Hôm nay,  

Chuyện Phiếm: Khao Vọng

09/10/200600:00:00(Xem: 4377)

Khao vọng là một tục lệ đã có từ xưa, nhất là ở chốn hương thôn thì khao vọng là việc quan trọng. Hồi đó những người thi cử đỗ đạt, được hàm tước vua ban, thăng quan tiến chức, hay vớ được một chức nho nhỏ trong hàng lý dịch cũng đều phải "khao"; vì nếu không khao (giống như là lễ ra mắt) thì "vô vọng bất thành quan".

"Vô vọng bất thành quan" ý nói đã thi đậu và được phong quan mà không về làng làm lễ khao vọng để cúng thần và đãi người làng thì kể như chưa phải là quan. Phong tục này đã có từ hồi xưa. Có xôi thịt đãi đằng làng nước thì được tôn kính, mà không có thì vẫn bị coi như thứ dân, không được phép tham dự vào việc ngôi thứ đình đám. Trước khi khao phải mang lễ vật ra đình lễ thần, rồi biếu làng, rồi đãi đằng các chức sắc các màn ăn chơi như tổ tôm, đánh chắn, bàn đèn thuốc phiện vv. Nói vậy chứ chốn hương thôn thuở đó không phải ai muốn khao là được khao đâu. Ngay đến bực khoa trường chức sắc cũng phải "thông qua" với các tiên thứ chỉ trong làng về cái lễ khao của mình cho phải phép tôn ti làng nước. Những hạng chức sắc nhỏ ở địa phương lại còn phải mang lễ vật (trà, trầu) đến trình với các tiên thứ chỉ, kỳ mục rồi mới được khao. Lạng quạng là vẫn phải khao mà còn bị mắng là kẻ ăn ở không biết trên biết dưới.

Đã khao thì phải khao cho đàng hoàng chứ làm lấy lệ là bị chê trách. Khi chê trách "có cụ" còn nghiêm khắc dùng lời văn hoa chẳng hạn như "làm như rắn phủ l... mèo". Ngặt cái là người ta không đếm xỉa gì đến tình hình tài chánh mà cứ tính theo phẩm tước để mà khao lớn hay khao nhỏ. Kẻ đỗ đạt thì tùy theo tiểu khoa (tú tài), trung khoa (cử nhân) hay đại khoa (tiến sĩ), phải đãi cả tổng hay chỉ trong thôn' phải ngả trâu bò hay chỉ cần lợn gà thì cứ theo cái hàm tước vừa chốp được mà làm. Có những ông vì khoái chức sắc, bán cả ruộng đất để mua lấy cái "hàm" ông nhiêu, ông hội cho bằng được nhưng tới cái màn khao thì cũng thật là khổ tâm. Nếu kiết qúa thì phải khất, hoặc đi vay đi mượn để khao, rồi sau đó vợ con phải vén váy trên gối đi cấy thuê mà trả nợ. Chẳng thà như anh thư sinh nghèo kiết xác "sờ chẳng ra, rà chẳng thấy" có khi lại gặp may. Nghĩa là khi đã đỗ đạt rồi thì không thiếu người vị nể bỏ tiền ra khao giùm, có khi còn mang con gái đến biếu nữa.

Ngay từ ngày xưa cái tục khao vọng này cũng kẻ chuộng người chê. Theo nghĩa thông thường thì khao để bầy tỏ sự vui mừng đã được thành đạt. Đây cũng là dịp ra mắt các cụ chức sắc và bà con làng nước cho phải lễ. Thế nhưng các tay lý dịch khoái đớp xôi thịt thường hay đòi hỏi hạch sách thế nọ thế kia. Để tránh việc các viên chức lý dịch lạm dụng chức vụ, "đì" cho ra phao câu để đớp chùa, vua chúa ngày xưa đã đặt lệ khao cho mọi người theo chẳng hạn như: đỗ tú tài thì khao một con gà, đĩa xôi và một quan tiền. Đỗ cử nhân thì thịt một con lợn, một mâm xôi và năm quan tiền.v.v. Nhưng các tay lý dịch lại giở cái lệ "phép vua thua lệ làng" ra mà cho rằng cái vụ khao này là phải theo lệ làng, gia chủ có nghèo kiết xác thì kệ họ, muốn được là ông nọ ông kia ngồi cùng chiếu với chúng ông thì phải có rượu thịt. Xỏ xiên châm biếm về cái vụ ăn khao này thì có nhà văn Đồ Phồn (thời tiền chiến) với cuốn truyện KHAO là đáng để ý nhất. Người ta kể chuyện rằng, hồi thời Pháp thuộc, vì khoái đớp xôi thịt nên mấy tay lý dịch làng kia đã tự bá ngọ mình mà không hay. Có một anh chàng bị tội ăn trộm gà nên bỏ làng trốn đi mất biệt. Lang bang làm sao anh ta ra nhập quân đội Pháp và chốp được cái chức bưng cơm rót nước (bồi) cho một ông quan hai (trung úy) người Tây. Nhờ điếu đóm giỏi nên ông quan hai thương tình chạy cho một cái lon cai (hạ sĩ). Anh ta liền đóng nhung phục đi ủng lộp cộp về làng mở tiệc ăn khao cái lon cai. Thay vì mang lệ làng ra mà thiến thằng ăn cắp, các cụ kỳ mục, lý dịch nhà ta chỉ nghĩ đến miếng phao câu thơm phức nên quên cả tôn ti trật tự. Được mời đến xơi cỗ khao là mũi đã phổng bằng cái tĩ gà lôi, hãnh diện đóng bộ khăn đống áo dài vác mồm đến. Anh cai ngồi chễm chệ rung đùi trông oai hơn ông chánh tổng. Còn các cụ tiên thứ chỉ kỳ mục hàm nhai tay bốc, khật khưỡng hót một điều "thưa ông Cai", hai điều "bẩm ông Cai". Nào là: "Mả nhà ông Cai bắt đầu phát rồi đấy nên ông Cai mới vinh hiển thế này...". Rồi thì "Thưa ông Cai! Ông có đôi hia bẩy dặm, ông có đi xa xin ông nhớ về gần ông nhá...". Từ đó chẳng ông nào còn dám hậm hoẹ với bố hay mẹ "ông Cai" về cái tội có thằng con ăn cắp gà. Dần dần có người đã sử dụng cái tục khao này với dụng ý là cứ "có xôi có thịt cho thiên hạ đánh chén thì mình có đánh địt đi nữa, thiên hạ cũng khen thơm".



Dù rằng cái chế độ hương đảng, lý dịch không còn nữa nhưng cái tục khao vẫn còn. Cái nội dung thì vẫn là cỗ bàn, nhưng cái hình thức khao có khác và không bị ràng buộc bởi một thói lệ nào. Nghĩa là chẳng phải bẩm báo với ai, muốn nhậu thì nhậu, muốn nhẩy thì nhẩy, mà không khao thì cũng chẳng ai làm gì được mình. Nước ta có lệ kính biếu, nhưng sách vở không ghi rõ là đi ăn khao thì quà cáp biếu xén như thế nào. Nhưng thời đại chúng ta hễ được mời ăn khao thì chẳng ai chỉ vác cái mồm không mà đến cả. Thế nào cũng phải có một gói xanh đỏ gọi là cho phải phép. Chẳng phải chỉ có các ông tân khoa mới khao mà người ta có thể sáng tác thêm nhiều lý do khác để khao cho nó vui. Chẳng hạn tới ngày sinh nhật thì ăn mừng thêm được "một năm một tuổi như đuổi xuân đi". Đó cũng là một hình thức khao đấy. (Kể cũng lạ! Nhiều người không muốn nhớ tuổi thật của mình nhưng lại cứ nhớ ngày sinh nhật). Có tiến sĩ đệ tam cấp hay tiến sĩ hàm thụ thì lại càng nên khao vì thứ này rất hiếm! Có người còn chơi tếu là sau khi thi được cái "bằng" quốc tịch Mỹ cũng khao. Hỏi ra thì được cho biết trự này tính thi cho xong cái chứng chỉ quốc tịch Mỹ, để du lịch về VN cho ăn chắc, nhưng cứ bị đánh rớt hai ba lần.

Hồi trước 1975, chính khách ăn khao như thế nào thì chẳng ai để ý. Nhưng dân nhà binh khi lên lon thì cũng phải khao, nhưng anh em gọi là rửa lon. Anh nào từ giã cuộc sống tự do để đi lấy vợ thì không gọi là rửa... lon được mà phải gọi là đi cưới vợ. Đi rửa lon cho bạn bè thì chả ngán, một két bia, hay năm ba thằng chung một chai rượu cũng được. Nhưng được mời đi khao quan lớn súng ngắn có anh coi đó như là một sự "trừng phạt". Một phần anh em rất rách, phần thì cờ bịch mẹ nó hết. Nếu là quan nhỏ súng nhỏ được mời đi khao quan to súng ngắn thì coi như trúng mối. Lớn thuyền thì phải lớn sóng, bét ra cũng toi mẹ nó một bao gạo hữu thường, tức một nửa tháng lương của một ông quan ba (gạo hữu thường là gạo bán cho quân nhân với giá đặc biệt). Thực ra các quan to nào có ra mặt đòi hỏi biếu xén nhưng cứ tự mình lo xa rồi mà ngại rằng nhỡ quan nhìn qùa cho điểm thì phiền. Nếu quan có nhìn qùa cho điểm thì cũng tại mấy tay chuyên "mở cửa bằng mồm" nên quan mới có cái ý nghĩ ngộ nghĩnh đó. Cái cụm từ "mở cửa bằng mồm" nghe hơi lạ nhưng ý nghĩa chỉ giản dị thế này: Có những tay vì phải bưng năm sáu gói xanh đỏ to tổ bố, đâu còn tay nào để mở cửa, nên phải dùng mồm xoáy cái quả nắm cửa để mở mà bưng qùa vào.

Bây giờ sinh sống ở xứ tự do lại năm người mười làng thì khao hay không khao, hoặc khao kiểu gì thì chả e ngại ai bắt bẻ. Miễn là làm sao cho mặt mình nó nở ra là được. Nếu không có chuyện gì để khao thì mình chế ra mà dùng. Ăn thôi nôi đầy tháng, sinh nhật hay mừng thượng thọ tuy rằng khách khứa cho cái vụ khao này có vẻ giới hạn nhưng làm nhiều rồi cũng có ngày đông khách. Tụi trẻ khi đỗ đạt thì lại không khoái khao theo cái kiểu của mình mà tụi nó thích đi "prom" với nhau, có mình chỉ thêm vướng cẳng chúng nó. Có người đã có sáng kiến bắt chước người Mỹ là chịu khó ăn khao ngày hôn nhật. Khao để đánh đấu sự vui mừng là đôi ta đã ăn ở với nhau được tới ngày hôm nay thì mời thiên hạ đến chia sẻ cái "sung sướng" của mình thì cũng là một trò vui chính đáng để họp mặt. Nói theo danh từ tiếp vận của nhà binh ta ngày xưa thì gọi đó là "bảo toàn trung cấp". Thợ máy Mỹ họ gọi là "tune up". Có người còn khao "hôn nhật" lớn hơn bằng cách làm đám cưới lại một lần nữa cho chắc ăn. Tức là "bảo toàn cao cấp, hay cấp III" mà Mỹ họ gọi là "rebuild". Nếu chịu khó chúng ta có thể chế ra đủ chuyện để khao cho đời thêm nhiều mắm muối.

Ăn khao khác với mở cửa hàng. Khao là để tỏ ý vui mừng khi đỗ đạt, thành đạt ở chốn quan trường, hoặc đánh dấu của một sự thành công hay thay đổi (như mừng tân gia) nào đó. Còn mở cửa hàng thì khách đến phải lịch sự mua hàng và nghe "bốc" về món hàng đó.

Khao vọng là một thói lệ của dân ta có từ lâu, đến bây giờ vẫn còn được ưa chuộng. Các cụ ta xưa dù bắt bẻ phải theo "lệ" nhưng cũng phải có xôi thịt và các trò chơi tổ tôm xóc đĩa và bàn đèn. Chúng ta bây giờ khao cũng có thịt thà nhưng có thể chơi những trò bay bướm hơn như hát "ka-ra-o-ke" hay nhẩy nhót cho giãn gân cốt và hoà đồng già trẻ. Muốn nói gì thì nói, hễ khao thì chủ tốn xôi thịt, khách tốn quà. Nếu thương nhau thì chẳng có tiếng bấc tiếng chì. Nhưng cái ranh giới giữa khao và bán thuốc cao cũng rất gần gũi, nếu đi quá đà thì sẽ bị hố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.