Hôm nay,  

Chuyện Ngày Xanh 5

29/10/200600:00:00(Xem: 4052)

(Lưu bút ngày xanh)

Đó là Đệ Thất, Đệ Lục, Đệ Ngủ, Đệ Tứ, Đệ Tam, Đệ Nhị và Đệ Nhứt.
Về sau đổi lại là lớp Chín, lớp Mười, lớp Mười Một, lớp Mười Hai rồi lên đại học.
Năm đệ thất. Trường Trung Học Nguyễn Văn Khuê
Trường nầy có nhiều thầy rất giỏi. Giỏi có tiếng. Vì vậy tuy ở địa điễm hổng mấy gì sang trọng (gần chợ Cầu Muối, vùng Khánh Hội) mà học trò đông vô số. Lớp nào cũng nghẹt hết. Tui ghi danh trể thành ra phải chịu học lớp buổi chiều và phải theo chương trình Pháp. Tại vậy mà cho tới bây giờ tui cũng không có căn bản Anh ngữ, còn Pháp ngữ thì trả lại thầy sau khi thi Trung Học rồi. Ờ, còn nhớ chớ, nhớ "đời" là "xe la vi" "tình" là "xe la mua" chớ!
Năm Đệ Thất.
Nhớ nhứt là thầy Minh Đăng Khánh.
Thầy dạy môn Việt Văn. Thầy vui vẻ nghệ sĩ tính, miệng hay cười cuời. Năm đó mỗi tuần thầy đi thâu kịch trên đài phát thanh Sài Gòn, vở kịch Hamlet. Thầy giãng bài dễ mê, Kim Cỗ gì cũng vậy, giờ của thầy là học trò chăm chú lắng nghe, bài vở làm đàng hoàng. Xuân có lại nhà thầy, gặp cô, rất đẹp và còn trẻ lắm. Lúc đó Thầy Cô mới có một đứa con hà.
Thầy Đông dạy Sử Địa. Thầy đi dạy bằng xe mô tô.
Thầy Hóa dạy môn gì quên mất rồi. Thầy hay xin hình học trò, dán vô cuốn album. Lỗ mũi thầy thường hay bị đỏ, sần sùi, học trò lén kêu thầy là “lỗ mũi cà chua” (xin lổi Thầy) Lên năm đệ lục gặp lại thầy dạy môn Việt Văn.
Còn thầy Khánh chuyển qua dạy bên trường Văn Khuê trên đường Gia Long.
Năm Đệ Thất nầy mình còn ngu và ham ăn ham chơi hơn học. Tình nguyện vô ban văn nghệ, ban đi diễn hành những khi có lễ. Lễ Hai Bà Trưng thì ai làm hai bà thì làm, mình giử chức vụ làm quân sĩ tập đi bước đều một hai một hai bước đều bước ...
Cuối năm viết Bích báo. Nhớ thầy giám thị, kêu lại, ra lịnh tỉnh bơ:
-Em viết chữ đẹp, phần em lo về trang hoàng nguyên tờ Bích Báo. Em phân chia ra cho có đủ cột, văn thơ, thể thao, tin trường vân vân...
Tui phải đổi tuồng chữ, viết thẳng viết ngiêng viết xéo viết ngửa viết chữ in cho có vẻ là nhiều người tiếp tay lắm. Vậy mà, khi dán tờ Bích báo lên, ai cũng tưởng mình có nguyên một "ê kíp" xôm tụ!!!
Lâu lâu bị bạn bè đẩy lên rên rỉ ca vài bản nhạc...
Học thì chỉ được được môn Việt văn thôi, còn lại mấy môn khác nhứt là môn tóan thì thầy Vẹn mắng là đồ... “con bò tót. Ngu gì mà ngu thế"""”
Bị thầy mắng riết, hể bị “mời” lên bảng là tui á khẩu, tóan cộng cũng lú luôn, nói gì toán trừ"
Nhắc tới đây buồn quá.

Năm Đệ Lục.
Các bạn còn nhớ tui học Đệ Thất trường Trung Học Tư Thục Nguyễn Văn Khuê.
Lên Đệ Lục thầy MĐK đổi qua dạy ở trường Trung Học Tư Thục Văn Khuê nằm trên đuờng Gia Long. Phục và thương thầy quá tui theo thầy ghi danh học ở trường nầy .
Truờng có ba bốn từng lầu, rất nhỏ mà có đủ lớp, nhiều thầy dạy rất giỏi.
Giờ của thầy MĐK thì hổng đứa nào nghỉ hết. Thầy giãng bài rất hấp dẫn, thỉnh thoãng thầy ngâm thơ cho nghe...
Còn nhớ thầy Trần dạy Pháp văn. Thầy dạy rất hay nhưng mấy “ông” con trai liếng khỉ, “cao bồi” phá phách, ngày nào muốn trốn học, mấy anh viết lên bảng “ Thầy Tr. hôm nay bị... (tùy theo bịnh gì họ muốn gán cho thầy, thí dụ như trúng gió, dịch tả...) lớp đuợc nghỉ học một tiếng...
Khi thầy buớc vô lớp, đọc mấy hàng chử “khỉ khọt”, tỉnh bơ thầy cầm cục "móp” lau đi rồi viết bài lên cho học trò chép. Thầy còn trẻ mà tánh tình điềm đạm, riết rồi mấy ông chán, chọc thầy mà thầy hổng chịu giận hổng thèm cả một tiếng rầy, làm mấy ông quê cơ, hết dám phá thầy. Kiếm thầy khác phá.
Các bạn còn nhớ những năm cuối thập niên 50 có ra cái vòng Hula Hup, mê tới nổi dấu cái vòng ở sân sau truờng để ra chơi thì chơi..
Có khi chơi đánh cầu. Các bạn còn nhớ hai cây vợt với trái cầu hôn"
Trong sân lại có cây cối. Một cây khế trổ bông màu tím thẩm, thơm vô cùng.
Nếu chỉ chơi đánh cầu, chơi vòng Hula Hup, thẩn thơ hái bông khế hay nắm tay nhau dạo ngoài sân thì làm gì có chiện"
Hai bên truờng là mấy cái tiệm bán áo mưa , bán áo lạnh nầy nọ... sân sau xài chung với sân truờng. Họ chứa thùng giấy không đầy một góc sân .
Bữa đó, giờ ra chơi, nhào ra đám học trò Đệ Lục trai gái có đủ, bàn nhau chơi bắn lộn bằng dây thun.
Hai bên cử đầu đảng, “oánh tù tì ra cái gì ra cái nầy” chia phe. Một bên đầu đàn là tui, có quyền chọn nhân tài rồi dàn trận.
Bên tui có hai trai bốn gái. Bên địch cũng vậy, dưới quyền xài xể của nhỏ H. Nhỏ nầy nổi tiếng là dử. Nhà nó giàu, có gian hàng bán nử trang giả ở chợ Bến Thành, nhà ở khu đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội.
Hai bên tản ra chui vô trốn sau đống thùng giấy, ló đầu ra ... bắn bên kia, đứa nào ngu đưa đầu là trúng, đau thấy bà nội.
Cứ thủ thế như vậy, gần tới giờ vô học, muốn tranh thắng bại, hai tên chúa đãng là tui với nhỏ H. mới bê bê làm tàng bứoc ra đối đầu thách nhau. Nhỏ H. kênh mặt lên, cái mỏ hổn của nó chu ra:
- Ê. Giỏi bắn đi.
Chèn ơi. Ở nhà Má biết tánh tui hồi nhỏ ưa theo chơi rồi đánh lộn với con trai, má dặn “con lớn rồi, con là con gái, đừng đánh lộn nữa. Con đưa mặt ra cho chúng nó để thẹo thì hết ai dám cưới” Dại gì như nhỏ H. Nó dám đưa cái bản mặt dể ghét ra kìa. Đang muốn thanh toán cho xong đặng trở vô lớp, tui bèn, căng sợi dây thun ra thẳng cánh bắn cho nó một phát. Trúng ngay mặt.
Trời ơi con nhà giàu bị đứt tay như nhà nghèo đổ ruột!
Nó la bài hải. Nó nhào tới. Hai tay nó đấm thụi thụi vô mặt vô bất cứ chổ nào hớ hênh của tui. Tui cũng hổng vừa nắm cổ áo nó tính xài thế vỏ Nhu Đạo chèn ngay bắp chân của nó, vưon cùi chỏ cong cánh tay lên chấn ngay chấn thủy nó, kê vai đặng vật nó xuống. Chẵng ngờ nghề vỏ chưa tới, gặp nhỏ nầy chơi điệu giang hồ, vỏ “ban cua ban còng bình tích thủy” gì đó, nó quật ngựoc tui lại. Một tay nó chụp đuợc chùm tóc cột đuôi ngựa của tui, ghì đầu tui xuống. Tay kia nó luồn lỏi bộ tính xé quần xé áo gì đây"
Bên ngoài mấy thằng quỉ sứ đã chẵng can ra mà còn cuời hà hà hà nhảy tưng tưng lên cổ vỏ.
Vừa giận vừa đau vừa tức vừa sợ rách áo thì ...thấy hết trơn, tui dùng hết sức tàn đẩy cánh tay nó ra, đưa bàn tay năm ngón lên nhắm ngay mặt nó mà cào... đại.
Nó buông cái đuôi ngựa của tui ra liền.
Tới lúc đó mấy đứa bạn nhào vô can ra.
Hai nử thủ lảnh hào hển, mổi đứa đứng một bên.
Tui nhìn mặt H.
Trời. Ai mà dè.
Bàn tay năm ngón của tui để năm lằn sọc dài ruớm máu đỏ như năm con trùn đất trên gò má nõn nà của nó.
Chỉ nhìn di tích đã thấy đau rồi.
Nó chửi thề. Như con trai. Nghe ớn da gà. Nó nói sẽ cho cao bồi du đảnng trị tui.
Chuông reo. Cả bọn trở vô lớp. Tỉnh bơ như không có việc gì xảy ra.
...
Ngày hôm sau.
Qua ngày hôm sau.
Hai chiến sĩ vô lớp không nhìn thẳng mặt nhau.
Nhưng tui có lén dòm nó.
Hết hồn.
Trời đất. Tui để thẹo lên mặt nó rồi.
Tội nghiệp. Chắc Má nó xức nghệ lên mấy vết thương nên mặt mày nó vàng khè hà.
Đối với thầy với bạn, tui cảm thấy có gì thay đổi.
Không khí trong lớp học như nặng nề hơn.
Không một trò nào nói dởn một câu. Ngay cả mấy ông cao bồi dưới “xóm nhà lá” cũng im lìm lặng lẽ làm bài.
Dĩ nhiên ngườI bị thương được bạn bè binh vực hơn.
Nhỏ bạn thường ngày có thể nói là hơi thân với tui cũng có vẽ như tránh tránh tui.
Kệ.
Xí.
Hổng nói chuyện thì thôi. Khỏi nhiều chuyện.
Cho tới giờ ra về.
Lớp tui trên từng lầu hai. Vừa bước chân xuống cầu thang thì nghe ồn ào trước cửa trường. Theo đám bạn ùa ra coi thì thấy L. một người “lính” của tui hôm qua đang bị hai ba đứa con trai đầu cạo trọc coi cô hồn quá mạng dí vô tường đánh bộp bộp…
Nhỏ H. tay thì cầm chiếc guốc dang thẵng cánh đập lia lịa. Vừa đập vừa la: “ cho mầy binh nó cho mầy binh nó thằng chó đẻ...”
L. chỉ biết đưa cánh tay lên đở.
Đám học trò la um sùm vừa la vừa lính quính réo chớ vớ ... sao ỷ đông đánh người ta, buông ra buông ra thầy ơi thầy ơi... tiếp tụi con... can ra can ra…
La cầu cứu chớ có đứa nào dám nhào vô.
TộI nghiệp L. hết sức. Một mình chịu đòn.
Ông gíam thị ốm nhom ốm nhách mặt mày tái mét. Ông hiệu trưỡng trán xuất mồ hôi và mấy thầy cũng chạy tới can.
Nghe loáng thoáng ... “H. kêu du dãng tới trị tội nhỏ X. với thằng L. hôm qua tụi nó đánh lộn trong sân trường... thằng L. binh con X...
Nhờ mấy thầy liều mạng xông vô, L. chạy thoát.
Nhảy lên một chiếc taxi vừa trờ tới, chạy mất dạng.
Xây qua thấy tui đang đứng xớ rớ ổng chụp tay hỏi:
“Xuân. Nhà ở đâu" Có ai tới rước không hay về một mình"”
Tui trả lời em đi xe buýt về, nhà ở Thị Nghè lận.
Ông nói “Đừng có ra. Tụi nó còn đứng đón em đó. Thôi để mấy thầy đón xe taxi đưa em về. Đứng đây đi”
Tui hồn vía lên mây. Run như thằn lằn đứt đuôi. Ngớ ra một hồi. Đố mà dám bước ra" Thầy khỏi dặn.
Ngoắc được chiếc taxi, ngoài cửa trường mấy thầy đứng dàn hàng ngang hai bên, ông giám thị nắm tay tui lôi ra ở giữa như tứớng quân đi duyệt binh. Thót vô xe. Đóng cửa lại. Vọt.
Làm hại xe đưa tui về tới nhà má phải trả tiền xe cũng bộn bộn.
Từ đường Gia Long về tới Thị Nghè lận mà, chổ cầu Phan Thanh Giãn đó các bạn, xa lắm.
(Nói tới cầu Phan Thanh Giản nhớ tới trại gà Thanh Tâm… Thôi nha, để bữa khác sẽ kể vì đó là chuyện khác nữa.)
Hôm sau tui bỏ trường luôn. Thương thầy nhớ bạn mà đành phải xa.


Tuần kế tui ghi danh vô học trường Văn Hiến ở Tân Định do thầy Phan Ngô làm hiệu trưởng.
Ba tui hăm nếu đi học còn đánh lộn nữa thì cảnh sát sẽ bắt nhốt vô Trại Giáo Hóa thì tàn đời nghe con. Con gái gì dữ quá quỉ.
Tui có dữ đâu. Dỡn chơi mà. Tại nó thách. Tui hổng bắn nó, để nó bắn tui sao" Ngu gì"
Nó bị bắn trúng đau nổi sùng đâm thù hận chớ tui có làm gì nó đâu"
Về sau gặp lại bạn củ mới biết ra vì sao L. bị liên can.
Số là, khi nhỏ H. hăm sẽ kêu du đãng trị tui L. có nói một câu “ bạn bè chơi lở tay làm gì tới kêu du đảng lận... Ỷ giàu làm phách...
Vì câu đó đó mà H. thù lây L.
Có đứa lại thêm... tại H. nó ...yêu L. mà L. ở bên đội của tui, lại đi binh tui nên L. bị ăn guốc của nó.

Cái tuổi 13, 14. Chất kích thích tố bắt đầu hoạt động mạnh. Ở Việt Nam thời đó làm gì có mấy lớp dạy về sinh lý hay hướng dẫn gì gì đó, cho nên tuổi trổ mả là tuổi nổi loạn. Nếu không thơ thẩn văn chương thì phá làng phá xóm.
Tụi tui thì… vậy đó.
Như H. nó trổ mả sớm hơn tui. Nó biết yêu sớm hơn. Tui còn ngu thấy mồ đâu thấy điều đó. Khi “oánh tù tì” chia phe, H. nó xè bàn tay năm ngón ra bị tui xỉa cây kéo hai ngón cắt cái cụp. Tui thắng tui được quyền lựa lính trước chớ. Tui lựa L. vì L. cao nhòng, hai cánh tay dài thòong thế nào cũng bắn cái nào trúng ngay chóc cái đó, lợI khí của đảng tui mờ, ai có ý gì dành “ngừ yêu” của nó đâu.
Hứ. Muốn ngườI ta người ta hổng muốn lại, đi quính người ta!

Sau hơn 40 năm, sự thật ra sao làm sao biết được vì tui không bao giờ gặp lại L. và H.
Bây giờ uớc gì gặp lại mấy đứa bạn trẻ thơ năm Đệ Lục trường Văn Khuê.
Tui muốn nắm tay H. coi coi mặt nó còn thẹo hông. Có ai cưới nó hông"
Gặp L. để nói, X xin lổi đã làm cho L. bị ăn guốc
Tuần lể sau.
Tui bận áo dài đội nón lá đạp xe đạp đi học.
Bữa nào làm biếng đạp qua cây cầu Phan Thanh Giản thì dắt xe đạp lên đò
Con đò mong manh đưa qua bên kia sông Thị Nghè rồi đạp tới trường Văn Hiến

Nhớ hình như truờng nằm trên đuờng ... Trần Quang Khải" ở Tân Định.
“Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”
Qua trường nầy tự nhiên tui nhu mì nhũ mĩ. Hiền khô!
Có lẽ tại sợ cái trại Giáo Hóa.
Nữa chừng năm mà sao lại được vô ban văn nghệ trường tui cũng chớ có nhớ
trường củ không có, trường nầy có lớp dạy Hán văn. Tui mất hết nữa năm làm sao theo kịp bạn vì vậy khi thi Lục cá nguyệt thầy dễ dãi nói “Nếu em lên ca một bản cho lớp nghe thì thầy cho điểm như bài thi.”
Trời. Sướng cha. Ca lấy điểm. Ca thì ca ngán gì.
Nhớ mỗi chiều thứ hai gần tới giờ ra về nghe máy phóng thanh kêu “ Yêu cầu ban văn nghệ lên văn phòng” Tui hảnh diện sung suớng ra khỏi lớp với một bạn gái tên Sương và một bạn con trai quên tên rồi.
Nhỏ Sương ca hay hết biết. Nguời mãnh mai như cây liểu rũ. Da trắng xanh đài các nghiêm trang. Đẹp vô cùng.
Sau nầy tui mới biết nó bị bịnh thiếu máu.
Không phải lên văn phòng bị rầy rà gì đâu nha. Lên đặng đứng tụ trước cái micro hợp ca bài Quốc ca:

“Nầy công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi

Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống...
….
xong tới bài Hiệu đoàn Văn Hiến để hạ cờ xuống. Cờ được buổi sáng kéo lên chào. Buổi chiều kéo xuống.

“Đoàn học sinh Văn Hiến trông lên hiệu kỳ
Trong ánh dương chan hòa rực rở uy nghi
Tay cầm tay ta cùng tiến bước
Lòng dặn lòng nào có nề chi
Dưới cờ trường Văn Hiến
Trông lên ánh hiệu đoàn...

Có nhớ học chuyện gì, chỉ nhớ có mỗi cái ban văn nghệ thôi vì lúc đó đối với tui văn nghệ là trên hết.
Hành văn nghệ thì đở làm bài mà được thầy thương bạn quí.
Học thì càng ngày càng dỡ như cái gì!
Những nguời bạn mới không ai biết “dĩ vãng” cũa tui nên khoái tui lắm.
Tui vô ban “Tuổi Hoa”, một ban riêng của anh Th. học Đệ Nhị Đệ Nhứt gì đó làm truỡng ban.
Bỏ thì giờ ra đi dợt ca dợt kịch chớ có nệ công.
Ban nầy chuyên môn đi hát và diễn kịch trong mấy trại lính. Vì vậy tui mới biết trại Hoàng Hoa Thám, trại gì gì nữa nhiều lắm làm sao nhớ nổi sau mấy chục năm"
Tới lui có xe nhà binh GMC đưa đón. Những buổi khuya sau khi trình diễn xong, ngồi lắt lẽo trên cái băng gổ cứng, không mui, gió đêm thổi lạnh mà lòng thấy ấm. Bỡi vì mình tự nghĩ, đã góp phần, đem nụ cười, đem khả năng tối thiểu nhưng trình diễn tối đa để giúp vui cho những người anh lính chiến lúc đó là một sự góp phần rất hảnh diện của nhóm mình.
Lúc nào cũng đi ca ban đêm.
Lạnh bất kể.
Mà vui cũng muốn chết.
Có khi ca xong, chẵng có tiền quĩ để kéo nhau đi ăn cháo khuya, về nhà lục cơm nguội cũng thấy ngon như cao lương mỹ vị!.

Thầy Hiệu truỡng Phan Ngô có thêm một trường nữa là trường Văn Lang. Tụi tui Tết đến hát xong trường nhà thì qua trường bạn.
Có lần được thầy mời ban văn nghệ tới nhà thầy chơi gặp mấy cô con gái thầy là nữ sinh truờng Gia Long. Về sau nghe đồn có một cô họp thành một hội CTY gì gì đó... (Cho Tình Yêu" Cướp Tình Yêu""" có lẽ mấy chị trong Gia Long nhớ rỏ hơn tui)

Tết năm đó chúng tôi diễn vở kịch Lịnh Thầy. Tui đóng vai người vợ, anh Th. vai nguời chồng. Anh rất dễ thương. Tui phải mặc áo dài tứ thân đầu chích khăn mỏ quạ. Màu nâu.
Còn nhớ khi tui mặc áo xong còn đang loay hoay vớI hai cái vạt áo xẻ chính giửa lạ hoắc, anh Th. Đã thân tình quì xuống cột hai tà áo lại, đứng lên , ngay trước mặt, tui còn nghe được hơi thở nóng hổI của anh…
Anh sửa chiếc khăn...
Tim Xuân nhảy chồm, hụt mất một nhịp!
Lòng rung động.
Biết ... yêu.
Ngay giây phút đó....
Anh cầm cây son hộp phấn để dậm dậm thêm lên mặt.
Đâu cần gì má hồng"
Đôi gò má con nhỏ đã đỏ bừng sẵn rồi. Và nếu anh còn đứng gần thì nó sẽ cứ đỏ hoài...
Anh Th. khoảng 19, 20 gì đó, tui mới 13, 14 gì đó.
Thấy ảnh thành niên rồi. Thấy ảnh đáng kính nể quá.
Ảnh lại là trưởng ban văn nghệ nữa. Bạn nghĩ coi. Làm sao mà tui hổng cảm ảnh cho được"""
Thở ra.
Ảnh dặn:
“Em ra màn nhì. Em phải đứng sẵn kế cái án thư, anh bứớc vô em phải chạy lại đón chồng chớ đừng có đứng cứng ngắt một chổ như hôm qua hồi dợt đó nghe.”
Tui “Dạ” nhẹ hều. Tim đập loạn xạ. Hổng biết là tại run vì sắp sửa bước ra sân khấu hay vì lẽ “rì”"

Vở kịch Lịnh Thầy do thầy Hiệu Trưởng Phan Ngô viết. Một màn hai ba cảnh gì đó. Sự tích nói về một người thầy dạy văn nhưng khi quốc gia hưử sự thì dạy học trò phải bỏ bút nghiên theo việc kiếm cung…
Sư Phụ Mẫu. Khi thầy dạy điều gì, thầy nói một tiếng là trò phải cuối đầu nhận lịnh.
Anh Th. Đóng vai người chồng vừa mới bên nhà thầy về…
Đứng trong cánh gà ngó ra.
Màn nhứt là cảnh ông thầy ra lịnh cho trò. Anh Đ. đóng vai thầy. Anh dán hàm râu giả coi đẹp trai lắm. Tay cầm cây quạt giấy tay vuốt râu. Tui hồi hộp tại vì
Hôm qua hồi dợt cú chót ảnh hứng chí đầu gục gặt làm tàng vuốt hơi mạnh, nguyên chùm râu theo tay ảnh sút ra… Bữa nay an toàn trên xa lộ.
Anh gật gù, hà hà ngâm:
- Thế sự thăng trầm quân mạt vấn
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
……
Màn nhì mở lên. Tui đứng bên án thư. Hai cặp gìò thình lình run lẩy bẩy. Trời. Đã quen sân khấu rồI bộ tay mơ sau mà mắc chứng gì run dữ vậy ta"
“Chồng tui” vừa bước vô, thấy anh Th. tui quên mất lờI dặn dò của ảnh lúc nãy, đứng chết trân tạI chổ. Không té xĩu là may.
“Chồng tui” thấy vậy biết liền. Anh tỉnh táo bứoc tới. Nhìn tận mắt. Tui choàng tỉnh. Tập trung tư tưởng tập trung vô vai trò. Vợ. Vợ. Vợ.
Không còn thấy anh Th. nữa. Chỉ thấy đây là “chồng tui” vừa mới tới hầu lịnh ở nhà thầy dìa. Tui cất tiếng. Thuộc lòng. Ngân nga như ngâm thơ, (kịch thơ mà):
- Kìa chàng!
- Sao mặt chàng hoảng hốt"
( nhìn tay chồng)
- Sao tay chàng không sách vở bút nghiên"
- Kìa, gươm báu.
- Chàng điên"
“Chồng tui” trả lời vừa bước tới nắm tay tui, nóng hổi:
- Ta không điên nàng ơi đừng hoảng hốt…
…..
Màn hạ.

“Thầy trò chồng vợ bạn bè” mạnh ai nấy tuông mồ hôi vì trên sân khấu nóng tàn bạo, mình phải rống hết hơi (chỉ có một cái máy micro đứng chết một chổ) nhưng vui hết biết vì được cả trường vổ tay rầm rầm...
...

Hôm sau được nghĩ Tết. Anh Th. rủ đi coi xinê.
Ba thường dặn:
- Không được đi coi xinê với con trai trong rạp Eden (rạp nầy tối nổi tiếng) Không được ngồi xe taxi chung băng sau.
Thì tui y lời.
Đâu có vô rạp Eden. Đi rạp Đa Kao mờ.
Đâu có đi xe taxi. Đi xe đạp mờ.
Phim gì ai mà nhớ.
Ngồi cứ run. Ngó lên màn ảnh làm tỉnh.
Bổng dưng anh chồm qua, nâng mặt mình lên. Hôn lên môi. Nhẹ nhàng. Đằm thắm.
Cái hôn đầu đời.
Ngọt ngào biết bao nhiêu.
Hơn bốn chục năm vẫn còn nhớ.
Dù lúc đó, con nhỏ đã tự nhiên nhắm mắt lại.
Vẫn còn nhớ rõ ràng khuôn mặt của anh.
Không hiểu anh Th. có biết anh đã để lại một dấu đẹp ngọc ngà trong lòng của con nhỏ đệ lục nầy hôn"""
Từ đó về sau gặp anh Th. là tự dưng mắc cở quíu tay chân. Hai bên cùng cố ý tránh nhau.
Năm Đệ Ngủ nhà dọn về vùng Khánh Hội tui trở lại trường Nguyễn Văn Khuê.
Không gặp lại anh Th. lần nào hết.
Thế là chỉ nữa năm mà thay đổi tất cả.
Từ một đứa con gái cứng đầu du côn đi học sẵn sàng cung tay quính lộn trở thành yểu điệu thục nữ dể dạy dễ bảo.
Bị con trai nắm tay lôi vô rạp hát rồi bị hun. Mấy cái. !!!
Về lại Nguyễn Văn Khuê, học thầy Lê Linh Thảo. Lại thêm một chuyện khác nữa bạn ơi…

Trương Ngọc Bảo Xuân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.