Hôm nay,  

Văn Bút Quốc Tế Lưu Ý: Bùi Ngọc Tấn Bị Quản Thúc

18/11/200100:00:00(Xem: 3868)
WASHINGTON (Wall Street Journal) - Hội Văn Bút Quốc Tế PEN, một hội của các văn sĩ trên thế giới, tuần này đã làm lễ năm thứ 21 của "Ngày Của Những Văn Sĩ Bị Cầm Tù". Trong năm qua, hội đã ghi nhận 717 vụ hành hung các văn sĩ, ký giả trên 90 quốc gia. Trong số này, 35 người đã chịu sự kiểm duyệt tối đa - họ đã bị giết. Hăm doạ, hành hạ và tra tấn dã man trong các nhà tù là chuyện xảy ra hàng ngày đối với những người cầm viết. Hầu hết , những vụ xâm phạm này do chính chính phủ của họ gây ra, mặc dầu đôi khi do bàn tay của những băng đảng tội ác hoặc những nhóm thù ghét, hoạt động dưới sự che chở của chính quyền.

Một thí dụ, tại Bangladesh ít nhất là 10 ký giả và chủ bút đã bị giết từ năm 1999, gồm cả Nahar Ali, một ký giả của tờ nhật báo Anirban, đã bị tra tấn cho đến chết vào tháng 4 năm nay. Nhiều ký giả khác đã bị hành hung, nhưng không ai bị câu lưu hoặc thẩm vấn cho những vụ hành hung này.

Những hồ sơ của PEN đã cho thấy những quốc gia có những hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận nhiều nhất là Miến Điện, Trung Quốc, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ. Những ký giả và văn sĩ mà PEN đề cập tới trong bản báo cáo của PEN là những người không bạo động vì lập trường của PEN không ủng hộ những người bạo động hay reo rắc hận thù. Nhưng dù vậy, họ vẫn bị chính quyền coi như những thành phần nguy hiểm.

Hội Quốc Tế PEN được thành lập năm 1921 để ghi lại những sự thảm khốc của Đệ Nhất Thế Chiến. Với nhiều ngàn hội viên trên 90 quốc gia, mục đích chính của PEN là dùng văn chương như là vũ khí chính để loan truyền sự cảm thông trên toàn thế giới. Nhà viết kịch bản Arthur Miller, trong một bài viết cho PEN vào tháng Tư, đã đúc kết những ý chí đã đem tới sự đoàn kết của Hội Quốc Tế PEN. Ông nhận xét rằng, "sự tồn tại của PEN sau ba phần tư thế kỷ trong khi không có một người lính thuộc thuỷ, lục, không quân, không có giải thưởng về chính trị, là một điều vinh quang của ảo tưởng đối với thực tế, sự ảo tưởng rằng niềm hy vọng là điều chính đáng trong thế giới này".

Ngày Của Những Văn Sĩ Bị Cầm Tù được tổ chức hàng năm để phanh phui những trường hợp vi phạm người cầm viết trên thế giới, hầu cảnh giác thế giới về sự nguy hiểm mà các người cầm viết phải đối diện khi dùng quyền tự do ngôn luận của họ để làm sáng tỏ Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Đây là một niềm hy vọng, một sự tin tưởng vào thế giới tự do sẽ không lặng yên trước những bạo hành đối với những người cầm viết.

Năm nay, 6 trường hợp điển hình đã được đưa ra gồm có sự cầm tù vô hạn định của ký giả Bernardo Arevalo Padron, tại Cuba; ký giả Georgy Gongadze của Ukrainian Internet, người đã bị bắt cóc và xử trảm; ký giả Sihem ben-Sidrine của Tunisian Internet, người đang bị xử tại toà án; Bùi Ngọc Tấn, một văn sĩ đã thường xuyên bị hăm doạ và theo dõi bởi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam; Myo Myint Nyein và Sein Hlaing, biên tập viên và nhà xuất bản những bài thơ của những thi sĩ Miến Điện, cả hai đang bi cầm tù từ năm 1990 với một bản án tù chính trị lâu nhất trong lịch sử của PEN.

Myo Myint Nyein và Sein Hlaing, biên tập viên và nhà xuất bản của tạp chí Bay Bhuhlwe, đã bị bắt tại Rangoon sau khi xuất bản và phát hành tập thơ tại một cuộc biểu tình đòi Tự Do Dân Chủ để kỷ niệm một năm quân đội nắm chính quyền tại Miến Điện. Những bài thơ mà tác giả cũng đang bị cầm tù, nói lên sự thối nát và tham nhũng của chính quyền quân đội. Cả hai đều bị lãnh bản án 7 năm tù.

Lý do mà họ vẫn đang bị cầm tù vì vào ngày 28 tháng Ba năm 1996, họ cùng 21 người nữa đã bị đưa ra toà và bị kết án thêm 7 năm nữa về tội đã ký vào bản kiến nghị gởi cho Uûy Ban Bảo Vệ Nhân Quyền tại Liên Hiệp Quốc tố cáo sự tồi tệ của những nhà tù. Họ bị gán cho tội phổ biến tạp chí chống chính quyền trong lao tù và dấu 3 radio. Họ sẽ được trả tự do vào năm 2004, 14 năm sau khi bị cầm tù.

Văn sĩ Bùi Ngọc Tấn, 67 tuổi, đang bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam quản thúc tại gia cho quyển tiểu thuyết của ông với nhan đề "Chuyện Kể Năm 2000". Quyển tiểu thuyết này đã bị cấm xuất bản vào tháng Ba năm nay, và những người liên hệ đến nó đều bị trừng phạt. Quyển tiểu thuyết dựa vào những sự thực đã xảy ra của chính tác giả khi ông còn bị cầm tù trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam.

Bùi Ngọc Tấn bắt đầu viết năm 1954 và sau khi bị coi là thành phần nguy hiểm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông bị cầm tù trong "trại cải tạo" từ năm 1968 đến năm 1973. Sau khi được trả tự do, ông đã bị cấm viết sách và bắt buộc phải kiếm sống bằng nghề lao động. Nhưng ông vẫn tiếp tục viết. Khi lệnh cấm được giải toả năm 1995, ông đã xuất bản quyển "Những người không có việc làm", tiếp theo là một quyển sách khác năm 1999, cả hai chỉ trích chế độ Cộng Sản một cách nhẹ nhàng. Ông đã viết quyển "Chuyện kể năm 2000" vào đầu thập niên 90, hành động đã đưa tới sự sách nhiễu, hành hung và theo dõi của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Những văn sĩ đặc trách về vấn đề lao tù thuộc Hội Văn Sĩ Quốc Tế PEN xuất bản những trường hợp như trên mỗi 6 tháng. Hiện nay, danh sách tại vùng Á-châu - Thái Bình Dương gồm 110 người trên 15 quốc gia. Bản báo cáo của nhóm này từ tháng 6-2000 cho đến tháng 10 năm 2001, đã cho biết thời gian này "đã có một số các văn sĩ nổi tiếng được trả tự do sau khi có sự can thiệp của PEN, đôi khi mất nhiều năm…Nhưng số người nổi tiếng ít ỏi được trả tự do này lại che khuất con số lớn đang gia tăng của những trường hợp vi phạm quyền tự do ngôn luận của những người cầm bút."

Trung Tâm PEN Trung Quốc bất thình lình có mặt tại buổi hội thảo của các đại biểu của International PEN được tổ chức tại Moscow năm ngoái, sau 10 năm vắng mặt. Nhưng các đại biểu lại không có mặt để bảo vệ quyền Tự do Ngôn luận. Văn sĩ Jin Jianfan của Trung Quốc đã nhận xét rằng "Tây phương chú trọng đến quyền tự do cá nhân, trong khi Trung Quốc giá trị Nhân quyền và bổn phận đối với gia đình và xã hội." Dưới cái nhìn của ông "sự đối thoại là con đường duy nhất để hoà giải những bất đồng chính kiến, sự đối thoại đặt căn bản trên sự công bằng và tương kính lẫn nhau; sự đối nghịch không mang lại kết quả trong sự phát triển nhân quyền trong thế kỷ tới". Ông không đề cập tới phải đối thoại như thế nào, trong khi một số văn sĩ tại Trung Quốc được ưu đãi bởi chính quyền, thì một số khác bị gán cho cái mác là "đầu óc nguy hiểm" và được đối thoại trong lao tù.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.