Hôm nay,  

Ucla: Dị Biệt Lớn Các Sắc Tộc Trong Tỉ Lệ Khám Tìm Ung Thư

9/25/200300:00:00(View: 4565)
Những Kẽ Hở Bỏ lại Hàng Trăm Ngàn Người có Rủi Ro
Theo một nghiên cứu mới của Trung Tâm Nghiên Cứu Chánh Sách về Sức Khoẻ, Đại học UCLA ("UCLA Center for Health Policy Research"), việc sử dụng các thủ tục khám tìm ung thư có khả năng cứu sống thay đổi trầm trọng, tuỳ theo chủng / dân tộc.
Những khác biệt trên các nhóm chủng / dân tộc - quy cho những hàng rào văn hoá, giáo dục, ngôn ngữ và những hàng rào khác nữa - vẫn tồn tại ngay cả khi so sánh chẳng hạn như những mức lợi tức hoặc tình trạng bảo hiểm sức khoẻ. Những tỷ lệ khám tìm thấp hơn làm giảm tỷ lệ tìm thấy bệnh sớm cho hàng trăm ngàn người dân California và làm giảm tỷ lệ sống sót cho những ai bị ung thư.
Phúc trình được dựa trên những dữ kiện từ Cuộc Thăm dò Phỏng vấn 2001 về Sức Khoẻ tại California ("2001 California Health Interview Survey (CHIS)") và được tài trợ bởi tổ chức "The California Endowment". Các nhà nghiên cứu xem xét những tỷ lệ khám tìm về ung thư tử cung, vú, ruột và hậu môn, và bộ phận sinh dục nam (prostate ) giữa nhũng người dân da trắng, La tinh, Á châu, Mỹ gốc Phi châu, thổ dân Mỹ / Alaska, và dân Hạ uy di và những người gốc đảo Thái bình dương khác.
Tác giả Ninez A. Ponce, một nhà nghiên cứu của Trung tâm và là phụ tá giáo sư về dịch vụ sức khoẻ tại "UCLA School of Public Health", và cũng là một thành viên của "Johnson Comprehensive Cancer Center" tại UCLA nói: "Những tìm thấy của chúng tôi nhấn mạnh sự thực là những khác biệt về chủng / dân tộc trong việc khám tìm ung thư và những dịch vụ sức khoẻ khác có thể thấy ngay trong những nhóm xã hội kinh tế tương tự, chẳng hạn như các gia đình lợi tức thấp và những người được bảo hiểm " Medi-Cal ".
Tác giả Susan B. Babey , một nhà nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chánh Sách về Sức Khoẻ, Đại học UCLA, nói: " Rõ ràng là hướng mục tiêu đầu tư khéo léo vào những nhóm chủng tộc và dân tộc cá biệt có rủi ro vẫn còn là một bước đi cần thiết để cứu mạng sống tại California và làm giảm gánh nặng về chăm sóc ung thư đoạn sau trên hệ thống chăm sóc sức khoẻ của tiểu bang ".
Alicia Lara, Phó chủ tịch chương trình của " The Endowment " nhận xét : " Cải thiện sức khoẻ của những cộng đồng đa dạng tại California tuỳ thuộc vào tin tức tất yếu này ; tin tức này giúp nhận thấy rõ những kẽ hở hiện có về việc chăm sóc sức khoẻ và cung cấp cho những nhà lãnh đạo về sức khoẻ và những tổ chức cộng đồng tin tức để cải thiện việc các sắc dân thiểu số vào / nhận được sự chăm sóc phòng ngừa.
Sự khám tìm cứu được mạng sống qua việc tìm thấy ung thư hoặc (buớu) tiền-ác tính vào lúc mà điển hình là sự chữa trị thành công nhất. Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm về ung thư vú, bộ phận sinh dục nam , ruột / hậu môn, và tử cung lên tới trên 90 phần trăm nếu buớu được tìm thấy trước khi lan sang các bộ phận khác của thân thể. Một khi buớu đã lan rộng, tỷ lệ sống sót rớt xuống chỉ còn 34 phần trăm cho ung thư bộ phận sinh dục nam, 23 phần trăm cho ung thư vú, 15 phần trăm cho ung thư cổ và 9 phần trăm cho ung thư ruột / hậu môn.

Phúc trình bao gồm những tỷ lệ khám tìm chi tiết cho bốn loại ung thư theo 1) riêng cho chủng / dân tộc, 2) lợi tức và chủng / dân tộc, 3) bao che " Medi-Cal " và chủng / dân tộc. Sau đây là những ghi nhận chính trong phúc trình:
· Dân gốc Á châu khai báo những tỷ lệ thấp hơn dân da trắng về khám tìm cả bốn loại ung thư;
· Dân gốc La tinh khai báo những tỷ lệ thấp hơn dân da trắng về khám tìm ung thư vú, ruột / hậu môn và bộ phận sinh dục nam ;
· Thổ dân Hạ uy di và dân gốc đảo Thái bình dương khác khai báo đều đặn một số trong những tỷ lệ thấp nhất trong tiểu bang;
· Thổ dân Mỹ / Alaska dường như đã ít được khám tìm về ung thư vú hoặc bộ phận sinh dục nam hơn dân da trắng.
Toán nghiên cứu của UCLA chú trọng tới việc dùng những phép kiểm tra khám tìm ung thư cho những người lớn nào mà chưa được chẩn đoán bị ung thư ở riêng một nơi nào: Kiểm tra "Pap" cho ung thư tử cung; chụp quang tuyến ngực cho ung thư vú; kiểm tra máu trong phân, rọi kính ruột hoặc soi ruột ( sigmoidoscopy ) cho ung thư ruột / hậu môn , và kiểm tra kháng nguyên ( antigen ) đặc thù cho ung thư bộ phận sinh dục nam.
Những tác giả khác của phúc trình gồm Neetu Chawla, thuộc Trung tâm Nghiên Cứu Chánh sách về Sức Khoẻ - Đại học UCLA, David A. Etzioni thuộc " the David Geffen School of Medecine", và Benjamin A. Spencer tại " VA Healthcare System " Vùng Los Angeles.
Những dữ kiện CHIS sưu tập được từ những phỏng vấn trên 55,000 hộ / gia đình chọn theo ngẫu nhiên trích từ mọi quận hạt tại California. Cuộc thăm dò hai năm một lần này là một cộng tác của Trung Tâm Nghiên Cứu Chánh Sách về Sức Khoẻ - Đại học UCLA , Bộ Y tế California, và " Public Health Institute ", và là một cuộc thăm dò lớn nhất trong loại được thực hiện tại bất cứ tiểu bang nào và là một trong những cuộc thăm dò lớn nhất nước.
Thêm vào việc phổ biến phúc trình về khám tìm ung thư tại Califfornia, Trung tâm Nghiên cứu Chánh sách về Sức khoẻ hôm nay thông báo phát động cuộc Thăm dò CHIS 2003, được tài trợ một phần bởi ngân khoản 3.9 triệu Mỹ kim từ tổ chức "California Endowment" và qua sự hỗ trợ chính yếu của Bộ Y tế California, cơ quan "National Cancer Institute", và "the Robert Wood Jonhson Foundation ".
Trung tâm Nghiên cứu Chánh sách về Sức khoẻ, Đại học UCLA, thiết lập từ 1994, là một trong những trung tâm nghiên cứu chánh sách y tế hàng đầu của quốc gia và là nguồn tin tức chủ yếu của California về chánh sách y tế. Cơ quan này đặt tại "UCLA School of Public Health" và cũng liên hệ với "UCLA School of Public Policy and Social Research".
"The California Endowment", Woodland Hills, California, là một tổ chức bất vị lợi với tâm niệm nới rộng cho những cá nhân và cộng đồng ít được phục vụ vào / nhận được sự chăm sóc sức khoẻ có phẩm chất, và đẩy mạnh những cải thiện căn bản về tình trạng sức khoẻ cho mọi người dân California.
Tài liệu tham khảo trên mạng lưới:
· UCLA Center for Health Policy Research: http://www.healthpolicy.ucla.edu/
· The California Endowment: http://www.calendow.org/
· UCLA School of Public Health: http://www.ph.ucla.edu/
· UCLA School of Public Policy and Social Research: http://www.sppr.ucla.edu/
· National Cancer Institute: http://www.nci.nih.gov/cancer information/

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Việt Báo vào chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019 vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, đã tổ chức cuộc triển lãm pho tượng Thương Tiếc, nhân dịp nầy ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội VAF cũng có mặt để tường trình một số tin tức chi tiết về việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Sự phát triển của kỹ thuật điện toán và công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của xã hội hôm nay, đạo pháp cũng không nằm ngoại lệ.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN biết sợ Tầu là nhục, nhưng còn hơn nghe dân để mất Đảng. Tư duy này đã rõ như ban ngày trong cách hành xử ngoại giao và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, trước áp lực của Trung Cộng, của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975.
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Xưa kia, việc đi ăn ở ngoài phạm vi gia đình là chuyện ít khi xảy ra. Món ăn được nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc gì đáng ghi nhớ như kỷ niệm ngày cưới, hoặc có chuyện vui muốn ăn mừng, thết đãi khách quý, đi chơi xa... thì gia đình mới rủ nhau đi ăn nhà hàng một lần để cùng chung vui.
Đã trở lại do sự yêu cầu của nhiều người, lễ hội 2019 sẽ lớn hơn và nhiều ánh sáng hơn
Tôi nhặt được cụm từ “Kho Trời đã khoá” trong truyện ngắn (Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam) của Tâm Thanh. Người kể chuyện tên Diễm, sinh ra tại Na Uy, và làm việc như một thông dịch viên (on call) cho sở cảnh sát di trú tại thủ đô Oslo. Nhân vật chính tên Vân, bị bắt giữ về tội ăn cắp và nhập cư bấ́t hợp pháp.
Ngôi chùa đầu tiên mình thăm hôm Thứ Năm có tên là Takayama Betsuin Temple Trasure House.
Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương - chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton .... - đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.