Hôm nay,  

Biểu Mà Không Quyết

13/11/200200:00:00(Xem: 3789)
Quốc Hội Iraq thảo luận không hơn hai tiếng đồng hồ và biểu quyết một cái rụp: 100% chống lại Nghị Quyết của Liên Hiệp Quốc nhưng dành quyền quyết định tối hậu cho Saddam Hussein.
Trong khi đó chế độ Iraq đang thực sư lâm nguy. TT Bush, trong bầu không khí thiêng liêng của ngày Lễ Chiến sĩ Trận Vong, tuyên hứa nếu Liên Hiệp Quốc không giải giới vũ khí giết người hàng loạt của Hussein, Mỹ sẽ làm điều đó. Thủ Tướng Anh thì khỏi nói, ý kiến ủng hộ mạnh Mỹ. Thủ Tướng Đức lâu nay hết sức dè dặt với chiến tranh Iraq vẫn nghiêm khắc bó buộc Iraq phải thi hành Nghị Quyết LHQ. Ngoài khơi không xa Iraq, hai hàng không mẫu hạm Mỹ Missouri, USS, mỗi chiếc có hàng trăm chiến đấu cơ, đã có mặt ngoài biển; Bộ Tư lịnh Hành quân Mỹ đã lập xong ở Qatar, đang chỉ huy một cuộc tập trận lớn. Kế hoạch Hành quân đánh Iraq của Bộ Tham Mưu Liên quân, Tổng Tư Lịnh Quân lực Mỹ Bush đã duyệt.
Bà Cố vấn An Ninh Quốc gia Mỹ mỉm cười cho biết một Quốc hội thực sư là quốc hội không bao giờ có một biểu quyết 100% như vậy. Và dư luận cả thế giới không ai ngạc nhiên về biểu quyết của này của chế độ độc tài quân phiệt Iraq, từ Oâng Hussein đến dân biểu của Oâng, ông nào cũng thích cái gì cũng 100%. Nhưng người yêu dân chủ trên thế giới lấy làm tiếc Quốc Hội không giúp gì được cho đất nước và nhân dân Iraq khi Tổ Quốc lâm nguy. Lẽ ra đúng tinh thần dân chủ, Quốc Hội phải là quốc dân đại hội, tụ kết tinh anh của bốn phương, muôn màu muôn vẻ lại muôn hương, là một tập thể đại diện ưu tú, tượng trưng đỉnh cao trí tuệ của nhân dân dân, và là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước.Trong trường họp Tổ Quốc lâm nguy như của Iraq, Quốc Hội phải thảo luận gay go, biểu quyết căng thẳng. Dân biểu sử dụng tất cả kiến thức, kinh nghiệm chánh trị, quân sự của mình để phân tích lợi hại, tương quan lực lượng địch bạn, hậu quả gần xa của việc thi hành hay không thi hành Nghị quyết có tính tối hậu thư của Liên Hiệp Quốc. Nếu cần thì hoàn toàn nhận lãnh trách nhiệm trước nhân dân vì quyền tuyên chiến theo tinh lý dân chủ thuộc về nhân dân, đại diện là Quốc Hội. Nếu chưa thấy cần thì tìm cách hoá giải tiếp với Hành pháp trước áp lực sống chết vào chế độ. Tiếng nói của nhân dân nhứt định Liên Hiệp quốc, chánh quyền và nhân dân trên thế giới phải xem xét nghiêm túc.
Đằng này nạn độc tài quân phiệt, nạn độc đảng toàn diện do Hussein thống trị đã tham thui chột sáng kiến và tinh thần trách nhiệm và ý chí phục vụ nhân dân của Quốc Hội Iraq. Quốc Hội Iraq đã bị Hussein độc tài biến thành bù nhìn, hợp thức hoá ý kiến riêng của người thống trị chuyên chế. Tệ hơn nữa vì mãi nhận làm thân phận gia nô cho Hussein, Quốc Hội còn tỏ ra vô trách nhiệm với dân và với cả Hussein, né đạn, giao banh, và phủi lửa qua tay Hussein chịu một mình. Hậu quả của độc tài là như thế đó. Nha trảo lúc bình thường tung hô vạn tuế, không dám nói một lời ngay lẽ phải để làm vui lòng lãnh đạo hầu được miếng đỉnh chung. Khi hữu sư lánh né, sợ trách nhiệm ,và lắm khi âm mưu phản phé để tự cứu cái đầu, bắt một thân, một mình người độc tôn, độc tài chịu trách nhiệm sư đổ vở. Lịch sử vương quyền Á Aâu xưa cho thấy vua chúa thường chết vì nha trảo, cận thần, ninh thần trước khi địch quân đến được cấm thành.

Hình ảnh một Quốc hội gia nô của Iraq trong cơn quốc biến; hình ảnh một Quốc Hội suy nghĩ, hành động, thảo luận biểu quyết, bị độc tài điều kiện hoá thành phản xạ; hình ảnh ấy gợi nhớ Quốc Hội VNCH pháp nhiệm 2 trước khi Sàigon bị CS cưỡng chiếm. Để chuẩn bị việc rút quân, Mỹ âm thầm phế võ công của người lãnh đạo quốc gia VNCH: bầu cử độc diễn. Từ bầu cử độc diễn làm mất thế nhân dân, không tạo được nội lực dân tộc. Thế cho nên những chuyện trái khoái mới xảy ra ở chánh tri thượng tầng khi khủng hoảng. Hết sức vi hiến để Quốc Hội xé cả một Hiến pháp do xương trắng máu đào của quân dân cán chính viết nên, dự trù người thế cho Tổng thống bị ngăn trở, phải là Phó Tổng Thống, Chủ tịch Quốc Hội-- tức là người do dân bầu. Đó là điều kiện tiên quyết-- bất cứ, đại tướng, thống tướng, đảng trưởng, lãnh đạo tinh thần lớn bao nhiêu mặc kệ, không do dân bầu cũng không thay thế được. Hết sức vi hiến để Quốc Hội biểu quyết giao quyền cho Tướng Minh, một người không được một lá phiếu của nhân dân bầu. Hết sức vi hiến để Tướng Minh (Tổng Thống bất họp hiến thì không thể là Tư lịnh Tối cao Quân lực được) ra lịnh cho một quân đội từng được thế giới đánh giá hùng mạnh nhứt Đông Nam Á bó buộc "buông súng để chờ bàn giao chánh quyền" cho CS Hà nội. Tại sao" Vì độc tài đã biến quân đội hay ít nhứt một số lớn tướng lãnh nắm quân quyền thành phương tiện riêng cho Tổng thống và biến một số lớn Nghị sĩ, dân biểu thành gia nô cho Tổng thống. Từ đó chánh quyền mất thế nhân dân.
Nếu có thế của nhân dân, một hội nghị Diên Hồng do chánh quyền triệu tập có thể huy động nội lực dân tộc. Vay tiền được của những người hàng tâm hàng sản thì việc Mỹ cắt viện trợ có thể giải quyết được. Quân lực có thể chiến đấu theo kiểu du kích nhà nghèo, cùng ăn, cùng ở, cùng làm để trường kỳ chiến đấu. VC làm được, ngưới Quốc gia thừa sức làm được. Từ đó chánh trị và ngoại giao làm việc. Chánh phủ dời về Cantho, căng lắm thì ra Phú Quốc. Bộ Đội Bắc Việt sẽ thiên nan vạn nan mới qua được ba con sông Vàm Cỏ, Sông Tiền, Sông Hậu với lực lượng chánh qui của Quân Đoàn 4 còn nguyên và lực lượng bán quân sự của tôn giáo Cao Đài và Hoà Hảo từng có kinh nghiệm du kích chống Cộng ở Miền Đông và Miền Tây. Trường hợp đó, quân nhân VNCH sẽ có nơi tái tập họp; nhân dân chỗ hướng về, có thì giờ nêu cần thì di tản được nhiều, Đệ Thất Hạm đội chỉ ở ngoài biển; Quốc Hội Mỹ có thể xét lại vấn đề, và Trung Cộng có đủ thì giờ cùng với Pháp đối phó với CS Hà nội, lợi cho VNCH (theo hồi ký của Đai sứ Merillon).
Thế mới biết nhứt hô bá ứng là mạnh trong chế độ chuyên chế. Lãnh tụ nào cũng muốn có quốc hội gia nô. Nhưng trong chế độ dân chủ nhiều cái đầu mới hay hơn một cái đầu; càng nhiều ý kiến càng sáng ra, chế độ càng mạnh nhờ nhiều người quan tâm, góp ý, hiến kế họp tác. Đối lập chỉ trích phê bình mới biết sai để sửa. Ô. Hussein hiện thời đang là người lãnh đạo cô dơn nhứt trần gian. Cô đơn vì chính Oâng đã tự xây dựng cái tháp ngà độc tài cho Oâng. Và chính cái tháp ấy sẽ là mồ chôn sinh mạnh và sự nghiệp chánh trị của Oâng. Đó là cái giá mà nhà độc tài chuyên chế dưới mọi hình thức phải trả. Và mong trường hợp Oâng Hussein sẽ giúp cho những người CS độc tài đảng trị toàn diện ở nước nhà suy nghĩ và rút kinh nghiệm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.