Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

23/09/200100:00:00(Xem: 4172)
Thưa ông Nguyễn Vi Túy: Tất cả những bài vở đăng trên báo Sàigòn Times, dù là của qúy độc giả, hay của cộng tác viên, Sàigòn Times đều có trách nhiệm bảo vệ xuất sứ nguồn tin, và cương quyết không tiết lộ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của người viết với bất cứ ai. Vì vậy, chúng tôi không thể cho ông số phôn của ông Trần Đức Nhuận như lời ông yêu cầu. Tôn trọng quyền lên tiếng của ông đối với vấn đề được tác giả đề cập, nên chúng tôi cho chụp hình lá thư của ông. Tuy nhiên, nếu ông thấy vấn đề phải nhờ tới sự phân xử của pháp luật như ông viết trong thư, thì chúng tôi buộc lòng phải chờ đợi ông chứng minh, tại sao đoạn văn trên lại là "một hành động"("!) "có tính chất phỉ báng và mạ lỵ" "làn ảnh hưởng đến sự an nguy cá nhân" của ông "và sự sợ hãi của nhiều thành viên trong gia đình" ông.

Thiết tưởng, trong bầu không khí tự do dân chủ như Úc Đại Lợi, cộng với sự hiểu biết về quyền tự do dân chủ của mỗi người Việt trong suốt mấy chục năm qua, luôn luôn biết tôn trọng những tư tưởng, lập trường chính trị dị biệt, và sẵn sàng giao lưu rộng rãi với mọi thành phần, kể cả những người về Việt Nam làm ăn với CS, hoặc du lịch, hay cả những người Việt quảng bá, khuyếch trương các dịch vụ làm ăn của cộng sản tại Úc, thì chuyện ngồi ăn với cán bộ cộng sản là chuyện quá thường tại Úc, và chuyện đó nếu có, nếu được công khai hóa, chắc chắn không hề "ảnh hưởng trầm trọng đến sự an nguy cá nhân" hay "sự sợ hãi của nhiều thành viên trong gia đình" của bất cứ ai.

Tất nhiên, trách nhiệm xác minh của tác giả Trần Đức Nhuận là điều cần thiết, nhưng ông là một người "từng phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực truyền thông trên 20 năm" mà tôi đã có dịp quen và mến, lại là người đang có ý định trở lại phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực truyền thông, đồng thời lại là người của công chúng khi ông ra tranh chức chủ tịch cộng đồng, tạo nên nhiều tranh luận phải trái sôi nổi trong dư luận, chắc ông cũng biết, một khi phải nhờ đến pháp luật đào bới một vấn đề "mà ông cho là sợ hãi" một cách vô căn cứ, thì Sàigòn Times cũng phải chịu một phần trách nhiệm để làm vấn đề thêm sáng tỏ. Trân trọng kính chào ông.

Thưa ông Chế Bồng Dzợ (Bankstown): Tòa soạn đã nhận được lá thư "cậy đăng" khá dài của ông. Thư ông viết lần này với một văn phong khác hẳn những lần trước. Những lần trước ông viết vui nhộn, nhưng lần này ông viết chừng mực, đứng đắn. Cảm ơn tấm thịnh tình của ông dành cho anh em trong tòa soạn, và hoàn toàn đồng ý với những điểm ông nêu trong thư. Tuy nhiên, mong ông thông cảm, hiện tại cộng đồng chúng ta đáng có những vấn đề cần được sự quan tâm của mọi người. Vì vậy, việc đăng thư của ông ở thời điểm hiện nay có thể chưa được thích hợp lắm. Rất mong thông cảm. Trân trọng.

Thưa ông Nguyen Thanh (Campsie): Tòa soạn có nhận được thư ông đề cập đến mấy vị đó. Vì chúng tôi cũng thường xuyên giáo tiếp với các vị, nên sẵn sàng chuyển ý kiến của ông một cách trung thực tới họ. Trân trọng.

Hoàng Tuấn - Sàigòn Times

*
Thủ Tướng Úc làm vậy là đúng!

Phó Tâm Châu - Sydney

Mấy ngày nay báo chí dư luận Úc nói về 438 thuyền nhân trên tàu Na Uy, chính phủ Úc nhất quyết không nhận những người này không biết đúng hay sai" Riêng tôi có nói chuyện chơi với mấy người bạn thì mỗi người một ý, hơn nữa tụi tôi chỉ là dân buôn bán hay đi làm hãng, thành ra không đủ kiến thức để tranh luận luật di trú, luật hàng hải... Chỉ bàn với nhau chơi cho vui, tiện đây cộng đồng chúng ta cũng là dân tỵ nạn chính trị trên đất Úc, rằng có "diễn đàn bạn đọc" thử xin ý kiến độc giả và ý cộng đồng mình như thế nào.

Theo ý tôi thì thủ tướng Úc làm như vậy là đúng. Nếu mình nhận những người này thì sẽ tạo tiền lệ cho những tốp khác ồ ạt vào Úc thì gây khó khăn cho nước Úc... Hơn nữa những người này rõ ràng là tỵ nạn kinh tế, họ ra đi có mục đích để đến một quốc gia giàu có hơn, nếu là dân tỵ nạn chính trị chân chính thì bất cứ một quốc gia nào có tự do nhưng không giàu có như nước Úc tiếp nhận họ, chưa chắc họ chịu. Không phải tôi là người qua sông rút cầu, hoàn cảnh của cộng đồng chúng ta ngày xưa khác. Sau 75 vì bị nạn CS đành bỏ xứ ra đi, miễn sao đi khỏi sự áp bức của CS. Khi xuống tàu vượt biên có ai nghĩ là mình sẽ đến nước này, nước nọ không" Mình ra đi hoàn toàn vô định, khi ra đi mình chấp nhận ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, miễn là quốc gia đó không phải là CS. Nếu ai lucky thì được đi Mỹ, Úc, Hòa Lan... những nước giàu có nhận. Thật ra thời đó cũng đâu có ai biết nước Úc tốt hay xấu, họ nhận thì mình đi. Hên xui may rủi. Còn những người không may mắn thì ở trại tỵ nạn dài dài. Họ chấp nhận sống ở trại tỵ nạn còn hơn là trở về Việt Nam sống với tụi quỷ đỏ.

Nơi đây chỉ còn là vấn đề nhân đạo tình người. Có nên chấp nhận 438 thuyền nhân này hay không" Vì rõ ràng họ ra đi tìm một thiên đường khác, họ là những người có tiền mới chi đủ vé máy bay đi Nam Dương cho bọn đầu nậu chi phí không phải là nhỏ, cương vị một ông thủ tướng nếu cứng rắn quá thì bị người ta nói ác nhân. Còn mềm mỏng quá cho định cư hết thì trước sau gì Úc cũng bị tràn ngập dân tỵ nạn, nếu kỳ này 438 người này làm eo được chính phủ Úc cho tỵ nạn thì tôi có ý kiến thế này. (Tưởng tượng chơi thôi nghe cha).

Nhờ chị Ngọc Hân vận động đài SBS mở Radiothon quyên tiền thay vì cứu trợ nạn bão lụt đồng bào ở VN, mình quyên tiền về VN đóng tàu chở đồng bào bão lụt Free qua Úc rồi giả bộ tuyệt thực bệnh hoạn sắp chết đến nơi biểu tình làm eo làm sách thế nào Úc cũng cho định cư nhất cử lưỡng tiện, vừa giúp đồng bào ta được ấm no, cộng đồng chúng ta lại khỏi phải quyên tiền hằng năm giúp họ.

*
Thấy người nên ngẫm đến ta...

Trương Văn Sơn - St Albans VIC

Tôi rất không bằng lòng với lời tuyên bố của cô Anne Trương trên báo Úc, và được báo Sàigòn Times có đề cập qua bài viết của một số vị bác sĩ, kỹ sư, và cả ông Hoàng Tuấn. Tôi thì tôi thấy ông Bác sĩ nào đó nói rất có lý. Tôi tiếng Anh ăn đong, đọc báo Úc thì chỉ coi hình chứ không hiểu nó viết cái gì. Nhờ vậy nên không phải bực mình sớm như ông bác sĩ người Việt nọ. Nhưng bực mình sau mà bực mình lâu thì tôi cũng khổ lắm. Tôi có ở cạnh một gia đình người Úc. Họ đi biểu tình đòi chính phủ Úc nhận những người tỵ nạn đó. Họ rủ tôi đi. Tôi thấy không đi cũng kỳ, nên đi theo họ. Nếu qúy vị coi TV thì thấy tôi đi với thằng con tôi, đeo cái kiếng đen tổ chảng. Tôi thấy người Úc họ rất dễ thương. Họ cưu mang mình trong quá khứ mà không hề kể lể công ơn gì. Bây giờ họ thấy người tỵ nạn trên tàu Hòa Lan khổ thì họ cũng đòi chính phủ Úc nên nhận. Tuy họ đòi vậy, nhưng nếu ai bảo Úc không nên nhận, thì họ cũng chẳng buồn, mà cũng chẳng thèm đôi co gì. Tôi thấy mình cần học tập tính dân chủ của họ. Không đồng ý nhau nhưng cũng đừng vì vậy mà mạt sát lẫn nhau. Vì vậy tôi cũng muốn nhỏ nhẹ khuyên cô Anne Truong đừng nên nghĩ đến chuyện thiệt hơn nhiều quá mà đánh mất lòng nhân ái đi. Tôi thấy có người bảo họ là tỵ nạn kinh tế. Nói vậy là bậy lắm đó. Qúy vị chỉ ngồi ở trong bờ, đâu có biết hoàn cảnh họ ra làm sao mà phán một câu chết người như vậy được. Rồi có vị bảo họ có nhiều tiền đáp phi cơ đi tỵ nạn. Thử hỏi trước đây người Việt mình bỏ nước ra đi cũng đóng cho tụi nó cả chục cây vàng một đầu người, có ai bảo mình là tỵ nạn kinh tế thì mình có tức không" Bao nhiêu người Việt mình tự tử, tự thiêu, thắt cổ chỉ vì bị chụp mũ mấy chữ tỵ nạn kinh tế, bộ qúy vị quên hết cả rồi sao" Tôi già rồi, nên tôi chỉ nói vậy thôi. Qúy vị có tâm thì cảm có óc thì suy rồi thấy tôi nói có đúng hay không.

*
Chuyện Kim Lân đóng phim Lão Hạc

Vũ Công Huỳnh - Darra QLD

Tôi là một công chức của chế độ cũ. Hiện ở đây với cháu theo diện đoàn tụ. Nhân vừa rồi đọc báo của ông thấy có nói đến ông Kim Lân đẹp trai đến độ ông Xuân Diệu mê tít. Tôi không hiểu chuyện đó thực hư thế nào, nhưng theo lời của một ông nhà văn thời tiền chiến, đàn anh của tôi, ở ngoài bắc có vô nam sau 1975 thì ông Kim Lân hom hem, xấu xí lắm. Chả vậy mà ông được đóng vai Lão Hạc trong bộ phim dựa vào truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Tôi còn nghe được chuyện ông Kim Lân chửi, ai lại đóng phim có đoạn Lão Hạc ngồi uống rượu nhậu với cái đùi gà, quay đi quay lại cả mấy tháng trời toàn dùng đồ giả không nói làm gì. Đến khi quay thật tưởng chẳng gì cũng phải có rượu thật, đùi gà thật, ai ngờ rượu thì dùng bằng nước lã. Còn đùi gà đâu giả được nên phải đi mượn ở tiệm. Quay phim xong, chiếc đùi gã đã ôi cũng phải đem trả lại cho tiệm. Vậy mà nó cũng đòi tiền mượn, vì miếng đùi gà bị ôi. Chuyện xưa nó vậy đem kể chỉ tủi thân cho nhân tài đất bắc mà thôi, thưa qúy vị. Chã bõ cho phim của tụi Mỹ, chỉ một đoạn đuổi nhau bằng xe có một phút đồng hồ, nó cũng nước ngon lành vài chục chiếc Cadillac...

*
Những vần thơ Du Học ở Nga!

Trương Công Định - Cabramatta NSW

Mấy số trước, tôi có đóng góp một vài đoạn thơ cóp nhặt của một ông bô bà bô nào đó ở Hà Nội có ông con qúy tử du học tận Nga. Bài thơ toàn khuyên con cóp nhặt mua bán đồ lậu thuế, chịu khó đút lót để kiếm tiền, kiếm hàng gử về VN. Vì bài thơ này quá dài nên tôi không chép hết ra được. Sau thấy có ông cũng thích hỏi tới nên tôi xin gửi thêm vài dòng cho qúy vị đọc chơi... để hiểu được cảnh cộng đồng người Việt ở Nga... Tuần tới tôi sẽ chép tiếp vài đoàn nữa. Những loại thơ ẩm ương như thế này, tôi thu thập được cả vài chục ngàn dòng, có chép cả năm cũng không hết...

Bây giờ kể chuyện bên ta Tình hình nay bét như là hũ tương Mấy lần hội nghị trung ương Xem ra cũng chẳng có phương kế gì Dân tình ca cẩm như ri Kêu nhau là vậy làm gì được nhau. Thằng giàu nó vẫn cứ giàu, Kẻ nghèo vẫn kiếp ngựa trâu tôi đòi. Bung ra nay đã hết thời, Sức dân đã kiệt dẫu trời cũng thua. Trong nam lục tỉnh mất mùa Sơn La sau một trận mưa tan tành. Trông vời mấy nước đàn anh, Liên bang tận số cứu mình chẳng xong. Cu Ba một mớ bòng bong Nga cúp viên trợ khó lòng đứng yên. Báu gì ông bạn Triều-Tiên Vốn quen vay nợ quỵt tiền đồng minh. Mấy nhà lãnh đạo Bắc Kinh, Thế cô đổi giận làm lành với ta. Mối tình hữu nghị Việt-Hoa, Sau cơn cắt xé dần dà lên hương. Nhân vì Hoa Việt thông thương, Hàng tàu tràn ngập thị trường nước ta. Dân tình kiếm cớ qua Nga Mượn danh đi học thực là đi buôn! Đào vàng sập cả núi non, Nghe đâu đã đỡ lại càng khiếp hơn: Quỳ Châu cùng cốc thâm sơn, Ai đem hồng ngọc đến chôn xứ này" Nhiều thằng số đỏ vận may, Đã ô tô nhật, lại xây nhà lầu, Khối thằng bỏ xác rừng sâu, Khối thằng ngã nước trọc đầu như sư Ông trời ăn ở khéo ư! Người ăn chẳng hết kẻ thừa đổ đi! *


Cứu dân hay hèn nhát""

Vũ Đức Hùng - Sydney NSW

Cách đây khoảng mấy tuần, tôi có đọc trên báo Sàigòn Times thấy có bài viết của một vị ký bút hiệu Giao Chỉ, tôi nghĩ có lẽ vị này là một cựu đại tá thời Việt Nam Cộng Hòa. Kính trọng đàn anh Giao Chỉ tuy có, nhưng tôi không đồng ý khi vị đàn anh cho rằng, việc đầu hàng cộng sản của tướng Dương Văn Minh vào thời điểm 30 tháng 4 năm 1975 là việc làm cứu vớt bao nhiêu sinh linh khỏi cơn đại hồng thủy CS. Thưa đàn anh Giao Chỉ, thưa qúy báo cùng toàn thể qúy độc giả. Xưa nay việc bảo vệ đất nước, tôn miếu xã tắc, và bảo vệ dân lành trước hiểm họa xâm lăng của ngoại bang (tôi coi CSVN cũng là lũ ngoại xâm không hơn không kém) đều là trách nhiệm của kẻ làm tướng. Nhưng chuyện vịn vào sự an nguy của dân rồi dương cờ trắng đầu hàng để cứu mạng sống của mình, của gia đình mình là điều không thể được. Vì nếu nói vậy, thì những vị tướng oai hùng từng hét lớn, "nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu tôi trước đã" hóa ra là những người không biết nghĩ đến mạng sống của dân lành hay sao" Nếu giả dụ như ở thời điểm 30/4/75, ông Dương Văn Minh quả thực chỉ nghĩ đến cứu dân chứ không nghĩ đến bản thân, tại sao ông không chịu tuẫn tiết như tướng Phú, tướng Nguyễn Khoa Nam" Vả lại, thời điểm đó, ông tuyên bố một câu ngon lành, kêu gọi mọi người chôn súng chờ thờ, hoặc mang súng vô rừng, trường kỳ kháng chiến, còn ông tuẫn tiết lưu danh lại thanh sử thì hay biết mấy. Cộng sản vô ngơ ngáo một hồi, mặt nạ bị lột trần, trong khi lực lượng ta được bảo tồn, súng ống đầy đủ, từ rừng kéo xuống như nước lũ, dân trong các thành phố vì biết mặt thật của CS rùng rùng nổi dậy thì biết đâu ta chẳng lật ngược được thế cờ. Tôi đồng ý, trong lịch sử chiến tranh thế giới có những ông tướng vì muốn cứu dân mà hàng, nhưng chắc chắn ông Dương Văn Minh, với quá khứ thì thụt với cộng sản, với "nghệ thuật" lon ton chạy theo mấy nhà sư thân cộng, thì chuyện đầu hàng của ông chẳng cứu được ai mà chỉ đẩy dân Việt chết tràn trên biển, chết ngập cả trong rừng. Chính bản thân ông cũng hiểu được những sai lầm ấu trĩ của mình, những tội lỗi mà ông đã gây, nhất là chuyện ông nhúng tay vào máu của gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm, nên suốt bao nhiêu năm, ông im lìm sống mà như chết, chẳng dám tuyên bố điều gì, chẳng dám gặp ai, chẳng dám viết hồi ký, vì ông đâu có dám đối diện với chính ông trước trang giấy trắng, trước ngọn đèn dầu. Ông đã biết vậy, thiết tưởng chúng ta cũng đừng nên bào chữa cho ông làm gì. Vì làm vậy, thân nhân của ông chỉ cảm thấy xấu hổ thêm và dưới suối vàng, vong linh ông cũng thấy ngứa ngáy bất an mà thôi.

SUY NGHĨ VỀ MỘT CÁI CHẾT

Phan Tuấn Sơn - VIC

Nói đến tướng Dương Văn Minh, người VN - nhất là người miền Nam dưới vĩ tuyến 17 - không ai là không biết đến. Tướng Dương Văn Minh người cao lớn (trên thước tám), xạm đen, người Mỹ gọi ông là Big Minh tức Minh Lớn (để phân biệt với Minh Nhỏ tức tướng Trần Văn Minh, tư lệnh Không Quân) người Việt, nhất là giới báo chí đôi lúc gọi là Minh Sún (vì ông bị sún một cái răng cửa).

Từ khi Việt Nam Cộng Hòa được thành lập (1954), tên tuổi tướng Dương Văn Minh nổi lên và sáng chói như ngôi Nam Tào ở Phương Nam sau hai chiến dịch Hoàng Diệu (tiêu diệt Bình Xuyên ở Rừng Sát), Thoại Ngọc Hầu (bắt Ba Cụt và Hòa Hảo). Khi đoàn quân chiến thắng của hai chiến dịch trên về đến thủ đô Sài gòn, tướng Dương Văn Minh (lúc đó là đại tá) được tiếp đón như một người hùng. Trong khí thế của đoàn quân chiến thắng, có lẽ nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã tìm được nguồn cảm hứng và sáng tác nhạc phẩm "Anh đi chiến dịch" với lời ca không những hùng tráng mà cũng không thiếu tính chất trữ tình":

Anh đi, chắc hẳn anh còn nhớ Đôi mắt u uẩn chiều tiễn đưa Của người em nhỏ thơ ngây quá Chưa biết cười lên hẹn đợi chờ. ........ Có những chiều mưa phơn phớt lạnh Đem cả hồn thu tới lòng người Bao nhiêu chàng trai tay siết mạnh Thầm hẹn ngày về quê Bắc ơi!

Ôi, trong khí thế đang lên của quân dân miền Nam lúc đó, ai không muốn Bắc tiến để giải phóng nửa phần đất của tổ quốc khỏi ách Cộng Sản. Ai có ngờ đâu chính người hùng của hai chiến dịch Hoàng Diệu và Thoại Ngọc Hầu lại là kẻ mang cả nước VNCH dâng cho những người cộng sản miền Bắc trong ngày tháng Tư Đen 75 về sau này!

Năm 1963, tướng Dương Văn Minh được Mỹ bật đèn xanh, chủ xướng cuộc đảo chánh lật đổ chế độ gia đình trị của tổng thống Ngô Đình Diệm thành công. Nếu không có cái chết của hai anh em cố tổng thống Ngô Đình Diệm, có lẽ tướng Dương Văn Minh và cuộc đảo chánh 1.11.63 sẽ có một ý nghĩa lịch sử, một bước ngoặt đổi mới, thuận lợi cho vận mệnh nước nhà. Nhưng, oan nghiệt thay, khi cuộc đảo chánh thành công, anh em tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát thảm thương trong một chiếc M 113. Và quân dân VNCH (không phải hầu hết, nhưng cũng có thể là một số lớn đáng kể) đổ tội cho tướng Dương Văn Minh, người chủ xướng cuộc đảo chánh đồng thời ra lệnh cho thuộc hạ giết hai anh em tổng thống Ngô Đình Diệm. Cũng có thể đây chỉ là một nghi vấn mà lịch sử chưa làm sáng tỏ được vì thủ phạm chính là Nguyễn Văn Nhung cũng bị giết (hay tự sát") ở trong tù ngay sau đó. Và bây giờ cũng chính tướng Dương Văn Minh ôm sự bí mật đó xuống đáy mồ.

Những người tham dự thì kẻ nói ngược, người nói xuôi, để rồi nghi vấn về cái chết của hai anh em cố tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn còn là vấn đề của lịch sử.

Cũng từ đó, tướng Big Minh bị khoác cho cái tên đổi thầy, phản chủ. Bước đường công danh từ đây được gắn liền với tai tiếng đó khiến tướng Minh đã có một thời gian dài lận đận kể từ sau cuộc đảo chánh 1.11.63 thành công. Hệ quả của cuộc đảo chánh những tưởng là tốt đẹp, nhưng ngược lại. Anh em tổng thống Ngô Đình Diệm chết, miền Nam rơi vào một tình trạng chính trị bất ổn từ thượng tầng tới hạ tầng xã hội. Tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý, tướng Big Minh lưu vong sang Thái Lan cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên nắm quyền mới được trở về nước. Khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra ứng cử nhiệm kỳ hai của nền đệ nhị cộng hòa, tướng Big Minh lại được bật đèn xanh ra tranh cử. Sau khi chợt hiểu ra rằng mình chỉ là một con bài lót đường cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chơi trò chơi dân chủ, tướng Minh rút lui để cho liên danh Nguyễn Văn Thiệu độc diễn! Tướng Minh lại lui vào bóng tối trong dinh hoa lan, vui vầy với thú chơi tennis.

Trong những ngày tháng cuối cùng của nền đệ nhị Cộng Hòa, tướng Big Minh lại được nhắc đến như là thủ lãnh của thành phần thứ ba (trung lập, hòa giải). Trong cơn hấp hối của VNCH, sau khi tổng thống Thiệu bỏ chạy ra nước ngoài bỏ lại gánh nặng trách nhiệm cho phó tổng thống Trần Văn Hương, tướng Minh liền tự nguyện xin ra gánh vác việc nước để "nói chuyện phải quấy với phía bên kia" và để "cứu dân chúng Sàigòn khỏi cơn bão lửa". Không biết ông tổng thống một ngày Dương Văn Minh có "nói chuyện phải quấy" gì với "phía bên kia" không, chỉ thấy ông ra lệnh cho QLVNCH buông súng đầu hàng! Cũng từ cái lệnh đó, VNCH bị xóa tên trên bản đồ thế giới, hơn một triệu quân cán chính VNCH bị đi tù cải tạo gây ra biết bao nhiêu cái chết oan khiên, mấy trăm ngàn người chết vì vượt biên và hơn hai triệu người phải sống kiếp đời lưu vong. Riêng ông tổng thống đầu hàng (hay là một hàng tướng cũng thế) được cho cải tạo tại gia, ngày ngày vẫn có quyền đánh tennis. Mấy năm sau, VC cho ông sang Pháp "chữa bệnh", kể từ ngày tướng Minh ra hải ngoại, ông im hơi lặng tiếng, không như những tướng tá khác thi nhau viết hồi ký, ngoài sự việc tự tôn xưng cá nhân mình, ngoài ra không giúp làm sáng tỏ những vấn đề lịch sử của hơn hai thập niên nền Cộng Hòa của miền Nam gì cả. Tướng Minh thì không. Ông ẩn mình kín đến nỗi ngay cả láng giềng cũng không biết ông là một cựu đại tướng, cựu tổng thống của miền Nam VN. Rồi ông âm thầm lặng lẽ thiên di sang Mỹ. Ông nghiền ngẫm và suy nghĩ gì về những thất bại trong chiến trường chính trị ở miền Nam VN" Ông có hối hận không khi ông ra lệnh cho QLVNCH buông súng đầu hàng quân CSBV" Ông có đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, quân dân tan tác, lâm cảnh đau thương" Không ai biết được. Có người hận ông, có người chê ông, nhưng cũng có người thông cảm ông. Tỷ như cựu đại tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc. Tôi không có ý kiến gì những lời khen chê tướng Minh. Tôi chỉ đau lòng khi nghĩ đến cái cảnh người hùng của hai chiến dịch Hoàng Diệu, Thoại Ngọc Hầu phải đứng trân người, mặt cúi gằm khi tên đại tá CS Bùi Tín hay tên trung tá Bùi Văn Tùng gì đó vỗ bàn hét lớn:

- Các anh không có gì để bàn giao cả. Các anh chỉ có việc đầu hàng vô điều kiện!

Nhưng thôi. Trăm dâu đổ đầu tằm. Không biết khi ông nằng nặc đòi tổng thống Trần Văn Hương giao trọn quyền (có nghĩa là chỉ chịu nhận chức tổng thống chứ không chịu nhận chức thủ tướng như cụ Hương đề nghị), ông có biết hậu quả tai hại mà ông sẽ phải gánh chịu" Ngoài cái xú danh hàng tướng, ông còn phải gánh chịu mọi trách nhiệm trước lịch sử.

Thế rồi ngày 6/8/2001, ông mất tại bang Cali của Mỹ quốc, quốc gia đã đóng góp hơn nửa triệu quân để sát cánh cùng ông chống quân CSBV nhưng cuối cùng ông cũng thẳng tay đuổi họ đi để chiều lòng quân giặc. Ông sống lưu vong ở hải ngoại âm thầm rồi cũng mất trong âm thầm lặng lẽ. Một số ít bạn bè, chiến hữu chia buồn cùng gia đình ông. Không thấy cộng đồng người Việt hải ngoại lên tiếng phân ưu. Chỉ có Cộng Sản VN lên tiếng chia buồn cùng gia đình ông, đồng thời khen ngợi ông đã sáng suốt khi ra lệnh cho QLVNCH buông súng đầu hàng. Ôi, ông chết rồi họ cũng không buông tha ông, cố ý gài thêm gánh nặng tai tiếng, khiến linh hồn ông khó siêu thoát.

Đành thôi, hãy ngủ đi, trong giấc ngủ nghìn thu. Tất cả những gì của quá khứ nay đã lùi lại và chìm hẳn vào quá khứ. Ông đã phủi tay, rũ bỏ tất cả mọi phiền toái của cuộc đời, dư luận của trần thế. Ông đã không được người đời (ít nhất là một số lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại) thương tiếc, cầu siêu, tổ chức lễ tang nổi đình nổi đám. Không như tướng Hoàng Cơ Minh. Cho dù tướng Hoàng Cơ Minh đã chết hơn mười năm, nhưng cộng đồng người Việt hải ngoại vẫn có thái độ tích cực thương tiếc như thương tiếc một danh tướng đã vị quốc vong thân.

Xem như thế, cũng hai cái chết của hai vị tướng, nhưng cái chết của một danh tướng và cái chết của một hàng tướng khác xa lắm thay!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.