Hôm nay,  

Điều Trần Ở Thượng Viện Mỹ: Tố Hà Nội Đàn Áp Tôn Giáo

14/02/200400:00:00(Xem: 4112)
CSVN Thú Nhận: 120,000 Tín Đồ Tin Lành DakLak Chỉ Có 2 Nhà Thờ
Hoa Thịnh Đốn, ngày 12 tháng 2 năm 2004 -- Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV).
" Tôi hi vọng rất nhiều Việt Nam và sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực thắt chặt thêm mốõi quan hệ hai nước, tuy nhiên chỉ khi nào VN thật lòng trong việc tôn trọng nhân quyền cho chính người dân, như đã được công nhận bởi cộng đồng quốc tế. Chính quyền Việt Nam chứ không một ai khác có thể quyết định điều trên - họ nên tận dụng lỡi điểm này." (trích lời TNS Brownback)
Sau chuyến viếng thăm và khảo sát tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vừa qua của phái đoàn chuyên viên Quốc Hội Hoa Kỳ do Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (UBTDTG/VN) vận động và tài trơ.. Nhiều sự kiện quan trọng đánh dấu những bước tiến liên tục trong công tác vận động chính quyền Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế của UB nhằm can thiệp giúp đỡ cho tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Hôm nay, thứ năm ngày 12 tháng 2 năm 2004, thêm một buổi điều trần trươõc Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Thượng Viện Hoa Kỳ đã được tổ chức dưới sự chủ toạ của TNS Brownback. Đã ba năm rồi mới có một buổi điều trần về Việt Nam có tầm mức quan trọng như vậỵ
Buổi điều trần tiếp diễn trong suốt gần ba giờ đồng hồ, với sự tham dự lời chứng của các viên chức chính phủ Hoa Kỳ, gồm đại diện Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ: Ông Chủ Tịch Micheal Young. Đại diện Bộ Ngoại Giao: Đại Sứ John Hanford, giám đốc văn phòng Tự Do Tôn Giáo quốc tế. Ông Mathew Daley, phụ tá Thứ Trưởng ngoại giao đặ trách về Đông Á. Bà Virginia Foote, giám đốc Hội Đồng Thương Mại Việt Mỹ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của những khuôn mặt có uy tín và kiến thức về tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam như: cựu đại sứ Bob Seiplẹ Cựu thứ trưởng Bộ Tư Pháp, GS Đinh Việt và TS Nguyễn Đình Thắng, giám đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) và là ủy viên thường trực của UBTDTG/VN (CRFV). Ngoài ra còn có ông Rmaly Eban, một trong số một ngàn đồng bào thiểu số đã bị CSVN đàn áp đã phải trốn sang Cao Miên vừa được định cư tại Hoa Kỳ năm ngoái.
Trong phần điều trần của mình, Đại sứ Hanford đã nêu lên những bước tiến nhỏ giọt mang tính thương lượng từ phía chính quyền Việt Nam và những nỗ lực về phương diện ngoại giao cũng như khó khăn mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gặp phải trong việc thúc đẩy mức tiến triển về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Ông lấy một ví dụ về tình trạng đàn áp tôn giáo một cách tinh vi và có hệ thống tại Việt Nam như sau:
"Tại Dak Lak, chính quyền tỉnh tuyên bố rằng có 120,000 người đạo Tin Lành và hai nhà thờ được công nhận hợp pháp. Khi Đại sứ Burghardt và tôi nêu lên sự tương phản giữa con số nhà thờ và số lượng đông đảo tín đồ đạo Tin Lành, chính quyền trả lời một cách vô trách nhiệm rằng những người này cứ việc theo đạo trong phạm vi gia đình tại tư gia của họ."
Ông giải thích về phương thức dùng luật pháp tinh vi và bạo lực để đàn áp tôn giáo hay bất cứ ai muốn lên tiếng đòi hỏi tự do.. Những việc này xảy ra khắp nơi trên đất nước Việt Nam: từ việc đóng cửa phá sập nhà thờ đến những màn đánh đập, giam cầm và ép buộc người dân, đặc biệt là các sắc tộc thiểu số tại miền thượng du Tây Bắc và cao nguyên trung phần. Ông cũng nhấn mạnh về những vụ thủ tiêu lãnh đạo tôn giáo Tin Lành người Hmong tại Lai Châu và Hà Giang trong suốt hai năm qua.
Riêng về trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý, ông thẳng thắn thể hiện sự thất vọng và bất bình đối với chính quyền Việt Nam:
"Trong chuyến viếng thăm Việt Nam tháng 8 năm 2002, tôi đã được đảm bảo chắc chắn rằng án tù 15 năm của cha Lý sẽ được tha giảm sớm. Tôi thực sự thất vọng khi biết rằng năm ngoái, chính quyền giảm án xuống còn 10 năm. Đúng ra, cha Lý không phải bị một bản án nào cả... Chúng tôi sẽ tiếp tục đòi hỏi cha Lý được trả tự do và chấm dứt bản án bất công nàỵ"
Tiếp theo lời hứa của đại sứ Hanford, ông Mathew Daley vẫn theo lý luận thường lệ của Bộ Ngoại Giao, nêu lên những tiến bộ đáng kể trong lãnh vực kinh tế từ sau khi Hiệp ước Thương mại song phương được ký kết vào năm 2001 và tỏ ý cho rằng những vi phạm nhân quyền và tự do tại Việt Nam sẽ dần được khắc phục. Theo ý ông, không có sự thay đổi nào xảy ra nhanh chóng mà mà phải luôn cần vấn đề thời gian.
TNS Brownback không hoàn toàn đồng ý, ông nêu lên tình trạng vi phạm rõ ràng và gia tăng trầm trọng kể từ năm 2001. Ông nhấn mạnh thời gian đã có từ bao nhiêu năm, cũng như không thể phủ nhận sự gia tăng cường độ đàn áp tại Việt Nam. Ông hỏi một cách chua chát rằng: " Có phải vì chính quyền Việt Nam nghĩ rằng họ đã ký kết xong Hiệp ước thương mại và như thế là họ không cần tôn trọng vấn đề nhân quyền và tự dọ Nhân quyền và tự do trở thành thứ yếu có phải không""
Ông Michael Young, chủ tịch Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF), đã dẫn chứng một cách hùng hồn những trường hợp đàn áp bất công bằng bạo lực một cách vô luật pháp như việc bắt giữ và quản chế 26 vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, việc bắt giữ rồi xin lỗi của Thủ tươõng Phan Văn Khải đối với Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ để che mắt dư luận quốc tế rồi sau đó lại quản chế trở lại, v.v. Ông đại diện USCIRF chính thức kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đáng quan tâm đặc biệt (CPC).

Được biết việc liệt kê danh sách CPC là một phương pháp ngoại giao mềm dẻo áp dụng cho các nước vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng. Hành động này sẽ không chỉ đồng nghĩa với việc trừng phạt kinh tế, mà nó còn thúc đẩy Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ làm việc trực tiếp với Việt Nam một cách hữu hiệu hơn để nâng cao tình trạng nhân quyền. Để tránh bị trừng phạt kinh tế, Việt Nam buộc phải cam kếõt với Hoa Kỳ những hành động cụ thể mà họ sẽ thực hiện để chứng tỏ thiện chí hợp tác của mình.
Những điều kiện làm nền tảng cho các quy ước giữa hai nước này cũng được ông Young trình bày rõ ràng trước phiên họp điều trần.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Ủy viên thường trực của UBTDTG/VN và là giám đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (UBCNVB), một tổ chưõc hoạt động phục vụ cộng đồng di dân tị nạn trong suốt 24 năm qua, đã điều trần về tương lai đen tối và vô vọng của các tù nhân chính trị tại Việt Nam cũng như thái độ trì trệ, tham nhũng, và bất hợp tác của chính quyền Việt Nam trong việc xúc tiến các chương trình tị nạn khác nhau cho những người đủ tiêu chuẩn. Một điều đáng chú ý là trong khi Bộ Ngoại Giao luôn tuyên bố là hầu hết các trường hợp đều được giải quyết thuận lợi thì tiến sĩ Thắng nêu lên trong bản điều trần thực tế bi thảm của hàng trăm hàng ngàn người tị nạn sắc tộc thiểu số phải trốn chạy khỏi Việt Nam qua các nước lân cận với một tương lai vô đi.nh. Số phận của hơn 2,000 người Việt mắc kẹt tại Phillipine trong hơn một thập kỷ cũng được nhắc tới với những đề nghị giải quyết cụ thể lên Bộ Ngoại Giaọ
Bà Virginia Foote, giám đốc Hội đồng Thương Mại Viê.t-Mỹ, đã tỏ ý bênh vực những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam là có thể chấp nhận được với những tiến bộ đáng kể trong lãnh vực thương mại và luật pháp. Bà viện dẫn rằng chính quyền Việt Nam đang ráo riết đổi mới và những luật lệ cải thiện liên tục được ban hành nhằm bảo đảm quyền lợi và tự do của người dân. Bà hùng hồn dẫn chứng cho thấy rằng tại Việt Nam, nhà thờ vẫn đông người và con số tín đồ đạo Tin Lành đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là tại vùng Tây Nguyên và thượng du Bắc Việt. Không biết bà có để ý đến con số hơn 400 nhà thờ bị giật sập và và việc hàng ngàn người sắc tộc thiểu số bị bắt buộc bỏ đạo hay không" Phải chăng vì sự gia tăng các tín đồ tại Việt Nam cho nên nhà cầm quyền mới phải đàn áp vì lo sợ quyền lực của họ bị hạ bệ"
Không khí buổi điều trần trở nên thật xúc động khi một nạn nhân trẻ, người Gia Ray nghẹn ngào khi anh cất tiếng thuật lại thảm cảnh bị đàn áp dã man trong buôn làng anh cùng những tấm ảnh minh chứng. TNS Brownback tỏ vẻ đăm chiêu và quan tâm về việc quân đội và công an đàn áp là thuộc lực lượng chính quyền trung ương hay địa phương. Câu trả lời là từ quân đội trung ương. Điều này chứng tỏ sự không thành thật và quanh co trốn tránh trách nhiệm khi chính phủ Việt Nam liên tục đổ lỗi cho các chính quyền cấp địa phương làm việc sai quấy chứ họ thì vô tội. Thực tế cho thấy đây là những hành động thường ngày của chính sách đàn áp tinh vi từ trung ương.
Trong khi bà Virginia Foote tỏ ý lo ngại về mối quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể gặp trở ngại và lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, giáo sư Việt Đinh nhấn mạnh:
"Tự do mậu dịch chỉ là một nửa của một xã hội dân chủ, tự do cho người dân là nửa quan trọng còn lại..Thái độ điển hình của chính quyền Việt Nam khi cho rằng việc cộng đồng quốc tế áp lực mong muốn thúc đẩy thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam là vi phạm chủ quyền tự trị của quốc gia họ thật là vô cùng nông cạn."
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng người chính thức điều trần với tư cách đại diện UBTDTG/VN (CRFV) và UBCNVB (BPSOS) đã kết buổi điều trần với lời nhận định như sau: " Muốn hiểu chính sách của chính quyền CSVN, chúng ta phải hiểu cách suy nghĩ của ho..
Cách đây 20 năm, ông Nguyễn Văn Linh đã áp dụng chính sách"đổi mới" nhằm cứu vãn nền kinh tế và giảm nhẹ về mặt có tính cách thống trị của đảng CSVN. Đồng thời họ luôn nghi ngờ thế giới tự do, dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đang âm mưu để khuynh loát sự thống trị nàỵ Họ đặt tên âm mưu này là diễn tiến Hòa Bình. Để chống lại, họ đưa ra nhiều biện pháp để khống chế và trừng trị các cá nhân đối kháng, kể cả các giáo hộị Mặt khác, họ vẫn muốn phát triển kinh tế.
Từ năm 1997, các thành phần lãnh đạo cũ trở lại cầm quyền. Từ đó, tình trạng tự do tôn giáo và nhân quyền mỗi ngày mỗi xuống dốc. Mức tồi tệ này ngày một gia tăng tốc độ từ năm 2001 đến naỵ"
Theo ghi nhận của chúng tôi, đại diện nhà cấm quyền Việt Nam có mặt trong phòng điều trần đông đảo hơn các kỳ trước. Chúng ta hãy chờ xem phản ứng của Hà Nội đối với những sự kiện gần đây và liệu họ có cảm thấy áp lực đũ để chấp nhận những đề nghị của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trả tự do cho tất cả các vị lãnh đạo tinh thần đang bị cầm giữ trong danh sách mà UBTDTG/VN đã đệ nạp cho Bộ Ngoại Giao và ngừng đàn áp các tôn giáo tại Việt Nam hay không"
Thật vô lý khi nhân quyền và tự do là hai quyền căn bản của con người, nhưng tại sao người dân Việt phãi tranh đấu và chờ đợi sẽ được ban cho từ nhà cầm quyền" Những kết quả đạt được hôm nay, dù còn rất nhỏ nhưng mang lại hi vọng và có ý nghĩa to lớn đối với đồng bào trong nước, nhất là những con người đang bị đàn áp vì dũng cảm nói lên ước vọng của mình. Con đường vận động cho tự do tôn giáo và nhân quyền còn dài lắm. Ước mong quí đồng hương luôn yểm trợ và nâng đở, để UBTDTG/VN luôn vững bước trong công cuộc chiến đấu chính nghĩa nàỵ
Quốc Cường
Chuyên Viên Vận Động Hành Lang
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.