Hôm nay,  

Bỏ Qua Chuyện Mậu Dịch?

10/08/200300:00:00(Xem: 4263)
Có một điều gần như thiếu vắng trong ngôn ngữ các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ năm 2004: vấn đề mậu dịch. Ít nhất thì cũng cho tới bây giờ. Kể cả Tổng Thống Bush và 9 ứng cử viên Đảng Dân Chủ. Kể cả sau khi Hoa Kỳ ký kết tự do mậu dịch với Singapore và Chile tuần trước. Điều cần nhớ trong đợt ký thương ước mậu dịch tự do vừa nói, hình như tính địa dư cũng có vẻ biểu tượng: Singapore của Châu Á, và Chile của Châu Mỹ Latin. Tại sao các ứng cử viên lần này không chịu làm ầm ĩ như thời Tổng Thống Clinton" Hay là có gì bí mật, lấn cấn"
Thử lấy trường hợp Tổng Thống Bush, người lâu nay vẫn lớn tiếng thúc đẩy ý thức hệ thị trường tự do - bây giờ cũng không chịu nói gì về mậu dịch. Chính ngay khi Hạ Viện Mỹ hồi tuần trước cân nhắc, tranh luận về thương ước tự do mậu dịch với Singapore và Chile, thì TT Bush đọc diễn văn tại Michigan, ca ngợi thành quả kinh tế của chính phủ. Vấn đề là, trong bài diễn văn đó, cũng không có chữ "mậu dịch" nào trong đó.
Có một lý do đơn giản làm các ứng cử viên ngại ngần nhắc tới: Những người chủ trương tự do mậu dịch trong cả 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa sợ phản ứng nghịch từ cử tri, những người cho là hàng hóa nước ngoài tràn vào đã gây ra nạn thất nghiệp tăng vọt tới mức cao kỷ lục trong 9 năm, tới 6.4%, và mới tuần trước may mắn sụt còn 6.2%. Và cả tình hình việc làm cứ đội mũ sang nước khác, lúc mà các công ty Mỹ rủ nhau dọn xưởng sang Á Châu để tiết kiệm.
Tình hình lần này không giống gì như thời thập niên 1990s. Ngay cả từ khi ứng cử viên Clinton ủng hộ Hiệp Ước Tự Do Bắc Mỹ NAFTA trong đợt tranh cử 1992, thì các lãnh tụ Dân Chủ và Cộng Hòa đều tin rằng mở rộng mậu dịch sẽ là con đường thịnh vượng - và cả con đường để thắng cử - trong một nền kinh tế toàn cầu. Trong suốt thời kinh tế bùng nổ của thập niên 1990s, đúng là mậu dịch đã đưa tới thịnh vượng. Nhưng bây giờ, các chính khách kém tự tin hơn.
Cứ việc nhìn vào các ứng cử viên Dân Chủ 2004 cũng thấy.
Khi nhìn vào hồ sơ của họ, hầu hết các ứng cử viên Dân Chủ đều chủ trương tự do mậu dịch. Các thượng nghị sĩ John Kerry, Joseph Lieberman và Bob Graham đều đã bỏ phiếu thuận cho NAFTA, và gần đây thì cũng bỏ phiếu trao thẩm quyền thương thuyết mậu dịch "tốc hành" cho TT Bush. Rồi khi còn làm thống đốc Vermont thời 1990s, Howard Dean đã tiếp tay cho Bill Clinton đẩy mạnh cho NAFTA.
Nơi đây, chúng ta mới hiểu được tại sao có hiện tượng: tính tới tuần lễ cuối cùng của tháng 7-2003, một ứng cử viên tổng thống Dân Chủ đã được 7 công đoàn chính thức ủng hộ, trong đó có công đoàn Teamster với 1.2 triệu đoàn viên. Ứng cử viên này là Dân Biểu Richard Gephardt của Missouri, người trước giờ vẫn liên tục chống các thương ước tự do. Rõ ràng là công nhân Mỹ không hề ưa thích chuyện các hãng xưởng dọn sang Á Châu.

Mặt khác, John Kerry cũng đổi giọng rồi. Cứ xem như trong bài diễn văn mới đây ở Iowa, Kerry lớn tiếng cam kết [là nếu đắc cử tổng thống] rằng "Tôi sẽ không bao giờ ký vào bất kỳ bản thương ước nào thành luật, nếu bản văn không nêu các tiêu chuẩn môi sinh hay tiêu chuẩn lao động của các nước mà chúng ta đối tác."
Bạn cứ suy tính kỹ về ngôn ngữ trên xem, nếu đặt vấn đề tiêu chuẩn môi sinh và lao động thì bất kỳ món hàng nào của Việt Nam cũng có thể bị đặt vấn đề. Thử xem, như ở Bình Dương, nước thải nhà máy cứ đổ ra sông, ra ruộng... trong khi nhà máy xi măng Hà Tiên xịt khói đen nghi ngút suốt dọc mấy cây số đường xa lộ Biên Hòa... Còn nữa, thợ VN mình đâu có an toàn lao động bao nhiêu đâu, từ áo, mũ, găng tay... để an toàn lao động vẫn là cái gì khá hiếm... Nghĩa là Mỹ có thể bắt lỗi gần như toàn bộ các nước nghèo, nếu muốn. Thế mới biết, Kerry bắt đầu đón gió trở cờ rồi. Việt Nam đi quá trễ trong cuộc chiến giành thị trường quốc tế, và bây giờ đành chịu cảnh trâu chậm uống nước đục. Chỉ tội nghiệp cho đồng bào mình.
Còn Howard Dean thì khẳng định rằng ông muốn "tái thương thuyết" bản thương ước NAFTA và các bản thương ước khác. Thiệt tức cười, mỗi bản thương ước đều mất nhiều năm mới ký xong, bây giờ tái thương thuyết thì chỉ là kiếm cớ để làm bản văn mới. Chỉ có nước nhỏ là kẹt thôi.
Còn Thượng Nghị Sĩ John Edwards - hồi tranh luận về NAFTA thì ông chưa vào được Quốc Hội - nhưng bây giờ, trong cuộc tranh luận hồi năm ngoái, thì lúc đầu bỏ phiếu thuận cho "thẩm quyền mậu dịch tốc hành" của ông Bush, nhưng rồi thấy có phản lực bèn đổi sang lập trường bỏ phiếu chống lại "thẩm quyền mậu dịch."
Còn Thượng Nghị Sĩ Joseph Lieberman - tuy trước kia là người lập trường trung dung - gần đây tố cáo Trung Quốc đã tung ra một đợt "tấn công kinh tế" xuyên qua chiến dịch xuất cảng bất công, mà Hoa Kỳ, và chính phủ Bush đã lặng lẽ nhắm mắt bỏ qua.
Tuy nhiên, Mỹ đã tới giai đoạn mà nếu không dùng tới đòn phép mậu dịch thì không thể nào ảnh hưởng tới thế giới nổi. Cho nên, tuần trước Mỹ đã ký tự do mậu dịch với Singapore và Chile - đó là hướng tất yếu để ảnh hưởng Châu Á và Châu Mỹ Latinh.
Nhưng rồi, không thấy ứng cử viên tổng thống nào nhắc gì tới mậu dịch tự do. Có lẽ, chỉ trừ khi nào tình hình thất nghiệp sụt giảm thật nhiều nữa. Việt Nam mà không nhảy vào kịp WTO thì sẽ còn thê thảm nhiều nữa, với kiểu chính trị Mỹ thế này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.