Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

29/05/200600:00:00(Xem: 1654)

[LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang vừa được xuất bản. Qúy độc giả có thể mua sách qua internet bằng cách lên Website Google (google.com) đánh máy chữ “ho ledinh”, rồi theo sự hướng dẫn của các websites.]

Hỏi (ông Trần Lộng Chương): Vào năm 2003, chúng tôi thành lập công ty xuất nhập cảng tại Úc, đồng thời có mở chi nhánh tại Việt Nam. Khi mở chi nhánh tại Việt Nam chúng tôi đã ký hợp đồng để bán hàng cho một công ty được thành lập tại Hoa Kỳ do 2 Việt Kiều Mỹ làm chủ và điều hành.
Tại Việt Nam, công ty của chúng tôi đã ký hợp đồng với công ty của 2 Việt Kiều Mỹ này. Trong hợp đồng, chúng tôi đã soạn thảo các điều khoản theo sự quy định của luật lệ Việt Nam cũng như của Mỹ và Úc liên hệ đến việc mua bán và giao hàng. Tuy nhiên điều khoản quan trọng mà cả hai bên đồng ý là mỗi khi có tranh chấp thì tòa án của Úc sẽ có thẩm quyền để xét xử.
Vào đầu tháng 2 năm 2006, khi công ty của 2 Việt Kiều Mỹ này đã nộp đơn khiếu nại tại tòa án Việt Nam để yêu cầu chúng tôi phải đổi lại số hàng hoá được giao vào đầu năm 2005, mà họ cho rằng các lô hàng này không đúng tiêu chuẩn quy định.
Chúng tôi đã ra hầu tòa và trưng dẫn điều khoản được quy định trong hợp đồng rằng họ chỉ được khiếu nại để đổi lại hàng hoá trong vòng 6o ngày kể từ ngày giao hàng. Tuy nhiên, tòa án tại Việt Nam đã đưa ra án lệnh buộc công ty của chúng tôi phải đổi lại số hàng mà công ty của Hoa Kỳ đã yêu cầu.
Chúng tôi đã kháng án đồng thời thông báo cho phiá bên kia cũng như tòa án biết được rằng các tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền để xét xử các vụ tranh tụng này.
Xin LS cho biết là làm thế nào để chúng tôi có thể ngăn chận được quyết định của tòa án Việt Nam và yêu câù vụ kiện phải đưo.c xét xử tại Úc theo sự quy định của hợp đồng.

*

Trả Lời: Theo sự quy định của “luật mậu dịch quốc tế” (International Trade Law) thì khi các bên đương sự đồng ý để cho tòa án của một quốc gia nào đó được quyền xét xử mọi khiếu nại hoặc tranh chấp liên hệ đến hợp đồng thì không một tòa án nào khác có thẩm quyền xét xử các tranh chấp đó.
Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta cần phải phân biệt “sự lựa chọn luật pháp” (a choice of law) để áp dụng trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, và “sự lựa chọn thẩm quyền tư pháp” (a choice of jurisdiction) hầu giải quyết các tranh chấp đó.
“Sự lựa chọn luật pháp” để áp dụng có thể được suy đoán dựa vào tình huống trong trường hợp không có điều khoản quy định rõ ràng về sự lựa chọn luật pháp này. Ngược lại, “sự lựa chọn thẩm quyền tư pháp” [tòa nào sẽ có thẩm quyền để xét xử] phải được quy định bằng điều khoản hoặc bằng văn bản.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt khi tòa án thấy rằng sự loại bỏ việc xét xử của tòa án mà các bên đương sự đã lựa chọn là cần thiết thì tòa có thể đưa ra phán quyết liên hệ để loại bỏ sự lựa chọn về thẩm quyền tư pháp đó, như đã được xét xử trong vụ Carvalho v Hull Blyth (Angola) Ltd [1979] 3 All ER 280.
Trong vụ đó, các bên đương sự của hợp đồng đã đồng ý chọn Tòa Án tại Vùng Luanda, hồi đó là một phần lãnh thổ ngoại biên của Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, vào lúc vụ tranh tụng xảy ra Angola đã giành được độc lập và Tòa Án Vùng Luanda đã trở thành “Tòa Công Lý [của chính quyền] Cách Mạng” (a Revolutionary Court of Justice). Vì thế, mọi tranh tụng liên hệ đến các vấn đề dân sự không còn đưo.c giải quyết tại tòa án này.
Trong tình huống đó, Tối Cao Pháp Viện Anh Quốc đã tuyên bố rằng các bên đương sự có toàn quyền lựa chọn thẩm quyền tư pháp để vấn đề tranh chấp được giải quyết ổn thỏa. Chánh Án Browne tuyên cho rằng, "theo bằng chứng đệ nộp bởi bị đơn thì Tòa Án Vùng Luanda vẫn còn tồn tại trên danh nghĩa, nhưng hiện nay, theo tôi thì, tòa án đó hoàn khác với tòa án mà các bên đương sự suy tưởng đến để chọn lựa vào lúc ký kết hợp đồng".


Theo “Quốc Tế Tư Pháp” (Private International Law) thì một khi đã tự ý ra hầu tòa hoặc tự ý tuân phục thẩm quyền tư pháp của tòa, thì tòa án đó có thẩm quyền tư pháp để giải quyết toàn bộ tranh chấp liên hệ như đã được xét xử trong vụ Swaizie v Swaizie (1900) 31 OR 324.
Trong vụ đó, hai vợ chồng kết hôn tại Ontario, người chồng nộp đơn xin ly dị vợ tại tòa Milwaukee thuộc tiểu bang Wisconsin. Người chồng trưng dẫn bằng chứng về sự ngoại tình và sự thô bạo của người vợ như là những lý do để ly dị. Tuy nhiên, tòa đã đưa ra phán quyết ly dị có lợi cho người vợ bằng cách buộc người chồng phải trả tiền cấp dưỡng cho người vợ khi ly dị. Sau đó người vợ xin án lệnh để buộc ngưòi chồng chấp hành quyết định của tòa. Người chồng bèn tranh cãi rằng ông ta chưa bao giờ chính thức cư ngụ tại Bang Wisconsin, vì thế tòa án tại Bang Wisconsin không có thẩm quyền tư pháp để xét xử vụ này.
Tuy nhiên, tòa đã đưa ra phán quyết rằng vì ngưòi chồng đã tự ý khởi động tố quyền và yêu cầu tòa xét xử, vì thế người chồng buộc phải chấp hành phán quyết của tòa.
Trong vụ Clinton v Ford (1982) OR (2d) 448, vào tháng 8.1976, nguyên đơn và bị đơn đều cư ngụ tại South Africa. Trong thời gian đó, nguyên đơn ký hợp đồng bán chiếc xe hơi mà bị đơn đã đơn phương bác bỏ. Sau đó vào năm 1977, bị đơn rời Nam Phi và đến Ontario với tư cách là một thường trú nhân.
Nguyên đơn khởi động tố quyền tại South Africa để kiện bị đơn về việc vi phạm hợp đồng. Nguyên đơn đã xin “án lệnh đơn phương” (Ex parte order) từ Tối Cao Pháp Viện của Nam Phi, yêu cầu cảnh sát trưởng tịch thâu 3 mảnh đất của bị đơn tại South Africa, trong lúc chờ đợi tòa xét xử vụ khiếu kiện.
Nguyên đơn còn xin án lệnh để tống đạt cho bị đơn về đơn khiếu kiện tại Ontario. Bị đơn sau đó đã nộp bản biện minh, trong đó bị đơn đã tranh cãi về mọi tình tiết của vụ tranh tụng. Nhưng bị đơn đã không chịu hầu tòa vào ngày xét xử.
Tòa đã đưa ra phán quyết buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn 2300 South African Rands [= 2300 dollars] cộng với tiền lời và phải trả án phí cho nguyên đơn. Sau đó, nguyên đơn xin án lệnh để buộc bị đơn phải chấp hành phán quyết của tòa. Bị đơn bèn tranh biện rằng tòa không có thẩm quyền tư pháp để xét xử vụ khiếu kiện đó. Bị đơn tranh cãi rằng bị đơn chưa bao giờ hầu tòa và chưa bao giờ chấp nhận thẩm quyền tư pháp của tòa về việc xét xử vụ khiếu kiến đó.
Tuy nhiên, lập luận của bị đơn đã bị tòa bác bỏ và tòa án Ontario đã buộc bị đơn chấp hành phán quyết của tòa án Nam Phi.
Thẩm phán Houlden đã tuyên bố rằng, "bị đơn đã chọn lựa để chống lại mọi tình tiết của vụ khiếu kiện. Khi quyết định như thế tôi nghĩ rằng đây là một hành vi tự nguyện vì thế bị đơn buộc phải chấp hành phán quyết của tòa án Nam Phi".
Dựa vào các phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng mặc dầu ông đã chọn tòa án Úc là tòa án duy nhất có thẩm quyền xét xử các sự tranh chấp giữa các bên đương sự, tuy nhiên, nếu ông đã tự nguyện hầu tòa, xuất hiện trước tòa án tại Việt Nam để tranh cãi và biện bạch hoặc phản bác về việc khiếu kiện của phiá bên kia, điều này có nghĩa rằng ông đã chấp nhận thẩm quyền tư pháp của tòa án tại Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp xảy gia giữa các bên đương sự liên hệ đến hợp đồng mà công ty của ông đã ký kết.
Vì thế việc ngăn chận sự thi hành phán quyết mà tòa án Việt Nam đã đưa ra, dưa. vào các án lệ và nguyên tắc của luật mậu dịch quốc tế, là một tiến trình khá phức tạp.
Thư của ông gởi cho chúng tôi quá vắn tắt, vì thế để có thể giúp ông giải đáp thêm các thắc mắc xin ông liên lạc trực tiếp với chúng tôi bằng điện thoại. Trước khi liên lạc bằng điện thoại để thảo luận vấn đề này, xin ông vui lòng gởi cho chúng tôi bản sao của hợp đồng mà công ty của ông đã ký kết. Chúc ông may mắn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.