Hôm nay,  

Miên, Đường Xâm Nhập

1/19/200300:00:00(View: 4385)
Trong Chiến Tranh VN, Miên trung lập theo kiểu của Ô. Hoàng Sihanook, là con đường xâm nhập của CS Bắc Việt vào VNCH. Gần đây quân khủng bố Hồi giáo cực đoan đã bung hoạt động ra trong vùng Động Nam Á, điển hình là ở Nam Dương, Mã lai, Singapore, và Phi luật tân. Chuyên viên chống khủng bố cố phăng đường dây khủng bố trong vùng này. Nhiều dấu chỉ cho thấy Miên, với một chánh quyền độc tài nửa quân phiệt, nửa CS của Ô. Hun Sen, với một xã hội ly tán, văn hoá rã rời vì chính sách " thanh lọc chủng tộc" của Ô. Pol Pot Khmer Đỏ, khiến 1 triệu 700 ngàn người chết, là một nơi trú ẩn tốt, một đường xâm nhập tiện vào bán đảo Đông Dương.
Trả lời phỏng vấn của ký giả Seth Mydans (New York Times), Ô. Ahmad Yahya, một chức sắc cao cấp Hồi Giáo ở Miên, tường thuật lại cuộc nói chuyện của Ông với một viên chức Mỹ. "Tôi nói với Đại sứ, đừng lo người của chúng tôi. Người của chúng tôi, tôi bảo đảm. Nhưng người Bangladesh, A phú hãn, Pakistan, Saudi, và những người mới đến đây, tôi không bảo đảm. Cambodia an ninh…Nhưng ai biết được."
Câu kết luận bỏ lửng để không kết luận gì ca,û "But who knows" đó của vị lãnh tụ tinh thần Hồi Giáo ở Miên có lý do của nó. Miên có biên giới không thiên nhiên, nhiều kẽ hở với Mã lai, Thái Lan, Lào, và VN. Nạn tham nhũng hoành hành vì pháp luật như trò chơi trốn kiếm. Sau hoạ diệt chủng, cùng với nhân dân Miên và các các tôn giáo khác, tín đồ Hồi Giáo người Miên gần như tuyệt vọng. Lổ trống đóù là môi trường thuận lợi để tinh thần quá khích, cực đoan, thay đổi tận gốc phát sinh. Điều mà những người Hồi Giáo cực đoan, quá khích rất sở trường khai thác để thay đổi tận gốc bằng mưu đồ Thánh Chiến. Người ta thấy hằng đoàn người Hồi Giáo nước ngoài đến Miên giúp xây dựng thánh đường, trường đạo, nhiều và nhanh đến mức làm thay đổi bộ mặt của Hồi giáo Miên, một quốc gia đại đa số theo đạo Phật. Vấn đề đặt ra là liệu những người Hồi Giáo nước ngoài, có đem vào Miên chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, và tinh thần đấu tranh quá khích bằng bạo lực khủng bố để thay đổi tận gốc xã hội không.Vấn đề này cũng cần đặt ra với Thái lan, Lào và VN, 3 nước người dân tuyệt đại đa số thờ Phật .
Như tất cả các cộng đồng sắc tộc khác, cộng đồng Hồi Giáo người Miên gốc Chàm tái phục hoạt sau cơn đại hồng thủy Pol Pot. Ô. Yahya là Dân biểu, lãnh tu người Miên gốc Chàm, một sắc dân hậu duệ của một đế quốc đã từng ngự trị gần nửa bán đảo Đông Dương trong đầu thiên niên kỷ vừa qua. Trong thời Khmer Đỏ, trong cuối thập niên 75-79, sắc tộc Chàm ở Miên là một trong những mục tiêu hàng đầu bị Paul Pot diệt chũng. Văn hoá và nhứt là tôn giáo, giáo hội, kinh giảng, thánh đường của người Chàm bị tàn phá gần hết. Trên phân nửa sắc tộc thiểu số Chàm tại Miên bị giết từ 1975 - 79. Hiện thời người Chàm còn khoảng 5% dân số Miên; dân số Miên ước được 12 triệu 500 người hiện thời.

Để thích ứng với sinh hoạt thời đại, người Chàm ở Miên từ bỏ những bí tích của tiền nhân nhưng giữ õ lại Kinh Koran. Theo nhà nhân chủng học Thụy Điển chuyên nghiên cứu về tôn giáo của người Chàm ở Đông Dương, và đang nghiên cứu về Hồi Giáo ở Cambodia, Ô. Bjorn Blengshi, "Đất nước này đã chín mùi cho việc truyền bá Hồi giáo. Họ đã mất mọi thứ-kinh kệ, cách thờ cúng,và hầu hết các tài liệu viết. Họ chỉ còn lại một vài truyền thuyết. Vì lẽ đó việc thanh lọc rất dễ. Họ là những người dễ bị lôi cuốn, và rất nhiều người đến Miên nói với họ phải thay đổi thế nào." Nhưng nhà nhân chủng học này nhấn mạnh, " thay đổi tận gốc không có nghĩa là khủng bố."
Trong hai thập niên gần đây, các giáo đoàn Hồi Giáo ngoại quốc, kể cả tổ chức Wahhabis cực đoan từ Á rập Saudi đến, đã tài trợ cho việc xây thánh đường, trường đạo khắp nước Miên. Thánh đường từ 20 cái đã lên đến 150; chưa kể đến những nhà nguyện nhỏ. Tiền bạc từ Arab Saudi, Kuwait, Mã lai, Nam Dương đổ vào Miên để lập trường Hồi giáo, từø thành phần giảng huấn đến quản trị đa số là người Hồi giáo nước ngoài. Mỗi năm có khoảng 80 người Miên đi tu học tại các trường của nhóm Wahhabis ở Trung Đông. 400 người đi làm đạo ở Mã lai, nơi nhóm Hồi giáo cực đoan Dakwah hoat động rất mạnh. Một nhà ngoại giao Mỹ nhận xét,"Sư dính líu với Trung Đông có vẻ nhiều và đang bành trướng… làm chúng tôi lo ngạiï." Hiện nay ở Miên chưa có bằng cớ về hoạt động của Hồi Giáo cực đoan nhưng "ở đây là một chỗ tốt để lẩn trốn và xuất hiện với căn cước mới, một chỗ tốt để có được vũ khí và chất nổ."
Trong bản báo cáo tổng kết tình hình an ninh hồi tháng 11, Bộ trưởng Quốc Phòng Miên lên tiếng cảnh báo. "Quân khủng bố có thể chọn Cambodia để làm nơi mua bán lậu … Vùng biên giới, trên bộ cũng như biển, có thể trở thành đường xâm nhập chánh. Cambodia rất quan tâm đến khả năng quốc phòng của mình vì kỹ năng và kỹ thuật của các đơn vị biên phòng không đủ." Một viên chức cao cấp tình báo của Miên cũng cho biết có một số cán bộ của Hồi Giáo cực đoan đến Miên bằng hộ chiếu giả để tiếp xúc với các lãênh tụ tinh thần Hồi Giáo đang làm việc tại các thánh đường và truờng đạo Hồi ở Miên. "Cái gì cũng dễ vì ở đây là xứ của tham nhũng." Ông cũng xác nhận có nhiều người Miên Hồi giáo đi tu học ở Mã lai hay Á rập Saudi và viếng A phú hãn khi Taliban còn cầm quyền.
Nếu thế thì những người Chàm chưa chắc còn là những người Chàm bình thường, chuyên sống nghề chài lưới cá trên Sông Mékong và Biển Hồ TonléSap nữa. Dù có hay không có tính đấu tranh quá khích như những người Hồi giáo cực đoan, người Miên gốc Chàm theo Hồi Giáo ở Miên vẫn có tinh thần Hồi giáo rất cao. Đặc biệt là lớp trẻ rất ham học tiếng Á rập, siêng đọc kinh Koran, và gắn bó với Thế giới Á rập bên ngoài biên giới Miên. Theo nhà nhân chủng học Blengsli, nếu có ai hỏi người Miên gốc Chàm, ngôn ngữ của các anh là gì, họ trả lời một cách tự nhiên, "tiếng Á rập." Nếu tình hình người Chàm ở Miên, xa cố đô mà còn vậy thì tình hình người Chàm ở VN, nơi cố đô Đồ bàn, nơi Tháp Chàm di tích còn ở Miền Trung, việc xâm nhập của quân khủng bố Hồi Giáo cực đoan vào VN đã có sẵn đầu cầu. Đại sứ Mỹ ở VN không phải không có lý do để cảnh báo nhà cầm quyền Hà nội coi chừng khủng bố. Ưu tư đó sẽ lớn hơn khi VN trở thành nơi nhiều du khách dồn vào sau khi bị kẹt vì khủng bố Hồi giáo đang khuấy phá các nước trong vùng Đông Nam Á gần đây. Thà là lo trước bây giờ, chớ đừng để trễ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.