Hôm nay,  

Mậu Thân Hồi Giáo

17/03/200600:00:00(Xem: 5531)
- Hoa Kỳ có quân lực mạnh, Tổng thống Mỹ có quyết tâm, nhưng dân Mỹ thiếu ý chí…. Quân khủng bố nghĩ vậy không sai.

Trùng hợp với thời điểm ba năm của chiến dịch Iraq, Tổng thống Bush cho công bố "Sách lược An ninh Quốc gia" vào ngày 16 tháng Ba. Đây là Sách lược 2006, nối tiếp một tài liệu tương tự là Sách lược 2002, được công bố ngày 17 tháng Chín năm 2002, sáu tháng trước khi khai diễn chiến dịch Iraq.

Hành pháp Hoa Kỳ xưa nay vẫn trình bày cho Quốc hội rõ sách lược về an ninh đối ngoại của mình, với sự góp ý của giới hữu trách về ngoại giao, quân sự, an ninh và tình báo. Sau khi Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công năm 2001, ông Bush là người đầu tiên công bố tài liệu này cho bạn và thù cùng biết. Ông nêu rõ chủ trương của mình là 1) bạn thù phân minh, 2) chứa chấp khủng bố cũng là khủng bố, và 3) Hoa Kỳ có thể đơn phương ra tay trước.

Chủ trương ấy về sau được gọi là "chủ thuyết Bush".

Thực ra, một giáo sư Đại học và cũng là chiến lược gia, Paul Wolfowitz, đã đề ra chủ thuyết "đánh phủ đầu" để ngăn ngừa chiến tranh lan rộng từ năm 1992, khi là Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng Đặc trách Chánh sách dưới thời Tổng thống Bush 41. Và trong lịch sử, không thiếu gì lãnh tụ Hoa Kỳ đã ra đòn trước với lý do tự vệ, được trình bày hay suy diễn rộng hay hẹp tùy lúc.

Vụ khủng bố 9-11 khiến chủ thuyết Wolfowitz được ông Bush chọn lựa, ngược với quan điểm đối ngoại ban đầu của chính ông, một quan điểm có thể nói là bảo thủ thực tiễn.

Từ chủ trương ấy, Hoa Kỳ mở ra chiến dịch Iraq sau khi tấn công chế dộ Taliban tại Afghanistan. Nhưng, cả năm trước khi vào Baghdad, chính quyền Bush đã cố gắng vận động một giải pháp quốc tế cho Iraq, với hồ sơ võ khí tàn sát WMD khi ấy đã được mọi người coi là đáng ngại nhất. Sau này, khi tìm không thấy võ khí WMD này, các chính trị gia đối lập đã xoay chuyển đề tài và kết án ông Bush là gian dối. Sự gian dối không xuất phát từ ông Bush.

Võ khí WMD chỉ là một lý do tham chiến khi ấy được cả thế giới, Liên hiệp quốc, Anh, Pháp, Đức, Nga, v.v… coi là có thật. Về sau, người ta mới lờ mờ hiểu ra là Saddam Hussein đánh lừa mọi người, kể cả tướng lãnh của mình, về bửu bối WMD, để gián chỉ một vụ tấn công của Hoa Kỳ. Tình báo Mỹ đã thất bại nặng khi không biết ra sự thể ấy, và Saddam cũng thất bại nặng khi không ngờ rằng ông Bush dám ra tay - và rốt cuộc ông ta đang ngồi trước tòa án.

Võ khí WMD là lý do tham chiến, nhưng động lực của cuộc tấn công thực ra đã nằm trong Sách lược An ninh được công bố năm 2002. Hoa Kỳ muốn chứng tỏ ý chí của mình với quân khủng bố Hồi giáo và các chế độ hung đồ trên thế giới. Nếu một cường quốc dầu hỏa có võ khí tàn sát ngay giữa Trung Đông như Iraq mà còn có thể bị tấn công và lãnh đạo bị lật đổ, thì các chế độ Hồi giáo khác nên lấy đó làm gương.

Giữa giải pháp khủng bố của al-Qaeda và ý chí của Hoa Kỳ, họ có thể chọn lựa.

Cuộc chiến Iraq vì vậy đã khởi sự và đã trải qua ba năm…

Sự yếu kém về tình báo của Hoa Kỳ khiến vấn đề võ khí tàn sát trở thành đề tài tranh luận trong chính trường Mỹ. Như truyền thống, các chính khách Hoa Kỳ và nhất là Quốc hội Mỹ, chỉ nhìn thấy ngọn mà không thấy gốc và coi chuyện tái đắc cử của họ quan trọng hơn mọi vấn đề khác. Thất bại về tình báo là không lường trước được sự thể tại chỗ sau khi chế độ Saddam bị lật đổ. Những vụng về quân sự và ngoại giao khiến tình hình không diễn biết đơn giản và dứt khoát như dự kiến ban đầu. Chuyện này thì cuộc chiến nào cũng gặp, quốc gia nào cũng có.

Đặc điểm và nhược điểm của chính quyền Bush là dù đã ý thức được yếu tố tâm lý hay chiến tranh tâm lý của cuộc chiến chống khủng bố, lại không giải thích được nội vụ cho rõ ràng. Truyền thông và chính trường Mỹ làm nốt phần vụ còn lại, là khiến dư luận hoài nghi về chính nghĩa và lẽ tất thắng của cuộc chiến.

Đó là chuyện đang xảy ra….

Sách lược An ninh 2006 của chính quyền Bush có nhìn ra điều ấy nên đưa ngay lên mục tiêu số một của Hoa Kỳ là khát vọng tự do và nhân phẩm của con người. Đó là tôn chỉ "phát huy dân chủ toàn cầu là điều kiện cho hòa bình toàn cầu". Thay vì nói đến giải pháp quân sự như điều kiện cần thiết để bảo vệ an ninh Hoa Kỳ, chính quyền Bush mở rộng tôn chỉ phát huy dân chủ như một giải pháp cho mọi quốc gia, được ông trình bày từ năm 2003, rồi khai tirển và kết hợp có hệ thống vào Sách lược An ninh 2006. Tôn chỉ ấy là bài học và là sự khác biệt giữa Sách lược An ninh 2002 với Sách lược An ninh 2006.

Nhưng người ta không có thời giờ và chú tâm theo dõi xem Sách lược mới này sẽ đem lại kết quả ra sao.

Vụ Iraq khiến tỷ lệ ủng hộ ông Bush tuột dốc và khiến các chính khách Cộng hòa bỏ rơi ông để chuẩn bị tranh cử 2006 và 2008. Người ta không chờ đợi một sự nhân nhượng hay thông cảm nào từ đảng Dân chủ, đảng này không có truyền thống ấy, kể cả khi an ninh Hoa Kỳ bị đe dọa. Những người hiếm hoi như Nghị sĩ Joe Lieberman là ngoại lệ đáng kính.

Nhưng khi các tay lý luận bảo thủ nhất bắt đầu lên tiếng là không đáng tham chiến tại Iraq và Mỹ có thể cũng sẽ bị thảm bại tại đây như đã từng bị tại Việt Nam, người ta phải thấy là Hoa Kỳ đang lăn vào vết xe đổ cũ.Quân khủng bố cũng hiểu như vậy.

Đang bị đẩy lui và cô lập tại Iraq trong khi dân chúng đã ba lần đi bầu năm ngoái và Quốc hội mới của Iraq bắt đầu thành hình và làm việc, họ tấn công một ngôi đền thiêng của dân Shia để châm ngòi cho nội chiến giữa hai sắc dân Sunni và Shia. Nội chiến chưa xảy ra, nhưng đã được truyền thông Hoa Kỳ coi như đương nhiên: họ chỉ gạn ra những tin xấu làm cơ sở lý luận và thông tin cho công chúng.

Một tin khác ít được nói tới là al-Qaeda còn chuẩn bị đưa hơn 400 đặc công ngụy trang là an ninh Iraq để đồng loạt tấn công phi trường Baghdad lẫn các sứ quán Anh, Mỹ và bắt giữ con tin hầu gây một chấn động lớn như vụ Mậu Thân 68 tại Việt Nam. Họ biết rõ người Mỹ và truyền thông Hoa Kỳ hơn là chính người Mỹ. Một biến cố ấy mà xảy ra thì chẳng khác gì Sứ quán Hoa Kỳ tại Saigon bị đặc công Việt Cộng "tràn ngập", là điều không có tại Sàigon - các tay đặc công bị hạ ngay ở vòng ngoài - nhưng được ký giả Mỹ loan truyền trên truyền hình Mỹ. Vụ thảm bại Mậu Thân của Cộng sản Bắc Việt ở tại chỗ đã được truyền thông Mỹ chuyển bại thành thắng, đảng Dân chủ bỏ rơi Johnson và Hoa Kỳ bắt đầu thương thuyết trong thế yếu để rồi tháo chạy trong nhục nhã.

Vụ tấn công của al-Qaeda không xảy ra vì tình báo Hoa Kỳ và Iraq đón bắt được kế hoạch ấy, nhưng dư luận Mỹ đang được chuẩn bị tâm lý cho việc đó.

Trong khung cảnh này ta mới hiểu mục tiêu của chiến dịch Swarmer ("bung lên"") vừa được các đơn vị Hoa Kỳ và Iraq phát động sáng 16.

Chiến dịch được giới thiệu là có quy mô lớn nhất kể từ cuộc tổng tấn công năm 2003 và sẽ kéo dài nhiều ngày. Một trong những nơi bị càn quyét mạnh là thị trấn As Samarra, phía Bắc Baghdad. Xuyên qua những gì được trình bày, người ta có thể suy đoán ra một số chuyện sau đây.

Thứ nhất, sau vụ khủng bố đánh bom ngôi đền của dân Shia, người dân Iraq thấy rõ hơn là họ bị xúi giục vào cảnh tương tàn và bắt đầu có phản ứng. Phản ứng ấy là cung cấp tin tức nhờ vậy mà tình báo Mỹ và Iraq có những thông tin quý báu hơn về hoạt động của khủng bố trong khu vực sinh hoạt của dân Sunni. Thứ hai, những tin tình báo ấy khiến Hoa Kỳ tập trung phương tiện trên một quy mô lớn, có thể để diệt được "những mục tiêu sáng giá", nhưng tay trùm đặc công.

Thứ ba, trong chiến dịch tảo thanh này, các đơn vị Iraq đã tham dự, nhưng trong vai trò tích cực hơn. Trong các đợt tảo thanh As Samarra hay hành quân tại tỉnh Anbar trước đây, lực lượng Iraq chỉ giữ vai trò trừ bị, đằng sau vòng hỏa tuyến. Lần này, họ hành quân hỗn hợp với các đơn vị Mỹ, nên trực tiếp chiến đấu và nhất là đóng góp hữu hiệu hơn về tình báo, thông tin và tuyên truyền.

Vì vậy, chiến dịch Swarmer có ý nghĩa chính trị khác hẳn những gì mà hậu phương Hoa Kỳ có thể nghĩ.

Dân Sunni hợp tác chặt chẽ hơn để tố giác và diệt trừ khủng bố, các đơn vị Iraq cũng được trang bị đầy đủ hơn trong một cuộc hành quân có phối hợp siêu kỹ thuật với tình báo. Và người dân Iraq nói chung đang thấy là họ sẽ đảm nhiệm việc bảo vệ an ninh cho chính mình.

Mấy ngày trước khi khai diễn chiến dịch Swarmer, Hoa Kỳ có lặng lẽ tăng cường quân số tại Iraq và đồng thời công khai hóa việc nói chuyện với Iran "riêng về vấn đề Iraq" (tức là không về kế hoạch võ khí nguyên tử của Tehran).

Điều ấy có thể báo hiệu nhiều biến chuyển đáng chú ý trong tương lai.

Hoa Kỳ có quân lực hùng hậu, Tổng thống Bush là người có quyết tâm, nhưng dư luận Mỹ thiếu ý chí nên bắt đầu nghe theo luận điệu tháo chạy, để tái diễn chuyện Việt Nam sau chiến thắng Mậu Thân. Sau rất nhiều vụng về, ông Bush cũng phải biết được điều ấy. Nhưng, ông còn cầm quyền trong gần ba năm nữa, cũng dài bằng thời gian tham chiến tại Iraq, và ông dám lấy những quyết định đi ngược trào lưu chính trị của Washington.

Tự coi mình như người ngoan đạo và dám hy sinh cho những việc mình coi là chính đáng, ông Bush sẽ dùng thời gian còn lại để tạo ra "sự đã rồi", hầu không thể xảy ra một trận Mậu Thân được nữa. Và khái niệm dân chủ có khi sẽ nẩy mầm trong thế giới Hồi giáo trước khi các chính khách Hoa Kỳ có thể nhổ sạch bằng áp lực triệt thoái.

Sự quả quyết này của ông Bush, Osama bin Laden hay các giáo chủ cuồng tín tại Tehran có thể không ngờ tới. Các đối thủ chính trị của ông Bush cũng vậy. Cho nên ông càng bị công kích sẽ càng lấy những quyết định bất ngờ.

Sự cương quyết của ông có đảo ngược được tâm lý chủ bại của người dân không" Chúng ta sẽ sớm biết…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.