Hôm nay,  

Thơ Cù Nèo

02/06/200300:00:00(Xem: 5269)
Tớ “O đờ” Trước Nghe

Đứa Nam Man viết bài này vì đọc tin ử mục “Từ thành đến tỉnh” của Làng Văn số 236 thấy các khoa học gia ử tiểu bang Chiapas, Mễ Tây Cơ, đang nghiên cứu để sản xuất một loài ruồi... ăn thịt người.

Quý ông tính sản xuất loài ruồi,
Nó chỉ khoái ăn nhất: thịt người"
Mập ú như ba thằng cốt đột,
Tròn vìn giống mấy tụi đười ươi.
Em xin đặt cọc dăm bầy nhé,
Tớ chỉ “o đờ” một tá thôi.
Để nữa em ra Hà Nội thả,
Cho xơi tái hết lũ này chơi.

*

Giử Chứng Sao Cà

Viết về buổi họp “Tu chính bản nội quy Cộng đồng Người Việt Tự do NSW” vào ngày 4/5/03.

Tuần rồi vắng mặt mấy ông, bà...
Cứ tạm gọi là “phe của ta”.
Toàn những đấng “quyền uy” đấy chớ,
Rặt là tay “chức tước” không hà.
Nhà em “théc méc” vô cùng đấy,
Má nó cằn nhằn quá xá đa.
-Chẳng lẽ qúy xừ ăn phải bả,
Bắt đầu cũng giử chứng sao cà!

*

“Ả”

Ả thì “viết” lách chẳng bằng ai,
Ả cứ tưửng đâu ả có tài.
Ả nói nhiều câu nghe chẳng ổn,
Ả mần lắm chuyện thấy còn sai.
Ả ngu quá xá, đừng nên trách,
Ả dại vầy thôi, cũng chớ xài.
Ả đéo ra chi: Đòi “tái xét”...
Ả hành ông chắc “oải” dài dài.

*

“En”

Em mà chịu “vạch lá tìm sâu”,
Ả chạy không sao khỏi tớ đâu.
Tớ chỉ cần lôi ra ít đoạn,
Em còn tính trích thưœ vài câu.
Nhưng e ả hết cơ chường mặt,
Lại ngại “en” không dịp ló đầu.
Bửi thế, em tha tào đấy chớ,
Hừ, đừng tưửng bử cứ nhâu nhâu.

*

Hỏi Lãng Mạn Đại Ca

Đức Nam Man nghe lời phát biểu của Lãng Mạn đại ca trong ngày 18 tháng 5, 2003, bầu cử BCH Hội CQNQLVNCH nhiệm kỳ 2003-05 mà phát ngứa tay nên viết bài này.

Em đây cũng định đốt phong long,
Để “tống ôn” chơi một số ông.
Sớm tối đang “lao tâm nhọc trí”,
Ngày đêm cứ “bỏ sức ra công”.
Đem “tài” đánh phá từng đoàn thể,
Đặt “chuyện” bôi nhơ cả cộng đồng.
“Ném đá giấu tay”, vầy nhục quá,
Đại ca có đoán được ai không"

Nam Man

MỘT ÍT SUY TƯ VỀ THẦY TUỆ SỸ

PHẠM THANH PHƯƠNG

Đọc bài sơ lược tiểu sử của thầy Tuệ Sỹ và tuyển tập "Giấc mơ Trường Sơn", chúng tôi rất xúc động và ngưỡng phục tâm hồn một vị chân tu nhưng vẫn nặng lòng với non sông, dân tộc. Hình ảnh của thầy cũng như là hình ảnh một "Tiêu sơn tráng sĩ " ngày nào trong Tự Lực Văn Đoàn... Chỉ cần đọc vài bài thơ của thầy, người ta cũng có thể khẳng định "Giấc mơ Trường Sơn" không phải là một thi phẩm thuần túy nghệ thuật trữ tình, mà là những vần thơ trăn trở mang triết lý nhân bản đượm thắm tình dân tộc. Những vần thơ như nỗi khát khao của kiếp người đang trầm luân trong địa ngục trần gian mà CS đã tạo dựng cho dân tộc Việt từ nhiều thập kỷ qua... Dưới con mắt của thầy Tuệ Sĩ, một thiền sư, nhà văn, thi nhân và cũng là một nhà tư tưởng ái quốc, Trường sơn phải mang nét hùng vĩ, ngạo nghễ và cũng là cột sống của non sông Việt, nó không thể là một nơi hoang phế đầy ma khí. Nó cũng không thể là nơi chôn giấu bom đạm, xác người hay những trại tập trung cải tạo đầy ải con người như loài thú hoang dã, để Trường Sơn phải âm vọng những tiếng thở dài..

"Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng
Nhìn Quê hương qua chứng tích điêu tàn
Triều đông hải vẫn thì thầm cát trắng
Truyện tình người và tiếng thở Trường Sơn.."...
(Những năm anh đi)

Uớc mơ của thầy, Trường Sơn phải thực sự là một dẫy núi hùng vĩ mang đầy nét đẹp ngạo nghễ của một quê hương thanh bình, hoan lạc... Trường sơn phải là một nơi an lành, xanh thắm cho muông thú nhảy múa hoan ca với đầy hoa thơm cỏ lạ... Chính vì muốn thực hiện giấc mơ này, thầy đã trở thành một chiến sĩ dân chủ mang đầy đủ thực chất " Bi Trí Dũng" của một kẻ sĩ. Thầy đã bị chế độ CS bắt giam và kết án tử hình chỉ vì thầy muốn thực hiện "Giấc mơ trường sơn" cùng tha nhân qua hình ảnh:

"Mười năm đó anh quên mình sậy yếu
Đôi vai gầy từ thủa dựng quê hương
Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
Bản tình ca vô tận của Đông Phương..."

(Những năm anh đi)

Với ước vọng được thực sự nghe núi rừng Trường Sơn hợp tấu "Bản tình ca vô tận của Đông Phương", cho nên bọn CS có thể kết án thầy, hủy đi thân xác của thầy, nhưng tư tưởng và ý chí của thầy vẫn bất diệt cho đến khi "Giấc mơ Trường Sơn" được trở thành sự thật. Nhận xét về thầy, có nhiều người cho rằng tinh thần của thầy đã "thoát". Chính vì đã "thoát", nên thầy hoàn toàn không bị gò bó bởi tôn giáo với câu kinh tiếng kệ một cách thuần túy, mà tinh thần ấy đã được trải dài đến tha nhân hay có thể thu hẹp lại trên những nẻo đường đất nước... Thầy không phải là một nhà tu chỉ biết gói tròn cuộc đời trong phật Pháp mà ngược lại thầy chính là hiện thân của chúng sinh. Chính vì thế thầy đã hoàn toàn hóa thân trong niềm giao cảm với nhân thế để cảm nhận được nỗi nhục của nước và cái đau của cả dân tộc đang trầm luân trong bể khổ CS... Tư tưởng và hành động của thầy đã chứng tỏ được một sự dấn thân vững chắc trong tận cùng đáy bể khổ để tìm con đường giải thoát. Thầy đã truyền đạt tư tưởng giải thoát cho dân tộc qua những bài văn, bài thơ và chính thầy đã giải thoát cho chính mình để vượt ra ngoài cái tầm thường của nhân thế... Nhiều người không hiểu nên vẫn cho rằng, một nhà tu chỉ nên biết phát quang đạo pháp hầu giải thoát tất cả mọi vướng bận tục lụy, tìm cho mình một chữ "không" mới phải. Đấu tranh làm gì, để phải ngụp lặn trong cái bể "Chấp", xa rời Niết bàn... Có lẽ những người này đã quên mục đích tối thượng của một nhà tu như thầy là phải giải thoát chúng sinh ra khỏi bể trầm luân khổ ải... Mà muốn giải thoát được chúng sinh tất phải dấn thân và hy sinh để mới có thể "Giác tha"... Vậy trước khi đi vào công việc vĩ đại "Giác tha" thì phải bắt đầu từ sự việc trước mắt là chính dân tộc mình trong hiện tại... Đây mới chính là Niết bàn của thầy. Đo đó, thầy phải vướng vào đấu tranh, tất nhiên bắt buộc phải "Chấp". "Chấp" với bọn cuồng đồ, tặc tử ma đạo để cứu cả một dân tộc đang đau đớn trong vòng khổ lụy... Thầy đã nói lên sự băn khoăn, trăn trở của một người con yêu tổ quốc lúc nào cũng nặng gánh với giang sơn...

"Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió
Màu đen huyền ánh mắt tự ngàn xưa
Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử
Dài con sông tràn máu lệ quê cha..."
(Tôi vẫn đợi)

Với một tâm hồn nghệ sĩ chân chính, thầy đã biến những vần thơ trữ tình trở thành những giọt nước mắt pha lẫn máu lửa, thầy không khóc cho chính mình hay tôn giáo, mà đã khóc cho cả một quê hương đang ngậm ngùi trong bể trầm luân CS...
"Người ở lại với bàn tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng bóng tà dương"...
(Tôi vẫn đợi )
Đọc hai câu thơ này, khiến người đọc có thể nhìn thấy được tận cùng nỗi cùng cực của toàn dân đang thoi thóp bên bờ vực thẳm. Vì thế, thầy đã dấn thân để chấp nhận tất cả những phong ba bão táp phủ xuống đời mình:
"Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
Rồi khép lại hàng mi về cõi mộng
Như sương mai như bóng chớp mây chiều...”
(Tôi vẫn đợi)
Với thầy, cuộc đời là bóng hư không. Tuy nhiên, cái thầy cần là sự tự do, dân chủ, hạnh phúc của dân tộc. Sự trăn trở và nuối tiếc của thầy không phải là những phù du tục lụy, mà chính là giấc mơ vĩ đại cho dân tộc chưa hoàn tất. Đó là "Giấc mơ Trường sơn" trong lòng thầy, một giấc mơ giải thoát dân tộc ra khỏi cảnh khốn cùng của chế độ vô luân CS...
"Nàng lớn lên giữa Quê hương đổ nát
Tay mẹ gầy mà đất sống hoang khô
Đàn em nhỏ áo chăn không đủ ấm
Tuổi trăng tròn quanh má đọng sương thu.."
(Bài ca cô gái Trường Sơn)
Nhìn vào đoạn đời đã qua của thầy, người ta nhận thấy, dù là một nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng, nhưng thầy cũng không thể thả hồn theo ý thơ trong một cõi thanh bình nghệ thuật thuần túy siêu thoát lâng lâng như những nhà thơ khác để có thể ung dung tự tại xem hoa thưởng nguyệt...
Thực vậy, với thầy tất cả đều tùy duyên, thầy cũng chẳng bao giờ mưu cầu danh lợi. Tuy nhiên, tâm hồn không thể nhẹ gánh để thuyền đời thanh thản với mái chèo khoan thai khi Tổ quốc, nhân dân đang cần sự hiện diện những người mang tư tưởng chân chính và lòng qủa cảm như thầy. Như vậy, thầy làm sao có thể bình tâm vo tròn được câu kinh, tiếng kệ trong lúc dân tộc đang rên siết quằn quại dưới chế độ phi nhân, bạo tàn... Để rồi, hờn sông núi đã quyện trong câu kinh, tiếng kệ và tiếng mõ cũng không thể khoan thai nhịp nhàng bởi cõi lòng còn nặng trĩu với núi sông...


Hình ảnh bương trải đấu tranh đầy sương gió của mộït vị chân tu, đã minh họa đậm nét thêm tâm hồn một kẻ sĩ, tùy lúc mà sống, tùy việc mà làm, uyển chuyển xuôi theo sự hưng vong và thăng trầm của lịch sử để vượt ra ngoài cái tầm thường của nhân thế và tự đặt mình trong vũ trụ, nhân quần. Thầy đã nhìn rõ được những tội ác của chế độ CSVN, một chế độ đã biến một đất nước với bốn ngàn năm văn hiến trở thành những hình ảnh đau khổ, đói rách, tang thương và chết chóc...
"Máu người pha đỏ sắc cờ
Phương trời xé nửa giấc mơ dị thường"...
(Một bóng trăng gầy).
Hay những hình ảnh:
"Rồi ngày ấy anh trở về phố cũ
Giữa con đường còn rợp khói tang thương
Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương"...
(Những năm anh điõ)
Nói đến thầy, không thể không nhắc lại bài viết "Trí thức phải dám nói" của thầy đã được nhiều cơ quan truyền thông đăng tải cách đây không lâu. Trong bài viết, thầy đã cho chúng ta thấy được hình ảnh một nhà tu khổ hạnh. Nhưng không như những tu sĩ khác, thầy đã thể hiện trọn vẹn được ba chữ "Bi Trí Dũng" truyền thống của nhà Phật và đó cũng là nét đặc thù trong nền tảng văn hóa Việt nam... Nhìn vào tình trạng đất nước ngày nay, có lẽ không ai có thể phủ nhận được cảnh đau lòng "Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bạn bè để tồn tại lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên..." Đây mới đúng là sự thật, một sự thật hiển nhiên, dù có trăm ngàn lý luận, xảo trá bịp bợm cũng không thay đổi được thực tế phũ phàng "Việt nam là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng CSVN..." Cái nhìn của thầy thật đơn giản nhưng rất sâu xa từ tận gốc rễ cội nguồn "Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại"... Sự nhận xét của một nhà chân tu, nhà trí thức, nhà tư tưởng và cũng là một nhà thơ lỗi lạc có thể xem như là một chân lý. Vì những nhận xét ấy, tiếng nói ấy, đã được xuất phát ngay từ chính con tim và tâm hồn với những trăn trở ưu tư trước cảnh "Quốc phá gia vong" bởi một lũ "Nghịch đồ, tặc tử" xuẩn động, mà lúc nào cũng nghĩ mình là siêu đẳng với "Đỉnh cao trí tuệ... Thành quả của bọn lãnh đạo CS là đã đưa được một dân tộc mang truyền thống bất khuất với bốn nghìn năm văn hiến, mà ngày nay phải cúi đầu chịu nhục dâng hiến giang sơn cho kẻ cựu thù... Khiến Tổ quốc, Quê hương phải đau lòng oán hận... Bởi thế, thầy đã kêu gọi "Trí thức phải dám nói" và chứng tỏ cho tất cả mọi người phải biết rằng, sức mạnh không phải là những sự phô diễn hơn, kém trong văn chương, kiến thức, bằng cấp hay chức tước của một thời đã qua... Đọc bài viết của thầy, người ta cũng thấy được sự đấu tranh tìm tự do, dân chủ không là những bài viết thật hay, thật cao siêu bóng bẩy như nước chảy mây trôi hay những lời tuyên bố đao to búa lớn rỗng tuếch mà phải nói lên được sự thật bằng chính trái tim và bầu nhiệt huyết của mọi người dân trong cũng như ngoài nước. Đôi khi còn pha trộn xương máu trong những cái tầm thường nhất, đơn giản nhất... Nhìn vào hàng ngũ trí thức Việt Nam, thầy đã phải chua xót thừa nhận một thực tế: "Đối với trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ ïkhông thể thay thế những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu..."
Trong nước đã và đang kịch liệt đấu tranh, sự tranh đấu không phải bằng những áng văn thơ bóng bẩy hay "Tô hồng, bôi đen" kiểu CS mà phải nói lên sự thật như thầy, trực diện với kẻ thù bằng tất cả lương tri và ý chí. Hình ảnh những trái tim dũng cảm như Lê chí Quang, LM Nguyễn văn Lý, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn vũ Bình,v,v. Họ dấn thân đấu tranh bằng ý thức tự phát trong tình yêu nhân bản. Bước chân của họ cũng đã "thoát", thoát khỏi những bon chen vật chất tục lụy để dành trọn trái tim, khối óc cho Tổ quốc và dân tộc. Do đó, họ không vì quyền lợi cá nhân hay bè phái, không có những tranh chấp vô bổ mà trực diện với sự việc trong vấn đề giải thoát tha nhân ra khỏi cái bể khổ tận cùng mà chế độ CS đang đè nặng lên đầu dân tộc....
Những người chiến sỹ dân chủ hôm nay nói chung và thầy Tuệ sĩ nói riêng mới chính là chứng nhân sống, xác thực của lịch sử dân tộc trong giai đoạn đen tối này. Dù trong những ngày tù tội, tiếng nói của thầy đã bị bóp nghẹt, nhưng tình yêu và ý chí của thầy vẫn sống mạnh và rạng chiếu đến muôn người, cái nhìn của thầy là một cái nhìn thấu triệt của một nhà trí thức chân chính hay nói đúng hơn là một kẻ sĩ, cái tâm của thầy là một cái tâm nhân ái của một vị chân tu vì tha nhân cũng như thầy Quảng Độ hay LM Nguyễn Văn Lý, LM Lợi,v,v... Tuy tôn giáo thường phi chính trị, nhưng với tri thức và lòng "nhân ái", các ngài đã không phi tổ quốc, phi dân tộc...
Điều đáng buồn, trong cảnh "Quốc phá, gia vong" nhưng "tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy..." Hơn nữa, nhiều người cho rằng, không những thế, còn một số trí thức tay sai CS tại hải ngoại còn đang manh tâm lợi dụng sự nghiệp văn học của thầy để cố gắng xuyên tạc tư tưởng đấu tranh vì non sông, vì dân tộc của thầy trở thành tư tưởng "vị tha", "trữ tình" một cách yếm thế để đưa đến "hoà hợp hoà giải", "Giao lưu về nguồn", "yêu Quê hương là yêu Xã hội chủ nghĩa" trong tinh thần nghệ thuật thuần túy "Phi đấu tranh, phi tổ quốc" như một loài cỏ dại vô tri... CS chúng đang cố gắng xuyên qua loại "trí thức đầu tôm" để tập họp quần chúng nơi hải ngoại làm bàn đạp gây hậu thuẫn cho ý đồ "Quốc doanh hóa" hệ thống tôn giáo trong nước với chủ trương "Nhất quán"... Đây có thể là một sự lo xa. Tuy nhiên, nếu là sự thật tất sẽ là một "Đại bất hạnh" cho nền văn học Việt Nam và là một sự điếm nhục cho hai chữ "Trí thức". Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ vội vàng tin nơi những "con tôm càng" đội lốt trí thức để lừa bịp chúng ta, bôi nhọ danh thầy và làm nhục tinh thần đấu tranh của các nhà lãnh đạo tôn giáo...
Ngược dòng lịch sử, bao nhiêu công lao xương máu của tiền nhân đã đổ ra từ những đêm dài đen tối với một ngàn năm bị đô hộ bởi giặc Tầu và một trăm năm Pháp thuộc để hai chữ Việt Nam được sống còn... Hôm nay, đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta đang chìm sâu trong màn đêm sâu thẳm dưới bạo quyền CS. Chẳng lẽ không thể vùng lên thoát khỏi hay sao. Tất cả còn chờ những bàn tay và những khối óc thực sự yêu quê hương, yêu nòi giống như thầy ngồi lại gần nhau, xiết tay nhau tạo thành một tấm lòng chung. Chúng ta còn ngại gì " Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy những anh hùng như Quang Trung, Lê lợi, Lý thường Kiệt và gần hơn nữa chúng ta có Phan đình Phùng, Hoàng hoa Thám, Nguyễn tri Phương, Nguyễn thái Học,v,v. Bây giờ những con cháu đang vươn lên với tinh thần bất khuất di truyền của tiền nhân. Đêm đen sẽ tan biến nếu cuộc đấu tranh lan tràn trong toàn dân và chắc chắn bình minh sẽ trở lại. Mỗi người trong chúng ta hãy cố gắng dành một ít thời gian để suy nghĩ về quê hương, dân tộc rồi tự vấn lương tâm và làm sao không phải thẹn với tổ tiên, giống nòi trong tinh thần "Giấc mơ Trường Sơn" của thầy Tuệ Sỹ...
Trên thực tế, không ai thương mình bằng chính bản thân mình, không ai cho mình hạnh phúc khi chúng ta không biết tự đấu tranh mà giành lấy... Chúng ta hãy trao cho nhau niềm tin. Chính niềm tin tất thắng là điều kiện tất yếu trong mọi cuộc đấu tranh...Khi đã chọn được cho mình một hướng đi đúng đắn đầy tự tin trong chính nghĩa dân tộc, chúng ta cũng chẳng có gì phải ngại ngùng với những lời lươn lẹo của bè lũ tay sai hay những xuyên tạc ngu xuẩn đao to búa lớn một cách rỗng tuếch. Chúng ta hãy coi chúng như loài giun dế đang rên rỉ trong đêm vắng... Thế gian này chẳng phải mù, điếc cả đâu, mà đa số người Việt Nam chúng ta vẫn còn đầy đủ lương tri và liêm sỉ. Chính những chữ lương tri và liêm sỉ này sẽ đưa đám CSVN và bè lũ tai sai đi vào vũng lầy tăm tối, nhục nhã của lịch sử...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.