Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

23/06/200300:00:00(Xem: 4477)
Hỏi (Bà Đặng T.T.K.): Con tôi học lớp 11, cách đây chừng 4 tuần lễ, cháu có báo cho biết là đi thăm một người bạn. Tuy nhiên, mãi tới gần trưa hôm sau cháu mới về nhà. Tôi hỏi lý do thì cháu cho biết là cháu bị bắt và đã bị cáo buộc tội “breaking.” Cháu cho biết sự việc như sau:
Khi đến khu vực mà người bạn cư ngụ, vì có quá nhiều town-house nên cháu không còn nhận biết được căn nào là căn của bạn cháu. Đi tìm kiếm một hồi để cố gắng nhớ lại địa chỉ chính xác của người bạn, nhưng cháu chỉ nhớ mang máng là nhà của người bạn nằm ở góc đường.
Cháu cho biết là không thấy một ai đi bộ để hỏi cả. Đến một góc đường, cháu thấy một căn town-house cửa ngỏ mở, cháu đánh bạo vào để hỏi thăm, bấm chuông điện nhưng chuông điện bị hư nên chẳng nghe tiếng chuông reo.
Cửa trước của căn town-house này hé mở, nên cháu ló người vào để xem có ai hầu hỏi thăm. Cháu thấy dường như chẳng có ai ở nhà cả, định quay trở ra, tuy nhiên khi cháu vừa quay lại thì bị nhân viên an ninh của khu vực bắt giữ và gọi cho cảnh sát. Cảnh sát đến và đưa cháu về đồn. Sau khi hỏi cung cháu bị cáo buộc về tội “breaking.”
Cháu đã ra tòa một lần và không chịu nhận tội. Từ trước tới nay cháu chưa bao giờ gặp rắc rối về pháp luật. Hiện cháu vẫn được tại ngoại để chờ ngày xét xử. Xin LS cho biết là với tình huống vừa nêu, cháu có bị kết buộc về tội trạng đó hay không"
Trả lời: “Tội cạy cửa và đột nhập vào [nhà] có thể được định nghĩa là tội hình sự để đạt được lối vào nơi cư ngụ hoặc tài sản rào kín khác do sự dùng sức [dù với một lực nhẹ nhất chẳng hạn đẩy mở cách cửa] với ý định phạm tội. (Breaking and entering may be defined as a criminal offence of gaining access to a residence or other enclosed property through the application of force [even the slightest amount of force such as pushing open a door] with the intent to commit an offence).
Hầu hết các sự vi phạm thuộc loại này đều đòi hỏi phải có “sự cạy cửa” (breaking) hoặc “sự đột nhập vào” (entering), hoặc vừa cạy cửa vừa đột nhập vào.
Có hai loại “cạy cửa,” “cạy cửa thực sự” (actual breaking) và “cạy cửa do sự suy đoán” (constructive breaking).
1. “Cạy cửa thực sự” đòi hỏi phải có sự dùng sức để mở hoặc cạy những bộ phận của tòa nhà, mà những bộ phận đó được dùng để ngăn chận lối đi vào. Ví dụ; việc cạy để mở ổ khóa cửa ra vào hay cửa sổ.
2. “Cạy cửa do sự suy đoán” là tội cạy cửa do sự suy đoán của luật pháp. Ví dụ; tội cạy cửa do sự suy đoán có thể xảy ra nếu kẻ trộm đột nhập vào nhà bằng cách đe dọa hoặc khi trá. Ví dụ; dùng dao đe dọa để được đi vào nhà, thì hành động đó cũng có thể bị buộc tội “cạy cửa do sự suy đoán.”
Nếu một người đi vào một cửa lớn, hoặc bò vào một cửa sổ đang mở thì không thể bị cáo buộc tội cạy cửa. Đương sự cũng không thể bị buộc tội cạy cửa nếu cánh cửa đó đã mở sẵn và đương sự đẩy cửa mở rộng hơn để đi vào. Tuy nhiên, nếu cách cửa đó được buộc dây mà đương sự cố gắng tháo dây để đi vào thì hành động đó sẽ bị xem như là phạm tội cạy cửa, dù cách cửa không khóa.
Nếu cách cửa sổ đã được chủ nhà kéo xuống để đóng lại, mặc dầu cửa sổ có chốt, nhưng chủ nhà không chịu cài chốt, thì hành động kéo cửa sổ lên để chui vào nhà sẽ bị kết buộc “tội cạy cửa” như đã được xét xử trong vụ Rex v Hyams (1836).
Trong vụ đó, chủ nhà kéo cửa sổ xuống nhưng không chịu cài chốt lại. Sau đó, bà ta đi ra khỏi nhà. Mặc dầu bà ta đã nhìn nhận rằng nếu khóa chốt thì cách cửa sẽ được khép kín. “Bị cáo” bèn kéo cửa lên và chui vào nhà.

Luật sư của bị cáo đã phản đối sự cáo buộc này và cho rằng không có đủ yếu tố để kết tội cạy cửa, vì cửa sổ đã không được đóng chặt lại và vẫn còn để khe hở, điều này tương đương với việc đẩy cách cửa đã mở sẵn cho rộng hơn để đi vào, và hành động đó đã được tòa xem không phải là tội cạy cửa.
Tuy nhiên, Thẩm Phán Park và Coleridge cho rằng hành động đẩy cửa sổ lên để chui vào nhà là hành động phạm vào tội cạy cửa.
Một người cũng có thể bị buộc “tội cạy cửa” khi đương sự đã vào được trong nhà của một người khác. Ví dụ; một người đã vào nhà qua cánh cửa đã mở sẵn thì không thể bị ghép vào “tội cạy cửa.” Tuy nhiên, nếu đương sự mở một cách cửa đã được đóng kín trong căn nhà đó thì hành động đó đủ để bị kết buộc “tội cạy cửa.”
Tại Anh Quốc, trong vụ The Queen v King Walter (1978). Trong vụ đó, “bị cáo” đã bị cáo buộc về tội cạy cửa khi đột nhập vào nhà kho của một “lò mổ súc vật” (abattoirs) và ăn trộm ở trong đó một lượng thịt, thịt này là tài sản của công ty.
Bằng chứng cho thấy rằng cửa phòng lạnh đã đóng kín khi “bị cáo” đột nhập vào.
Vị “thẩm phán tọa xử” (the trial judge) đã hướng dẫn bồi thẩm đoàn rằng nếu bồi thẩm đoàn chấp nhận các bằng chứng đã được trưng dẫn, thì phòng lạnh được xem như là nhà kho.
Sau đó “bị cáo” bị kết tội. “Bị cáo” bèn kháng án. Vào lúc kháng án, luật sư của bị cáo đã tranh cãi rằng không có bằng chứng để cho rằng phòng lạnh là nhà kho hoặc tương đương với bất cứ hình thức nào của tòa nhà, như đã được định nghĩa theo điều 170 của Đạo Luật về sự Thống Nhất Hình Luật (the Criminal Law Consolidation Act); và rằng không có bằng chứng về tội cạy cửa; và rằng công tố viện đã không chứng minh được quyền sở hữu về thịt.
Tòa đã đưa ra phán quyết rằng:
1. Mặc dầu có bằng chứng cho rằng phòng lạnh có thể được xem như nhà kho, đó là “vấn đề thuộc về sự kiện” (question of fact) và phải được quyết định bởi bồi thẩm đoàn rằng liệu phòng lạnh có phải là nhà kho không" “Thẩm phán tọa xử”đã sai lầm khi không để cho bồi thẩm đoàn quyết định về điều đó.
2. Không thể suy đoán rằng cánh cửa của phòng lạnh được đóng kín ngay trước khi thịt bị lấy ra khỏi phòng lạnh, vì thế không đủ bằng chứng để buộc tội cạy cửa.
3. Mặc dầu công tố viện không thể chứng minh rằng thịt là tài sản của công ty được nêu lên trong “bản ghi các sự kiện để truy tố” (information), nhưng điều đó có thể thiết định rằng thịt đó là tài sản của một cá nhân hoặc của một công ty nào đó mà cá nhân hoặc công ty đó đã ủy thác cho “lò mổ súc vật” giữ. Vì thế, bằng chứng đã hội đủ để kết buộc “tội trộm” (larceny).
Cuối cùng, tòa tuyên bố hủy bỏ “tội cạy cửa” và thay vào đó là “tội trộm.”
Dựa vào luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn; dựa vào các sự kiện mà con bà đã bị cáo buộc như bà đã trình bày trong thư, bà có thể thấy được rằng việc kết buộc con bà vào “tội cạy cửa” còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như nếu chủ nhà để cửa mở, rồi mở ngõ để băng qua bên kia đường mua gói thuốc lá hoặc làm một điều gì đó, và ngay vào thời điểm đó, con của bà đã đi vào ngõ rồi leo lên thềm nhà đẩy cánh cửa đã mở sẵn cho rộng hơn để vào nhà dọ hỏi tin tức, thì hành động đó không thể cấu thành “tội cạy cửa” được, bằng ngược lại thì tòa có thể kết buộc con của bà về tội trạng nêu trên.
Nếu còn thắc mắc, bà có thể điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.