ niệm lúc còn học lớp tư ở Tôn Thọ Tường. Tui thường đi về chung với chị em con nhỏ bạn. Tui thương thân nó lắm. Nhà tui ở trong Sở Lục Hình nằm trên đường Nguyễn Trung Trực. Nhà chị em nó thì ở trong Phủ Phó Tổng Thống đường Gia Long cho nên bữa nào tui cũng đi ngược trở lại hai khúc đường để rủ chị em nó đi học. Thân bực nào! Nói đúng ra tui khoái khúc đường đó tại vì có đi ngang qua vườn Bồ Rô (vườn Tao Đàn) để lượm bông cây sao từ trên ngọn cây rớt xuống, bông có hai cái cánh vừa rớt vừa quay mòng mòng ngộ lắm.
Nhỏ chị tánh hiền khô, bằng tuổi tui. Nhỏ em dữ như quỷ y như con em tuổi cọp của tui. Nhiều buổi chiều ba đứa đợi ba tan sở tới rước về. Còn nhớ chiều hôm đó ba đứa xề trước cổng trường ngồi chồm hổm đánh chuyền chuyền bằng đủa với trái banh đó, các bạn kẹp tóc còn nhớ hôn" món ruột của tui đó nha, đánh từ ăn một cho tới ăn mười đó nha. Đánh mấy hiệp tui ăn đứt cả hai chị em nó.
Con chị thua rồi ngồi cười hì hì. Con quỷ em đanh đá hết cở. Nó thua nó tức tay cầm bình mực tím dở cuốn vở của tui ra nó đổ nguyên bình mực vô tập của tui. “Chời” ơi nó gặp tui đâu vừa gì, (quên hết trơn lời ba dạy) mạng “xích lịch hỏa” của tui phựt lên, tui chộp cuốn vở của nó, “sang” phần mực còn đọng linh láng trên vở của tui qua cuốn vở của nó! rồi tui còn ập lại để cho mực lan qua trang bên kia nữa. Nó làm dơ một trang của tui, tui làm dơ HAI TRANG của nó! Nó rống lên khóc hù hụ.
Bất ngờ từ đằng sau tiếng của ông nào đó rầy :
- Ê ê. Sao làm kỳ vậy" sao đổ mực lên tập vở vậy em nầy" Sao chơi kỳ vậy"
Dòm lại thấy ông nầy đứng xớ rớ ở đây từ lúc nào hổng hay.
Còn đang tức khí, hỗn hào xon xỏn tui đớp liền:
- Ai biểu nó đổ mực vô vở tui trước chi.
Ổng nói:
- Nó có lỡ đổ thì thôi, chỉ một tập bị dơ thôi, đàng nầy em lại sang qua tập của nó. Thay vì em xé bỏ một trang bị lem mực đi thì hết dơ rồi. Bây giờ thì em làm dơ luôn hai cuốn. Tánh em vậy là xấu lắm”.
“Chời” ơi tui tức lồng lên. Thằng cha nầy ở đâu khi không nhào vô binh con quỷ “dzô dziên” xí xọn. Tức thôi mà đâu dám cãi gì bởi vì thấy ông ta lạ hoắc đen thui như Ấn Độ (hồi đó tui sợ Ấn Độ lắm) ngán tụi “mẹ mìn bắt cóc con nít ăn thịt” (nghe người ta đồn như vậy) nên cả ba đứa cùng né né qua góc tường. Ngồi chù ụ một hơi, xe Vespa của ba tui và xe hơi của ba nó cùng tới rước ba đứa về. Từ đó về sau tui “xịt” chơi hai chị em nó ra.
Nhiều năm trôi qua. Nghiệm thấy tánh mình quả có bộc lộ từ nhỏ. Tánh tui bị ai làm điều gì đau đớn thì cũng hay đợi dịp để trả đũa. Nhưng trước khi trả đũa tui cũng thường nhớ lại chuyện xưa, cân nhắc lại coi mình có trả đũa đúng hay không. Và có cần thiết trả đũa mà để mất đi một người bạn thân thiết không, hay phải tập uống vô ly nước lạnh, có khi phải uống hai ba ly, để dập tắt cơn “xích lịch hỏa” và khỏi mất đi tình bạn. Ước gì gặp lại người đàn ông đó để mà nói lời cám ơn ông đã dạy tui một bài học từ mấy chục năm trước tui nhớ tới bây giờ (đừng làm dơ hết cả hai cuốn vở). Ước gì Ba còn sống để tui nói cho Ba biết là tui đã hiểu, nhịn là nhịn nhục dài theo đường đời của mình chớ hổng phải chỉ nhịn con nhỏ em tuổi con cọp, cầm tinh con chằng!.
Muốn lên Trung học, có nhiều chiện đặng kể lắm mà sao tâm trí tui cứ còn lẩn quẩn ở trong trường Tôn Thọ Tường nầy hoài hổng biết nữa.
Bạn ơi, ngoài mấy con nhỏ bạn dữ, tui còn nhớ con nhỏ bạn hiền ngồi kế tui trong lớp Tư. Nó tên Cầu, họ gì đâu mà nhớ, vậy mà, cái khuôn mặt buồn thiệt buồn thì tui hổng quên dù lúc đó mình mới có bảy tám tuổi gì đó. Nó ốm nhách như khô mực. Tóc nó dài thắt bính cột dây thun để thả hai bên vai. Da nó xanh mướt. Nó ngồi kế tui phía vách tường. Tui nhớ con nhỏ tánh tình thiệt là yên lặng. Tui hông nhớ nó có nói chuyện gì ngoài mấy câu như :
- Trò trò cho mượn cây thước.
- Trò trò tô dùm tui chữ nầy (hổng nhớ tại sao mà nó mượn mình tô dùm chữ cho nó")
- Trò trò cho mượn cục gôm.
- Trò trò trò trò....
Tui có cây viết chì có mùi thơm, bạn còn nhớ hôn" cây viết chì thơm mắc hơn viết chì thường. Đứa nào có cây viết chì thơm là ngon lắm. Tui hay cho nó hít hửi chung. Tui có mà nó hổng có tức là tui “ giàu” hơn nó rồi. !"! Tựu trường đâu chừng một hai tháng, chưa tỏ tường chuyện nhà của nhau chẳng hạn như những câu hỏi bình thường là nhà trò có mấy anh chị em, ba má trò làm nghề gì nhà trò nghèo hay giàu... thì một hôm tui hổng thấy nó đi học. Còn nhỏ, sợ cô hơn sợ cha mẹ đâu có dám hỏi. Tới chừng một ngày đó cô tui bổng dưng chỉ tay chổ trống kế tui mà nói:
- Em nào lên đây ngồi thế chỗ.
Tui gồng mình hỏi đại:
- Trò Cầu đâu cô"
Cô buồn hiu trả lời:
- Em Cầu chết rồi.
Tui tự dưng chảy nước mắt, hỏi:
- Cô ơi sao trò Cầu chết vậy cô ".
Cô nói:
- Em Cầu bị bịnh thương hàn.
Các bạn ơi, đứa bạn trẻ thơ đó, cứ đeo đẳng bên tui, tới giờ phút nầy vẫn làm cho tui phải nhớ nó hoài. Hổng nhớ rõ mắt nó một mí hay hai mí, chỉ nhớ là buồn lắm. Buồn u ám. Làn da nó xanh mướt. Bịnh gì mà giết người một cách mau lẹ, chết không kịp cho tui gặp mặt vậy" và tại sao tui không thể quên nó được"""
Từ đó tui cứ sợ bịnh thương hàn!
Còn đâu chân sáo nhảy
Bước nhỏ mãi tung tăng
(Kỷ niệm, Hương Xuân)
Tui còn nhớ trong sân trường có một cây thị khẳng khiu. “Trái thị rớt bị bà già”, cứ ngóng ngó hoài mà có thấy trái thị nào đâu" thơm thì thơm lắm, lại gần là có mùi thơm phức. Lại có mấy cây cao thiệt là cao, cây cổ thụ" hay là vì mình còn nhỏ quá thấy cái gì cũng lớn, cũng vĩ đại" Tui nhớ có cây nầy tụi mình hay tụ tập dưới gốc. Nó hay tuôn xuống hổng biết là bông hay là hột, màu vàng hình dạng như ngôi sao nhỏ xíu lại có lỗ ở chính giữa. Tụi học trò thường hay lượm lượm gom được một đống trong lòng bàn tay lấy kim xỏ sợi chỉ rồi luồn vô lỗ xỏ xâu. Xỏ được một xâu đeo cổ là thấy mình đẹp quá xá quà xa.
Rồi còn cái vụ lấy len hai ba màu với cây móc rồi móc mấy cái bông hoa gắn lên đầu cây viết chì làm dáng. Có khi làm cho mấy nhỏ bạn, đứa nào mà cứ học hoài học hủy mà chớ có móc được một lằn nữa. Tối gì mà tối dạ dữ thần! Tui nhớ tiếng trống trường đánh thùng thùng thùng. Cái trống bự tổ chảng đặt trong hành lang ông già gác dan có phận sự đánh trống:
Trống trường đã đánh thùng thùng
Sao không đi học còn ngồi chi đây
Đến trường nghe lấy lời thầy
Học hành chăm chỉ sau nầy sướng thân.
(Bài Học Thuộc Lòng)
Tui nhớ cô dạy thể thao mỗi buổi sáng. Cô bận quần đùi, áo thun, hình dạng như lực sĩ. Cô hớt tóc bum bê. Một trò chơi của cô là, cô vừa nhảy lên vừa dơ hai cánh tay lên trời vừa la:
- Cò bay…
Mình cũng nói “cò bay” rồi nhảy lên vừa nhảy vừa đưa hai cánh tay lên trời.
Cô nói:
- Chim bay…
Mình cũng nói “chim bay” rồi cũng đưa hai cánh tay lên trời nhảy lên. Én bay... Cô cứ đem hết những con thú nào biết bay, mình bay theo thì không sao, thỉnh thoảng bất ngờ cô chen vô “Nhà bay”, đứa nào không chịu để ý cứ như con khỉ bắt chước nhảy cẩng lên dơ hai tay lên trời lập lại “Nhà bay” hay “Trường bay” là bị loại ra cho đứng ngoài chơi cô đơn.

Biên Soạn: Trương Ngọc Bảo Xuân

CÒN TIẾP

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.