Hôm nay,  

Pam Baker, Người Mẹ Của Tình Thương

29/04/200300:00:00(Xem: 4122)
Tưởng niệm 1 năm ngày Bà Pam Baker qua đời (24.4.02 - 24.4.03)

LTS: Trong cuộc sống bon chen thường nhật với cả trăm chuyện phải lo, cả ngàn điều phải nghĩ, chúng ta thường dễ quên lãng những điều cần phải nhớ... Nhất là cùng với gánh nặng của thời gian, của tuổi tác, những hình ảnh thân thương, cảm động trong quá khứ, những kỷ niệm ngọt ngào của dĩ vãng... cũng dần dần chìm đắm, khiến chúng ta nhiều lúc phải vất vả vật lộn với trí nhớ khi muốn cố gắng tái tạo một gương mặt của người thân, một nhân dáng của ân nhân, hay một câu chuyện vui buồn trong quá khứ... Cũng vì nhận thức được tầm quan trọng của trí nhớ trong đời sống tình cảm, tâm linh của con người, nên đại văn hào Anh, Charles Dickens, đã thường cầu nguyện, “Lord, keep my memory green”... Trong tâm nguyện muốn trí nhớ của người Việt tỵ nạn mãi mãi xanh tươi về vị ân nhân Pam Baker, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết “Pam Baker, Người Mẹ Của Tình Thương”, nhân dịp tưởng niệm ngày Bà qua đời cách đây đúng một năm.

*

Nhận được email từ gia đình của nữ luật sư Pam Baker cho biết, bà đã từ trần vào chiều 24/4/02, tôi không sao cầm được nước mắt khi nhìn lại hình ảnh của bà và những dòng chữ trên màn hình nhỏ... Sáu tháng trước, tôi nhận được tin "Pam chỉ còn sống được khoảng 6 tháng nữa bởi căn bệnh ung thư phổi vào thời kỳ thứ ba do bác sĩ chuẩn đoán". Tôi viết thư tới hỏi Pam và mời bà tới Norway với gia đình tôi ít ngày, nhưng Pam từ chối và vẫn giọng văn nói như xưa: "Tôi vẫn khỏe và tôi đang chuẩn bị thu xếp đi nghỉ mát tại Miền Nam Phi Châu tới Noel mới về". Tôi chợt hiểu là những ngày cuối đời bà muốn được thanh thản ở một nơi yên tĩnh và ấm áp.
Vào đầu thập niên 90 khi làn sóng người tỵ nạn Việt Nam đổ vào Hồng Kông ngày càng nhiều, có thời điểm con số người tỵ nạn đã lên tới hơn sáu chục ngàn người. Lúc đó cái gọi là: "Chính Sách Thanh Lọc" mà Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ kết hợp với chính quyền Hương Cảng đã không còn giữ được sự công bằng, và người ta đã vội vàng quyết định chỉ có thể "chấp nhận có 10% là tỵ nạn cho thuyền nhân chưa được thanh lọc". Trong đó bao gồm tất cả những trường hợp đoàn tụ gia đình và hôn thê. Gia đình tôi cũng là một trong những nạn nhân của chính sách này.
Tôi cũng không còn nhớ nổi biết bao nhiêu những cựu chiến binh, công chức của VNCH đã bị khước từ quyền tỵ nạn và bị nằm trong danh sách cưỡng bức hồi hương trong chương trình "Hồi Hương Có Trật Tự" của LHQ và chính quyền sở tại.
Ngày ấy tôi không bao giờ quên và giờ đây nghĩ lại cũng tự bật cười, bất cứ một chỗ nào trong các trại cũng là một văn phòng luật sư nho nhỏ, cơ động; dăm ba người tụ lại tự làm hồ sơ và chính họ, tự phỏng vấn để biện bạch cho nhau rồi họ chép đi chép lại nhiều lần, ngày này qua năm khác. Không ít những dịch vụ luật sư không chứng chỉ, mở ra trong trại cấm và cũng thật tội nghiệp cho những thân chủ của đám dịch vụ ma này...
Trong những năm tháng đó một số đoàn thể từ thiện được phép vào trong các trại và từ đó thuyền nhân Việt Nam mới có những cơ hội được cố vấn về hồ sơ thanh lọc miễn phí. Nhưng không phải ai cũng là những người được may mắn, vì rằng: "Chỉ có những hồ sơ nằm trong diện được cứu xét mà cục di dân HK hay LHQ họ mới cho phép những nhân viên từ thiện tiếp xúc". Những người muốn chuyển hồ sơ của mình ra ngoài trại để gửi tới các văn phòng luật sư hay các đoàn thể quan tâm tới người tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới quả là một điều vô cùng khó khăn... Trong khoảng thời gian đó, tôi nghe được sự đồn đại về người nữ luật sư mang tên Pam Baker mà sau này hầu hết tất cả mọi người tỵ nạn Việt Nam tại Hong kong đã tự gọi bà là "Người Mẹ Của Thuyền Nhân".


Lần đầu tiên vào khoảng tháng 5 năm 1994 tôi mới được gặp Pam trong hoàn cảnh tôi đang chờ cưỡng bức hồi hương tại phòng giam của nhà tù Chi Ma Wan Thượng Hong Kong, cùng với hai chục anh em khác nằm trong diện lãnh đạo bà con mình chống lại việc "Hồi Hương Có Trật Tự " mà LHQ và chính quyền HK đã cho phép cảnh sát Bảo An trong khu White Head dùng tiền mua chuộc bọn "Đầu Gấu" trong phân trại 7 tới đánh đập và bắt đồng bào mình giao nạp cho họ để họ cưỡng bức hồi hương. Nhưng họ đã bị thất bại và cuối cùng vào ngày 7/4/1994 cảnh sát chống bạo động Hong kong đã phải huy động hàng chục ngàn người dùng hơi cay, dùi cui vào xóa sổ trại này.
Lần thứ hai vào khoảng trung tuần tháng 6/94 tôi nhận được thư mời của Pam sau vài ngày gia đình tôi được chấp nhận là tỵ nạn chính trị và đang sống tại New Horizons Vietnamese Refugee Departure Centre. Kể từ đó tôi mới có nhiều cơ hội gần Bà và tìm hiểu nhiều về người đàn bà vĩ đại khác sắc tộc này.
Sau lần gặp gỡ đó, bà Pam đã yêu cầu tôi đứng ra là người đầu vụ để kiện chính phủ Hong Kong về việc đàn áp, đánh đập người tỵ nạn Việt Nam trong phân trại 7 của trung tâm White head, (vì tôi là một nạn nhân duy nhất trong số hàng trăm nạn nhân có điều kiện và quyền tự do như người Hong Kong để nói nên sự thật), tôi đã chấp nhận yêu cầu này của bà.
Sau khi Pam cùng tôi làm thủ tục hồ sơ cần thiết cho vụ kiện, Pam để tôi được phơi bày hết sự thực trước báo chí và truyền hình tại Hong Kong về sự thanh lọc bất công của LHQ và chính quyền sở tại. Cũng như việc những người Việt Nam vô tội bị đối sử, hành hạ và đánh đập một cách dã man bởi cảnh sát Hong Kong.v.v.
Trong suốt khoảng thời gian từ tháng 6/94 tới tháng 4/95 gần như mỗi ngày tôi thường có mặt tại văn phòng làm việc của Bà. Pam thích giao cho tôi công việc đại diện bà vào thăm nuôi những thân chủ của mình để chuyển những hồ sơ, tài liệu cần thiết từ những trại cấm tới văn phòng hoặc ngược lại.
Tôi nhớ nhất có một lần chính Bà ngồi trước bàn làm việc cầm những tờ giấy bạc 20 Mỹ Kim cuộn tròn lại và lấy hết thuốc trong các điếu Dunhill rồi cho vào và sau đó bỏ thuốc lại. Bà Pam gọi tôi lại và nói, giọng ân cần, xúc động: "Em cầm lấy và đi cùng với Tô Quốc Bình vào nhà tù Victoria với cái danh sách này chia đều cho các anh em khác. Ngày mai họ bị cưỡng bức hồi hương rồi" (Tô Quốc Bình cùng trại với tôi tới làm phiên dịch thiện nguyện giúp bà Pam). Rồi có lần Bà chọn một ký giả Á Châu người Phi Luật Tân làm việc cho tờ Hongkong Eastern Express đi cùng tôi và Ngô Thiên Vĩ ( Phiên dịch ) giả làm người thăm nuôi để lén phỏng vấn người trong trại cấm.v.v.
Tới tháng 4/95, tôi không còn cơ hội để gặp bà Pam nữa vì gia đình tôi đã bị LHQ ép phải định cư tại Na Uy, mặc dù gia đình tôi đã nộp đơn bảo lãnh cho LHQ của Luật Sư Nguyễn Mạnh Thăng làm việc tại Tiểu Bang Victoria, Úc; người mà bà Pam đã tính trước để sắp đặt giúp gia đình tôi.
Gần một năm làm việc bên cạnh bà Pam, biết bao kỷ niệm vui buồn mà tôi không thể viết hết ra đây được. Chỉ có một điều tôi luôn cảm phục con người Bà trong đức tính bao dung, dám hy sinh chính quyền lợi của mình và dấn thân cho một lý tưởng tranh đấu không biết mệt mỏi chống lại sự bất công và đòi lại công bằng cho những con người kém may mắn mà chẳng cùng sắc tộc với Bà.
Xin một phút cúi đầu mặc niệm cùng tất cả những người tỵ nạn Việt Nam trên thế giới đã sống trong những trại giam giữ tại Hong Kong. Chúng tôi luôn nhớ tới bà và tiễn đưa bà tới nơi an nghỉ cuối cùng.

Một người tỵ nạn Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.