Hôm nay,  

Về Quận Cam

5/15/200200:00:00(View: 3943)
Cho đến bây giờ Quận Cam của Cali vẫn là miền đất hứa, dãy đất lành cho người Mỹ gốc Á châu.

Hai mươi bảy năm sau ngày 30 tháng 4, năm 1975, Saigon sụp đổ, người Việt tỵ nạn CS trên đất Mỹ vẫn còn muốn về Quận Cam, nếu không chọn được nơi này làm quê hương, thì ít ra cũng viếng thăm Little Saigon cho đỡ nhớ nhà, nhớ nước. Quận Cam trở thành quận người Việt đông nhứt tại Mỹ. Cộng đồng người Việt ở Quận Cam, trở thành cộng đồng người Việt lớn hàng thứ hai sau cộng đồng quốc gia trong nước.

Ngươi Đai Hàn cũng thế, đổ xô về Quận Cam suốt mười năm sau ngày 29 tháng 4, năm 1992, bạo loạn xảy ra ở Los Angeles. Ngày ấy người Mỹ Đen vì vụ Rodney King nổi lên đốt phá khu Trung Nam Thành phố Los Angeles. Một cuộc bạo loạn được xem là chết chóc, thương vong lớn nhứt trong lịch sử thế kỷ 20 của Mỹ-- 55 người chết và 2000 người bị thương. Trong cuộc bạo loạn này, người Đại Hàn bị tấn công khá nặng. Nguyên do, trước đó một năm, một chủ tiệm tạp hoá Đại Hàn bắn chết một thiếu niên Mỹ đen 15 tuổi khi ngăn chận em này ăn cắp nước cam. Kho hàng, cửa tiệm Đại Hàn trên các đường lớn bị cướp bóc, đập phá, thiêu đốt. Khói lên ngùn ngụt, ba ngày sau chưa tắt. Truyền hình cho thấy cảnh người Đại Hàn lên nóc nhà, tay cầm súng, sẵn sàng bắn vào đám đông để ngăn chận, bảo vệ sinh mạng, tài sản. Khu người Việt chúng ta, đa số chủ gia đình là dân HO, từng quen với trận mạc, chống biểu tình, chia nhau báo động, canh phòng, phục kích để đối phó theo kiểu du kích, chia cắt địch hơn là trực chiến chánh qui bằng súng ống. Nhưng nhờ ở khá xa và không đụng chạm gì với người Mỹ Đen trước, nên bạo loạn không lan tới.

Suốt mười năm sau đó, người Mỹ gốc Đại Hàn ở Los Angeles hướng về Quân Cam để tìm an cư lạc nghiệp dù khu bạo loạn xưa, giờ đã hồi sinh. Nhân dân và chánh quyền sở tại không kỷ niệm ngày 29/4 như ngày Bạo Loạn, mà là ngày Phục Sinh. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát xã hội học, vẫn còn thấy một cái gì đâu đấy. Hố ngăn cách nghèo giàu giữa Hollywood và khu Trung Nam còn quá lớn. Các cửa kiếng tiệm và nhà Đại Hàn được gia cố bằng cửa sắt hay song sắt. Một số tiệm của người Mỹ Đen còn treo "Black Owned", gián tiếp cho biết còn có kỳ thị, tẩy chay Đại Hàn. (Levy Willard; Liberation).

Qua Mỹ, người Mỹ gốc ÁÙ châu rất thích tiểu bang California. San Francisco là nơi người Á châu đầu tiên, người Hoa, chọn làm quê hương từï thuở tìm vàng và thời làm đường xe lửa. Nhựt, Đại Hàn, rồi VN, đến đâu, ở đâu trên đât Mỹ cũng dần dần dời về Cali. Dễ hiểu, cố hương của những người Mỹ gốc Á châu này chỉ ở bên kia bờ Thái Bình Dương.

Chữ người Mỹ gốc Á châu (Asian Americans) chỉ tất cả người Á châu có quốc tịch Mỹ, gồm Hoa, Nhựt, Ấn, Hồi, Việt, Phi luật tân, Đaiï, Hàn, v.v. , hàng hai mươi mấy nước. Nghĩa quá rộng. Rộng đến độ không nói lên được đặc tính văn hóa, ngôn ngữ, phong tục khác nhau của rất nhiều dân tộc Á châu đang sống tại Mỹ. Cũng vậy, rất lạm dụng khi người Mỹ tự xưng mình là Americans. America gồm Trung, Nam, Bắc Mỹ và nhiều nước lắm, Canada, Mễ Tây Cơ, Ba Tây, Á căn đình, Perou, v.v. Nhưng làm thế nào được. Nếu gọi người Mỹ là United Statesians thì dài dòng, trẹo họng, khó nói lắm. Ngôn ngữ không bao giờ chở hết được ý.

Nhưng người Hoa, Nhựt, Việt, Đại Hàn, văn hoá và lối sống tương đối giống (Nho, Phật, Lão). Tại Cali, nếu người Hoa chọn San Francisco làm thủ đô hải ngoại, thì người Việt chọn Little Saigon ở Quận Cam làm thủ đô tinh thần . Mười năm trở lại đây, từ cuộc bạo loạn ở Los Angeles, người Đại Hàn của thành phố lớn này hướng về Quận Cam, như đất lành chim đậu. Thực vậy, trong mười năm thôi, dân số người Đại Hàn ở Quận Cam tăng 48%. Tăng gấp đôi ở Fullerton, Irvine, La Palma, là những thành phố có tiếng an ninh tốt, trường học tốt. Khu Thương Mại Garden Grove có 1000 cơ sở Đại Hàn. Nhà Thờ Buena Park có 5000 tín hữu Đại Hàn. Đường đến Sân Golf Buena Park, thường bị kẹt xe của người Đại Hàn. Thành phố Fullerton giống như thành phố Đại Hàn (OC Register). Ngay trong lòng Little Saigon, tại Garden Grove, thành phố người Việt ở đông nhứt Quận Cam, góc đường Westminster và Brookhurst, một siêu thị Đại Hàn kinh dinh mới mở tại nơi hết người Hoa đến người Việt phải liên tiếp đóng cửa ï.

Nhưng lý do an ninh không phải là lý do duy nhứt làm người Đại Hàn đổ xô về Quận Cam. Thông lệ cuộc sống ở Mỹ cho thấy, khi người định cư ở lâu, lợi tức kiếm nhiều hơn, Anh văn trôi chảy hơn, thường dời về sống ở vùng ngoại ô, yên tĩnh, đất rộng, người thưa hơn. Quận Cam giáp với Los Angeles về phiá Nam, là nơi lý tưởng. Có nhiều người Đại Hàn vẫn còn làm việc ở Los Angeles, sáng đi tối về nhà ở Quận Cam.

Đây là một cơ may tốt cho Little Saigon của người Việt. Giá nhà tăng có lợi cho người Việt. Một số lớn định cư từ lâu ở đây, đã tậu nhà, kẻ một, người đôi ba, theo truyền thống sống cái nhà, chết cái mồ của dân tộc Việt. Cộng đồng Đại Hàn đếân Mỹ đa số là cộng đồng tỵ nạn CS trong Chiếân Tranh Triều Tiên, hướng về Nam Hàn, là đồng minh của VN Cộng hoà trong Chiếân Tranh VN. Lâp trường chánh trị gầân nhau, dễ liên minh và kết họp để tạo lá phiếu biên tế làm giọt nước tràn thắng cử trong các kỳ bầu của Liên hay Tiểu bang và đia phương. Con đường đó là con đường ngăn nhứt để đi vào dòng chính chánh trị Mỹ hầu tạo ảnh hưởng với chánh quyền. Còn văn hoá Việt Hàn gần gũi qua mẫu số chung Nho, Phật, Lão, hai cộng đồng dễ gần nhau.

Santa Ana, người Mễ; Little Sàigon, người Việt, và Fullerton, người Đại Hàn, đã, đang, và sẽ đua nhau làm giàu, làm đẹp cho Quận Cam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.