Hôm nay,  

Về Quận Cam

15/05/200200:00:00(Xem: 3626)
Cho đến bây giờ Quận Cam của Cali vẫn là miền đất hứa, dãy đất lành cho người Mỹ gốc Á châu.

Hai mươi bảy năm sau ngày 30 tháng 4, năm 1975, Saigon sụp đổ, người Việt tỵ nạn CS trên đất Mỹ vẫn còn muốn về Quận Cam, nếu không chọn được nơi này làm quê hương, thì ít ra cũng viếng thăm Little Saigon cho đỡ nhớ nhà, nhớ nước. Quận Cam trở thành quận người Việt đông nhứt tại Mỹ. Cộng đồng người Việt ở Quận Cam, trở thành cộng đồng người Việt lớn hàng thứ hai sau cộng đồng quốc gia trong nước.

Ngươi Đai Hàn cũng thế, đổ xô về Quận Cam suốt mười năm sau ngày 29 tháng 4, năm 1992, bạo loạn xảy ra ở Los Angeles. Ngày ấy người Mỹ Đen vì vụ Rodney King nổi lên đốt phá khu Trung Nam Thành phố Los Angeles. Một cuộc bạo loạn được xem là chết chóc, thương vong lớn nhứt trong lịch sử thế kỷ 20 của Mỹ-- 55 người chết và 2000 người bị thương. Trong cuộc bạo loạn này, người Đại Hàn bị tấn công khá nặng. Nguyên do, trước đó một năm, một chủ tiệm tạp hoá Đại Hàn bắn chết một thiếu niên Mỹ đen 15 tuổi khi ngăn chận em này ăn cắp nước cam. Kho hàng, cửa tiệm Đại Hàn trên các đường lớn bị cướp bóc, đập phá, thiêu đốt. Khói lên ngùn ngụt, ba ngày sau chưa tắt. Truyền hình cho thấy cảnh người Đại Hàn lên nóc nhà, tay cầm súng, sẵn sàng bắn vào đám đông để ngăn chận, bảo vệ sinh mạng, tài sản. Khu người Việt chúng ta, đa số chủ gia đình là dân HO, từng quen với trận mạc, chống biểu tình, chia nhau báo động, canh phòng, phục kích để đối phó theo kiểu du kích, chia cắt địch hơn là trực chiến chánh qui bằng súng ống. Nhưng nhờ ở khá xa và không đụng chạm gì với người Mỹ Đen trước, nên bạo loạn không lan tới.

Suốt mười năm sau đó, người Mỹ gốc Đại Hàn ở Los Angeles hướng về Quân Cam để tìm an cư lạc nghiệp dù khu bạo loạn xưa, giờ đã hồi sinh. Nhân dân và chánh quyền sở tại không kỷ niệm ngày 29/4 như ngày Bạo Loạn, mà là ngày Phục Sinh. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát xã hội học, vẫn còn thấy một cái gì đâu đấy. Hố ngăn cách nghèo giàu giữa Hollywood và khu Trung Nam còn quá lớn. Các cửa kiếng tiệm và nhà Đại Hàn được gia cố bằng cửa sắt hay song sắt. Một số tiệm của người Mỹ Đen còn treo "Black Owned", gián tiếp cho biết còn có kỳ thị, tẩy chay Đại Hàn. (Levy Willard; Liberation).

Qua Mỹ, người Mỹ gốc ÁÙ châu rất thích tiểu bang California. San Francisco là nơi người Á châu đầu tiên, người Hoa, chọn làm quê hương từï thuở tìm vàng và thời làm đường xe lửa. Nhựt, Đại Hàn, rồi VN, đến đâu, ở đâu trên đât Mỹ cũng dần dần dời về Cali. Dễ hiểu, cố hương của những người Mỹ gốc Á châu này chỉ ở bên kia bờ Thái Bình Dương.

Chữ người Mỹ gốc Á châu (Asian Americans) chỉ tất cả người Á châu có quốc tịch Mỹ, gồm Hoa, Nhựt, Ấn, Hồi, Việt, Phi luật tân, Đaiï, Hàn, v.v. , hàng hai mươi mấy nước. Nghĩa quá rộng. Rộng đến độ không nói lên được đặc tính văn hóa, ngôn ngữ, phong tục khác nhau của rất nhiều dân tộc Á châu đang sống tại Mỹ. Cũng vậy, rất lạm dụng khi người Mỹ tự xưng mình là Americans. America gồm Trung, Nam, Bắc Mỹ và nhiều nước lắm, Canada, Mễ Tây Cơ, Ba Tây, Á căn đình, Perou, v.v. Nhưng làm thế nào được. Nếu gọi người Mỹ là United Statesians thì dài dòng, trẹo họng, khó nói lắm. Ngôn ngữ không bao giờ chở hết được ý.

Nhưng người Hoa, Nhựt, Việt, Đại Hàn, văn hoá và lối sống tương đối giống (Nho, Phật, Lão). Tại Cali, nếu người Hoa chọn San Francisco làm thủ đô hải ngoại, thì người Việt chọn Little Saigon ở Quận Cam làm thủ đô tinh thần . Mười năm trở lại đây, từ cuộc bạo loạn ở Los Angeles, người Đại Hàn của thành phố lớn này hướng về Quận Cam, như đất lành chim đậu. Thực vậy, trong mười năm thôi, dân số người Đại Hàn ở Quận Cam tăng 48%. Tăng gấp đôi ở Fullerton, Irvine, La Palma, là những thành phố có tiếng an ninh tốt, trường học tốt. Khu Thương Mại Garden Grove có 1000 cơ sở Đại Hàn. Nhà Thờ Buena Park có 5000 tín hữu Đại Hàn. Đường đến Sân Golf Buena Park, thường bị kẹt xe của người Đại Hàn. Thành phố Fullerton giống như thành phố Đại Hàn (OC Register). Ngay trong lòng Little Saigon, tại Garden Grove, thành phố người Việt ở đông nhứt Quận Cam, góc đường Westminster và Brookhurst, một siêu thị Đại Hàn kinh dinh mới mở tại nơi hết người Hoa đến người Việt phải liên tiếp đóng cửa ï.

Nhưng lý do an ninh không phải là lý do duy nhứt làm người Đại Hàn đổ xô về Quận Cam. Thông lệ cuộc sống ở Mỹ cho thấy, khi người định cư ở lâu, lợi tức kiếm nhiều hơn, Anh văn trôi chảy hơn, thường dời về sống ở vùng ngoại ô, yên tĩnh, đất rộng, người thưa hơn. Quận Cam giáp với Los Angeles về phiá Nam, là nơi lý tưởng. Có nhiều người Đại Hàn vẫn còn làm việc ở Los Angeles, sáng đi tối về nhà ở Quận Cam.

Đây là một cơ may tốt cho Little Saigon của người Việt. Giá nhà tăng có lợi cho người Việt. Một số lớn định cư từ lâu ở đây, đã tậu nhà, kẻ một, người đôi ba, theo truyền thống sống cái nhà, chết cái mồ của dân tộc Việt. Cộng đồng Đại Hàn đếân Mỹ đa số là cộng đồng tỵ nạn CS trong Chiếân Tranh Triều Tiên, hướng về Nam Hàn, là đồng minh của VN Cộng hoà trong Chiếân Tranh VN. Lâp trường chánh trị gầân nhau, dễ liên minh và kết họp để tạo lá phiếu biên tế làm giọt nước tràn thắng cử trong các kỳ bầu của Liên hay Tiểu bang và đia phương. Con đường đó là con đường ngăn nhứt để đi vào dòng chính chánh trị Mỹ hầu tạo ảnh hưởng với chánh quyền. Còn văn hoá Việt Hàn gần gũi qua mẫu số chung Nho, Phật, Lão, hai cộng đồng dễ gần nhau.

Santa Ana, người Mễ; Little Sàigon, người Việt, và Fullerton, người Đại Hàn, đã, đang, và sẽ đua nhau làm giàu, làm đẹp cho Quận Cam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.