Hôm nay,  

Luat Pháp Phổ Thông

14/07/200100:00:00(Xem: 5526)

Hỏi (ông Trần Văn Thốt): Cách đây hơn 15 năm Tôi có mua nột căn nhà tại vùng Tempe, hồi đó tôi có mượn tiền ngân hàng nhưng tôi đã trả dứt số nợ này trước thời gian quy định.
Vào cuối năm 1999, vì cần tiền gấp để về Việt Nam lo cho gia đình, tôi đã được một người bạn giới thiệu đến gặp một người chuyên cho vay tiền. Sau khi thảo luận tôi đã đồng ý mượn một số tiền là $15,000 với mức lời là 15% mỗi năm, thời gian mượn là 5 năm, và tôi phải trả tiền lời hàng tháng cho đến ngày mãn hạn thì tôi phải trả lại $15,000.
Tôi vẫn biết rằng nếu tôi mượn tiền ở ngân hàng thì mức lời sẽ thấp hơn so với lãi suất này. Tuy nhiên vì cần tiền gấp nên tôi đã thế chấp căn nhà mà tôi đang cư ngụ để có tiền hầu giải quyết gấp công việc của gia đình tôi tại Việt Nam.
Người cho tôi mượn tiền đã hẹn tôi đến văn phòng luật sư của ông ta, và yêu cầu tôi ký vào giấy tờ mượn nợ trước khi trao cho tôi tấm chi phiếu $15,000.
Tôi đã được giải thích và đã đồng ý tất cả các điều kiện đề ra trong giấy nợ. Thế là chúng tôi cùng ký tên trên giấy nợ này. Tôi giao giấy tờ bằng khoán cho LS của ông ta và nhận tấm chi phiếu $15,000. Đồng thời tôi phải trả toàn bộ các chi phí cho LS của người cho mượn tiền.
Tôi đã trả tiền lời hàng tháng đều đặn và tính ra cho đến nay tôi đã trả được gần 18 tháng.
Cách đây 2 tuần lễ, tôi có gọi điện thoại cho người cho mượn tiền và có nhã ý trả lại toàn bộ số tiền còn thiếu cho ông ta, nhưng ông ta cho tôi biết rằng nếu tôi muốn trả hết số tiền còn thiếu trước thời gian quy định thì tôi phải trả cho ông ta tiền lời 15% tính đến cuối năm 2004 như đã ký kết.
Tôi không đồng ý và đã giải thích cho ông ta biết về nguyên tắc cho mượn tiền mà trước đây tôi đã mượn của ngân hàng là nếu muốn trả toàn bộ số tiền còn thiếu trước thời gian quy định thì người mượn tiền phải trả 1 hoặc 2 tháng tiền lời như là tiền phạt về việc trả tiền trước thời gian quy định, đồng thời cho ông ta biết rằng tôi chỉ đồng ý theo cách đó. Tuy nhiên, ông ta đã cho tôi biết rằng trong giấy tờ mượn nợ không có điều khoản nào cho phép tôi trả nợ trước thời gian 5 năm. Nếu muốn lấy lại giấy tờ bằng khoán thì phải trả đủ 5 năm tiền lời.
Xin LS cho biết là việc làm đó của người cho mượn nợ có đúng với sự quy định của luật pháp hay không"
Trả lời: “Văn kiện mượn nợ [hoặc cho mượn nợ] có thế chấp” (mortgage document) là một hợp đồng giữa người cho mượn tiền và người đem tài sản cầm thế để mượn số tiền mà mình muốn mượn.
Văn kiện này được luật pháp công nhận và bảo vệ. Luật pháp cho phép người đem đồ cầm thế được “quyền chuộc lại” (redemption) đồ cầm thế sau ngày mãn hạn và sau khi số nợ đã trả xong. Tuy nhiên, người đem đồ cầm thế không được quyền đòi chuộc lại món đồ mà mình đã cầm thế trước ngày đáo hạn trả nợ, nếu trong văn kiện nợ không quy định điều khoản đo,ù như đã được xét xử trong vụ O’reilly kiẹän Heydon.
Trong vụ đó, tòa đã giải thích rằng việc cho vay mượn nợ là một sự đầu tư của người cho mượn nợ và sự đầu tư đó không thể bị quấy rầy trước ngày mà cả hai bên đương sự đã đồng ý với nhau rằng sự đầu tư đó được kết thúc. Đồng thời tòa cũng đã giải thích về sự khác biệt giữa “sự cầm cố bình thường” (ordinary mortgage) và “sự cầm cố theo lối trả góp” (instalment mortgage).


“Sự cầm cố bình thường” là sự cầm cố mà trong đó người đem đồ cầm thế không phải trả lại món tiền đã mượn cho đến ngày được quy định trong văn kiện cho mượn nợ. Đến ngày đó, người mượn nợ trả lại toàn bộ số tiền mình đã mượn cộng với tiền lời để chuộc lại món đồ đã cầm trước đó. Trong lúc đó “sự cầm cố theo lối trả góp” là sự cầm cố mà trong đó người đem đồ cầm thế phải trả dần món nợ hàng tháng theo sự quy định của cơ quan cho mượn nợ.
Tòa đã cho rằng thật là vô lý nếu “sự cầm cố theo lối trả góp” không cho phép người đem đồ cầm thế chuộc lại vật mình đã cầm thế cho đến lúc đáo hạn hợp đồng. Trong trường hợp không cho phép chuộc lại, thì tòa sẽ xem xét hợp đồng đã được ký kết giữa các bên đương sự.
“Theo án lệ” (at common law)ä, người đem tài sản cầm thế để mượn nợ không có quyền buộc người cho mượn nợ phải chấp nhận việc trả tiền của đương sự để đương sự lấy lại món đồ đã cầm thế, ngoại trừ ngày đáo hạn đã bị triển hoãn quá lâu đến nỗi nó bị xem như là “một cản trở đối với sự công bình về quyền chuộc lại” (a clog upon the equity of redemption).
Điều 93 của “Đạo Luật Chuyển Nhượng Tài Sản” (the Conveyancing Act 1919) đã cho phép người đem đồ cầm thế có quyền chuộc lại tài sản mà mình đã cầm thế trước ngày đáo hạn. Điều 93 quy định rằng người đem đồ cầm thế có quyền chuộc lại tài sản mà mình đã cầm thế, nhưng phải trả toàn bộ số tiền thiếu nợ cộng với tiền lời tính đến ngày đáo hạn hợp đồng.
Tuy nhiên, người cho mượn nợ cũng như người đem tài sản cầm thế để mượn nợ có quyền đồng ý với nhau về điều khoản liên hệ đến việc trả lại tiền thiếu nợ sớm hơn thời gian mà hai bên đã đồng ý và ký kết trước đó.
Điều này có nghĩa là hai bên có quyền ký kết điều khoản quy định rằng trong trường hợp trả lại toàn bộ số nợ trước ngày đáo hạn thì người đem tài sản cầm thế để mượn nợ không phải trả tiền lời gì cả, hoặc phải trả một khoản tiền lời nào đó, hoặc phải trả toàn bộ tiền lời tính đến ngày đáo hạn. Tuy nhiên, luật pháp không cho phép người cho mượn nợ viết vào văn kiện nợ điều khoản quy định rằng người đem tài sản để cầm thế không được phép chuộc lại món đồ đó trước ngày đáo hạn hợp đồng.
Vài tiểu bang tại Uùc đã quy định một thể thức đơn giản hơn để người mượn nợ không phải làm thủ tục đăng ký rắc rối liên hệ đến việc chuyển lại tài sản khi trả dứt nợ. Ví dụ, tại tiểu bang Victoria, người ta sẽ đóng dấu ngay trên giấy tờ bằng khoán và văn kiện nợ để xác nhận là món nợ đã được trả, và điều này có nghĩa là tài sản đã trở lại trong tay của người chủ đã đem tài sản đi cầm thế trước đó.
Dựa vào luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn ở trên, tôi có thể cho ông biết được rằng mặc dầu trong văn kiện vay nợ của ông không có điều khoản nào quy định về việc chuộc lại căn nhà của ông trước thời gian quy định, tuy nhiên, ông vẫn có thể yêu cầu chủ nợ để chuộc lại căn nhà mà ông đã cầm thế trước ngày đáo hạn hợp đồng như đã được quy định theo điều 93 của “Đạo Luật Chuyển Nhượng Tài Sản”.
Oâng nên lưu ý rằng, mặc dầu luật pháp cho ông quyền chuộc lại tài sản trước ngày đáo hạn, nhưng để có thể làm được điều đó ông phải trả toàn bộ tiền lời cho chủ nợ tính đến cuối năm 2004 như đã được quy định trong văn kiện cho mượn nợ.
Lý do mà ông phải trả toàn bộ tiền lời tính cho đến cuối năm 2004 là trong văn kiện mượn nợ ông đã cho biết rằng không có điều khoản nào liên hệ đến việc trả tiền lời phụ trội nếu muốn chuộc lại tài sản trước ngày đáo hạn hợp đồng vay mượn.
Tôi đề nghị ông nên đem toàn bộ giấy tờ liên hệ đến gặp LS của ông để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.