Hôm nay,  

Dịch Kafka

04/06/200300:00:00(Xem: 4351)
Diễn đàn Talawas (www.talawas.org) hiện đăng bản dịch Nhật Ký của Kafka, theo như được biết, dịch từ bản tiếng Nga, của Đoàn Tử Huyến. Thử so vài đoạn với bản tiếng Pháp của Marthe Robert [một trong những chuyên viên về Kafka], thấy có khác.
Kafka là một tác giả "không thể không" (chữ của Kafka) dịch, và rất khó dịch, cả về ngôn ngữ lẫn tư tưởng. Kundera, trong Những Di Chúc Bị Phản Bội, cho thấy, chỉ một câu văn của Kafka thôi, dịch qua tiếng Pháp, cũng có đến vài bản dịch, và đều khác nhau, và Kundera chẳng chịu một bản nào, phải tự mình ra tay dịch lại.
Một trong những lý do dịch "hỏng" Kafka, theo Kundera, là do người dịch muốn trau chuốt câu văn, muốn tránh trùng lặp, cho nên thêm thắt, hoặc thay thế một từ bằng những từ tương tự. Trong khi K. luôn luôn, và vĩnh viễn, làø K.; Frieda là Frieda, không người tình, người bồ, cũng không bạn đồng hành, người giúp việc gái, thiếu phụ, thiếu nữ, bạn gái nhỏ....
Một trong những khó khăn nhất, theo tôi, khi dịch Kafka là làm sao... hiểu ông. Và cách hiểu nào thì cũng chỉ "tạm thời", bởi vì mỗi thời lại có một cách hiểu Kafka. Hiểu sao thì dịch vậy, mỗi dịch giả chọn cho mình một cách dịch.
Mới đây thôi, tờ Văn Học Pháp (Magazine Littéraire), sốù tháng Chạp 2000, đã cho rằng, cách đọc Kafka theo kiểu hiện sinh (existentielle), rằng, đây là một thiên tài nói lên (annonciateur génial) những điều ghê rợn của thế kỷ, cách đọc này đã qua rồi. Qua những tài liệu mới mẻ về tiểu sử Kafka của Reiner Stach, những nghiên cứu của Félix Guattari... cho thấy, nếu không hẳn là một người 'vui nhộn' (comique), chắc chắn đây là một con người sống động, xăng xái (dynamique), và.... mê gái (amoureux)! Một con người nổi loạn, không chịu khuất phục, mặc dù (hay là tại vì, à cause de) Thư Gửi Cha (Lettre au Père).
Sau đây là bài viết của J. M. Coetzee, nhà văn Nam Phi hai lần giải thưởng Booker, nhan đề "Dịch Kafka", trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, NYRB, sau in trong Stranger Shores, tiểu luận văn học (nhà xb Viking, 2001).

I
Vào năm 1921, nhà thơ Tô Cách Lan Edwin Muir và vợ Willa dời bỏ công ăn việc làm ở London và tới sống ở Lục Địa. Đồng đô la lúc này mạnh; họ hy vọng kiếm đủ sống, bằng cách điểm sách cho tờ báo định kỳ Mỹ, The Freeman.

Sau chín tháng ở Prague, vợ chồng Muirs dời tới Dresden, và họ bắt đầu học tiếng Đức. Willa lo dậy học, trong khi Edwin ở nhà đọc những nhà văn mới nhất viết bằng tiếng Đức. Do đồng tiền mất giá tại Đức, họ dời tới Áo, rồi Ý, rồi trở lại Anh. Tại đây, họ sử dụng cái vốn tiếng Đức mới có được, và trở thành những dịch giả nhà nghề. Trong vòng 15 năm, cho tới khi chiến tranh bùng nổ, như lời mô tả của ông chồng, nhà họ giống như một "xưởng dịch thuật". Cộng chung, họ dịch trên ba chục cuốn, quá nửa là do bà vợ. "Ôi chao, cuộc đời của hai đứa chúng tôi hầu như phí phạm hết vào việc chuyển tiếng Đức qua tiếng Anh," ông chồng hối tiếc, than thở, sau đó.


Một trong những may mắn mở đầu quãng đời phung phí đó, là cuốn Jud Suss, của Lion Feuchtwanger. Cuốn sách trở thành best-seller, và những nhà xuất bản London của họ hỏi, "Ông bà tính làm tiếp, với những tác giả nào"" Edwin vốn đã đọc cuốn Das Schloss, của Kafka, xuất bản sau khi tác giả đã mất, "Đây đúng là một cuốn tiểu thuyết rất ư là siêu hình, và thần bí... một thứ của hiếm, có thể là độc nhất vô nhị", ông chồng viết trong một lá thư. Bản dịch của họ được xuất bản năm 1930. Tuy chỉ bán được 500 cuốn, nhưng Kafka vẫn được tiếp tục dịch: Vạn Lý Trường Thành (1933), tuyển tập những truyện ngăn ngắn, Vụ Án (1937), America (1938), và sau chiến tranh, Xứ Trừng Giới, In the Penal Colony (1948). Những bản dịch của họ, mặc dù đầy lỗi, đã thống trị thị trường tiếng Anh kể từ lúc đó.
Ông chồng, Edwin Muir thấy rằng, nhiệm vụ của mình không những "không thể không dịch" Kafka, mà còn phải hướng dẫn độc giả đọc những bản văn mới mẻ và khó khăn đó. Những bản dịch của họ sau đó đều có "đính kèm" những "lời nói đầu", trong đó, Edwin "dẫn giải" Kafka, gần như hoàn toàn dựa vào bạn bè của Kafka, trong đó có Max Brod. Những lời dẫn như thế tỏ ra rất có ảnh hưởng, qua đó, chúng đề nghị Kafka như là một "thiên tài tông giáo... ở trong một thời đại bi quan", một nhà văn của những ám dụ tông giáo, quá bận rộn với cái chiều không thể đo được, của cõi đời và cõi thần (the divine). o
Như trên đã viết, mỗi người chọn cho mình một cách hiểu, và từ đó, không thể tránh được, là một cách dịch: quan điểm của ông bà Muirs về Kafka, như là nhà văn tông giáo đã ảnh hưởng tới những từ ngữ, câu kệ mà họ sử dụng trong khi dịch, làm sao ăn khớp với những lời dẫn. Và lẽ dĩ nhiên, những độc giả tiếng Anh đầu tiên đã không chút nghi ngờ chấp nhận cách giải thích Kafka của vợ chồng Muirs. Dính cứng vào những bản dịch - đặc biệt là trong Tòa Lâu Đài và Vụ Án - là cách giải thích của hai vợ chồng Muirs, cả hai, dịch và giải như thế đã là nguồn nghiên cứu của những nhà học giả về Kafka. Đặc biệt, ở Mỹ, bản dịch năm 1930, và lời bình 1930 được in đi in lại nhiều lần, gần như nắm độc quyền, ở Anh, đỡ tệ hơn, có bản dịch mới cuốn Vụ Án (1977), và Tòa Lâu Đài (1997).
Nhưng còn một lý do khác nữa, ngoài chuyện một mình một chợ của những bản dịch của Muirs. Bản dịch 1930 của họ dựa trên bản văn 1926 của Brod, và bản này bị "nhuận sắc" (edited) tơi tả, bởi Brod, khi ông cố tình dành cho thế giới một bản văn theo ý của ông. Chưa hết, ông ta còn sửa luôn cả cách chấm câu. Lại thêm lỗi nhà in. Không phải lỗi của họ, nhưng vợ chồng Muirs, như vậy, đã dựa vào một nguyên bản "không thể chấp nhận được".
(còn tiếp)
Jennifer Tran

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.