Hôm nay,  

Tâm Lý Chiến Tranh

9/7/200600:00:00(View: 3515)

 Tuần tới đến ngày kỷ niệm khủng bố đánh sập hai tòa nhà ở New York và một góc nhỏ của Ngũ giác đài ở Thủ đô Mỹ. Năm năm trôi qua, thiết tưởng lúc này cũng nên xét đến ý nghĩa cuộc chiến tranh chống khủng bố khác với những cuộc chiến lớn trong quá khứ như thế nào. Thế giới đã biết hai cuộc đại chiến trong thế kỷ 20 và cả một thời kỳ gọi là chiến tranh lạnh sau Thế chiến II. Hậu quả thảm khốc của ba cuộc chiến đó đã tạo ra một dư âm đặc biệt trong tâm lý quần chúng. Đó là tâm lý sợ chiến tranh, sợ chết chóc và tàn phá, lo bảo toàn an ninh cho chính mình. Ít người nghĩ đến trạng thái tâm lý quá thông thường này, nhưng các tổ chức khủng bố xuất phát từ các phe Hồi giáo quá khích đã lợi dụng đến tối đa khía cạnh tâm lý đó.

Khủng bố có ý nghĩa đơn giản là reo rắc sự sợ hãi. Nạn khủng bố manh nha từ cỡ nhỏ trong cuộc chiến của nhóm Hồi giáo cực đoan chống Israel ở Palestine. Nó đã được Osama bin Laden phát động thành một cuộc chiến quốc tế đầu thập niên 90 thế kỷ 20 và đến đầu thế kỷ 21, thế giới đã thấy một hình thức chiến tranh quái đản chưa từng có trong lịch sử loài người. Sau vụ khủng bố ngày 9-11, một cá nhân không có tổ quốc là bin Laden đã tuyên chiến với cả một nước mạnh nhất thế giới là Mỹ. Bọn khủng bố do bin Laden cầm đầu dùng các loại vũ khí như cướp phi cơ, bom tự sát, xe chở bom đánh vào nơi đông người, Nhưng đó chỉ là mặt nổi, mặt chìm của chiến lược khủng bố có mục tiêu tối hậu là gây hãi hùng với những hậu quả thật lâu dài về kinh tế cũng như về tâm lý ở Mỹ và nhiều nước Tây Âu. Nó đã có hiệu quả.

Vậy tâm lý chiến tranh của Mỹ như thế nào" Ngay từ đầu Tổng Thống George W. Bush đã nhắc nhở đến "trục" Tam Ác Iran, Iraq, Bắc Hàn. Chữ "trục" dùng ở đây rất có ý nghĩa. Nó gợi nhớ đến "trục" Đức, Ý, Nhật thời Thế chiến II, và người ta không quên thời đó Mỹ đã lãnh đạo đồng minh đánh tan khối "trục" để tạo hòa bình cho thế giới. Vũ khí của Mỹ thời đó hiển nhiên là sức mạnh quân sự. Thời nay TT Bush có ý muốn nói nếu có nhiều đồng minh hợp tác với Mỹ, nạn khủng bố sẽ sớm bị tiêu diệt. Mấy tháng gần đây, sau khi nạn khủng bố tái phát ở Afghanistan và nạn bạo động khủng bố đẫm máu gia tăng mạnh ở Iraq, các giới chức Mỹ bỗng nhắc đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản quốc tế do Nga cầm đầu. Cố nhiên người ta hiểu cộng sản sụp đổ không phải do vũ khí hay quân đội Mỹ mà do sự bao vây của các nước đồng minh, nhất là sự phong tỏa kinh tế và các hình thức chiến tranh lạnh khác. Do đó cuộc chiến chống khủng bố, hay Tam Ác còn lại ngày nay là Bắc Hàn và Iran, cũng không nhất thiết cần phải dùng đến vũ lực.

Tuy nhiên phép ẩn dụ ở đây cũng có điều không đúng lắm. Chiến lược bao vây và phong tỏa chỉ có hiệu quả khi Mỹ đứng "ở ngoài" các nước Cộng sản. Bây giờ Mỹ đã đứng "ở trong" hai nước Iraq và Afghanistan, làm sao bao vây kinh tế" Đó là kế vô thi. Ngược lại Mỹ còn phải nhồi hàng trăm tỷ đô-la vào hai nước này cho chiến phí, xây dựng quân đội, cảnh sát chính quyền dân cử và cấp cứu đói khổ thương vong cho dân chúng nạn nhân của các vụ tàn sát bạo ngược giữa các hệ phái và sắc tộc. Bao vây kinh tế chỉ có thể thi hành đối với những nước có kẻ thù cầm đầu, như các chế độ công sản năm xưa. Và cũng phải nói thêm một hiệu ứng bên lề của phép ẩn dụ. Mỹ đã thắng Cộng sản quốc tế, Liên Xô tan vỡ, nhưng ngày nay vẫn còn tồn tại những chế độ Cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam. Đối với những nước này, thay vì những từ ngữ như bao vây hay phong tỏa, người ta đã nói đến giao thương và mở cửa thị trường nhiều hơn bao giờ hết. Hiển nhiên tâm lý chiến tranh cũ không còn được áp dụng nữa, nên dù có những đấng anh hùng tâm lý của thời chiến tranh lạnh được nấu lại như nấu nhựa dẻo cũng bằng vô ích.

Vậy làm thế nào chống khủng bố" Trước hết phải nhìn nhận một sự thật phũ phàng: không thể tận diệt nạn khủng bố, nếu loài người không dứt bỏ được con quỷ khủng khiếp là sự tự sát vẫn núp kín trong tâm thức con người từ thời tiền sử. Nói diệt hết nạn khủng bố cũng tựa như nói đã diệt được hết cái nghiệp tự sát của loài người. Bởi vậy cần phải nhìn nạn khủng bố theo một góc cạnh khác hẳn và đây cũng là đặc điểm của loại chiến tranh mới thời nay. Chống khủng bố trước hết và trên hết vẫn là tăng cường tối đa sự đề phòng mọi hình thức khủng bố, kể cả hơi độc hay "bom bẩn", áp dụng triệt để các biện pháp an toàn trong các đám đông. Nhưng nếu rồi đây ở Mỹ hay ở bất cứ nơi đâu, có một quả bom tự sát nổ, điều đó không có nghĩa là cuộc chiến chống khủng bố đã thất bại. Đó chỉ là điều không thể tránh, vì hãy hỏi mỗi ngày có bao nhiêu vụ tự sát trên thế giới.

Chống khủng bố cũng không có nghĩa là chỉ cần giết được hay bắt được các tay cầm đầu khủng bố. Bởi vì Osama bin Laden đã tạo được một mầm mống vô cùng độc hại, tiêu biểu cho hình thức chiến tranh thế kỷ 21. Đó là tư tưởng Thánh chiến Hồi giáo duy căn đang nẩy nở trong nếp sống của giới trẻ ở nhiều nước tân tiến. Và lạ lùng làm sao, phần lớn những người mới đây bỏ đạo cũ để theo Hồi giáo lại là những kẻ hăng say nhất, sẵn sàng nhập cuộc Thánh chiến (Jihad) để nhận lấy cái chết vì đạo. Bởi vậy cuộc chiến chống khủng bố sẽ là cuộc chiến lâu dài, như TT Bush tuyên bố tuần này trước ngày kỷ niệm 9/11. Nhưng phải chăng khủng bố đã xuống cấp" 5 năm đã qua, khủng bố không đánh một đòn nào vào nước Mỹ, đó không phải khủng bố đã xuống cấp, mà vì khủng bố đã chọn được một địa bàn khác thuận lợi hơn để đánh Mỹ. Đó là mặt trận Iraq và Afghanistan, nơi quân Mỹ đã có mặt. Chiến lược của Jihad là đánh nơi nào Mỹ khó đề phòng nhất và dễ đạt mục tiêu nhất. Quân Mỹ đã có mặt ở hai mặt trận trên bộ nên khủng bố đánh vào đó, để làm Mỹ chảy máu người và chảy máu kinh tế.

Rút cuộc về chiến lược, Mỹ đã tự đi vào một địa hình do khủng bố lựa chọn, nên đã mất thế chủ động. Tình trạng này rất nguy hiểm, Mỹ không thể rút quân ra khỏi Iraq với bất cứ lý do nào. Vì nếu thất bại ở Iraq, Mỹ sẽ bị coi như đã thua trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. Đã đâm lao phải theo lao, biết làm thế nào" Trừ phi giới lãnh đạo Mỹ có được một tâm lý chiến tranh thích hợp hơn với thời thế mới.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bạn cứ thử tưởng tượng đi: Tác giả qua Mỹ lúc mới 11 tuổi, đã lớn lên và thành đạt trong ngành y khoa ở quê người, nhưng có lẽ vì ‘đam mê thơ văn từ nhỏ’ như tác giả tâm tình, nên năm 1986 cũng đã xuất bản tập thơ ’Khi Bóng Chiều Rơi’, và bây giờ là một Tuyển Tập Truyện Ngắn & Thơ đầy tính tự sự và cảm xúc bằng ngôn ngữ của lời ca dao Mẹ.
The Guardian trong này 21/10 đã đưa ra những hình ảnh đáng buồn cho quân đội Mỹ tại bắc Syria. Họ đã phải rút quân trong sự la ó phản đối, và người dân còn ném thức ăn vào đoàn quân xa khoảng 100 chiếc của Hoa Kỳ.
Thời gian gần đây, “văn hóa đọc” dường như đã trở thành một mỹ từ thường xuyên được nhắc đến với nhiều bài viết rất tha thiết, rất nhiệt tình cổ xúy chuyện đọc sách giấy, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.
WESTMMISTER (VB) – Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập của nhật báo Việt Báo đã được đại gia đình Việt Báo và bạn hữu xa gần chúc mừng đại thọ 80 và tái bản phát hành Nhã Ca Hồi Ký và truyện dài Phượng Hoàng trong đêm Thơ Nhạc và Bạn Hữu rộn ràng tiếng cười và đầy ắp tình thân tại hội trường Việt Báo
Dưới cái nhìn của nhà nước Bắc Kinh, Hồng Kông kể như món đồ nằm sẵn trong túi, dù có biểu tình cỡ nào cũng khó tách rời.
Khoảng giữa tháng 10/2019, Samsung Display công bố kế hoạch đầu tư hơn 11 tỷ USD (13,100 tỷ won) vào hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất tấm nền QD-OLED dành cho TV.
SEOUL - Đối thoại quốc phòng hàng năm giữa Trungh Cộng và Nam Hàn sắp tái tục sau 5 năm gián đoạn.
TAIPEI - Vào ngày 20/10, Đảo quốc Taiwan tuyên bố không chấp nhận kẻ giết người Chang Tong-kai nộp mình tại Đài Loan, và khẳng định thẩm quyền Hong Kong phải giải quyết mọi thủ tục pháp lý cần thiết trước khi.
BEIJING - Phát biểu tại hội thảo an ninh hàng năm gọi là Xiangshan Forum ngày 20/10, bộ trưởng quốc phòng Wei Fenghe đả kích Hoa Kỳ kích động cách mạng màu tại các nước bằng chiến lược tầm xa, để gây ảnh hưởng nội bộ các nước này, trong đó có Trung Cộng.
Thủ  Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hôm Thứ Hai tuyên bố rằng ông không có thể thành lập chính quyền Do Thái mới, và rằng ông đang trả lại nhiệm vụ thành lập liên minh cho Tổng Thống euven Rivlin, đắp đường cho ứng viên khác để cố tắng thành lập chính quyền là lần đầu tiên trong hơn một thập niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.