Đứa Nam Man viết bài này vì đọc tin ử mục “Từ thành đến tỉnh” của Làng Văn số 236 thấy các khoa học gia ử tiểu bang Chiapas, Mễ Tây Cơ, đang nghiên cứu để sản xuất một loài ruồi... ăn thịt người.
Quý ông tính sản xuất loài ruồi,
Nó chỉ khoái ăn nhất: thịt người"
Mập ú như ba thằng cốt đột,
Tròn vìn giống mấy tụi đười ươi.
Em xin đặt cọc dăm bầy nhé,
Tớ chỉ “o đờ” một tá thôi.
Để nữa em ra Hà Nội thả,
Cho xơi tái hết lũ này chơi.
*
Giử Chứng Sao Cà
Viết về buổi họp “Tu chính bản nội quy Cộng đồng Người Việt Tự do NSW” vào ngày 4/5/03.
Tuần rồi vắng mặt mấy ông, bà...
Cứ tạm gọi là “phe của ta”.
Toàn những đấng “quyền uy” đấy chớ,
Rặt là tay “chức tước” không hà.
Nhà em “théc méc” vô cùng đấy,
Má nó cằn nhằn quá xá đa.
-Chẳng lẽ qúy xừ ăn phải bả,
Bắt đầu cũng giử chứng sao cà!
*
“Ả”
Ả thì “viết” lách chẳng bằng ai,
Ả cứ tưửng đâu ả có tài.
Ả nói nhiều câu nghe chẳng ổn,
Ả mần lắm chuyện thấy còn sai.
Ả ngu quá xá, đừng nên trách,
Ả dại vầy thôi, cũng chớ xài.
Ả đéo ra chi: Đòi “tái xét”...
Ả hành ông chắc “oải” dài dài.
*
“En”
Em mà chịu “vạch lá tìm sâu”,
Ả chạy không sao khỏi tớ đâu.
Tớ chỉ cần lôi ra ít đoạn,
Em còn tính trích thưœ vài câu.
Nhưng e ả hết cơ chường mặt,
Lại ngại “en” không dịp ló đầu.
Bửi thế, em tha tào đấy chớ,
Hừ, đừng tưửng bử cứ nhâu nhâu.
*
Hỏi Lãng Mạn Đại Ca
Đức Nam Man nghe lời phát biểu của Lãng Mạn đại ca trong ngày 18 tháng 5, 2003, bầu cử BCH Hội CQNQLVNCH nhiệm kỳ 2003-05 mà phát ngứa tay nên viết bài này.
Em đây cũng định đốt phong long,
Để “tống ôn” chơi một số ông.
Sớm tối đang “lao tâm nhọc trí”,
Ngày đêm cứ “bỏ sức ra công”.
Đem “tài” đánh phá từng đoàn thể,
Đặt “chuyện” bôi nhơ cả cộng đồng.
“Ném đá giấu tay”, vầy nhục quá,
Đại ca có đoán được ai không"
Nam Man
MỘT ÍT SUY TƯ VỀ THẦY TUỆ SỸ
PHẠM THANH PHƯƠNG
Đọc bài sơ lược tiểu sử của thầy Tuệ Sỹ và tuyển tập "Giấc mơ Trường Sơn", chúng tôi rất xúc động và ngưỡng phục tâm hồn một vị chân tu nhưng vẫn nặng lòng với non sông, dân tộc. Hình ảnh của thầy cũng như là hình ảnh một "Tiêu sơn tráng sĩ " ngày nào trong Tự Lực Văn Đoàn... Chỉ cần đọc vài bài thơ của thầy, người ta cũng có thể khẳng định "Giấc mơ Trường Sơn" không phải là một thi phẩm thuần túy nghệ thuật trữ tình, mà là những vần thơ trăn trở mang triết lý nhân bản đượm thắm tình dân tộc. Những vần thơ như nỗi khát khao của kiếp người đang trầm luân trong địa ngục trần gian mà CS đã tạo dựng cho dân tộc Việt từ nhiều thập kỷ qua... Dưới con mắt của thầy Tuệ Sĩ, một thiền sư, nhà văn, thi nhân và cũng là một nhà tư tưởng ái quốc, Trường sơn phải mang nét hùng vĩ, ngạo nghễ và cũng là cột sống của non sông Việt, nó không thể là một nơi hoang phế đầy ma khí. Nó cũng không thể là nơi chôn giấu bom đạm, xác người hay những trại tập trung cải tạo đầy ải con người như loài thú hoang dã, để Trường Sơn phải âm vọng những tiếng thở dài..
"Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng
Nhìn Quê hương qua chứng tích điêu tàn
Triều đông hải vẫn thì thầm cát trắng
Truyện tình người và tiếng thở Trường Sơn.."...
(Những năm anh đi)
Uớc mơ của thầy, Trường Sơn phải thực sự là một dẫy núi hùng vĩ mang đầy nét đẹp ngạo nghễ của một quê hương thanh bình, hoan lạc... Trường sơn phải là một nơi an lành, xanh thắm cho muông thú nhảy múa hoan ca với đầy hoa thơm cỏ lạ... Chính vì muốn thực hiện giấc mơ này, thầy đã trở thành một chiến sĩ dân chủ mang đầy đủ thực chất " Bi Trí Dũng" của một kẻ sĩ. Thầy đã bị chế độ CS bắt giam và kết án tử hình chỉ vì thầy muốn thực hiện "Giấc mơ trường sơn" cùng tha nhân qua hình ảnh:
"Mười năm đó anh quên mình sậy yếu
Đôi vai gầy từ thủa dựng quê hương
Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
Bản tình ca vô tận của Đông Phương..."
(Những năm anh đi)
Với ước vọng được thực sự nghe núi rừng Trường Sơn hợp tấu "Bản tình ca vô tận của Đông Phương", cho nên bọn CS có thể kết án thầy, hủy đi thân xác của thầy, nhưng tư tưởng và ý chí của thầy vẫn bất diệt cho đến khi "Giấc mơ Trường Sơn" được trở thành sự thật. Nhận xét về thầy, có nhiều người cho rằng tinh thần của thầy đã "thoát". Chính vì đã "thoát", nên thầy hoàn toàn không bị gò bó bởi tôn giáo với câu kinh tiếng kệ một cách thuần túy, mà tinh thần ấy đã được trải dài đến tha nhân hay có thể thu hẹp lại trên những nẻo đường đất nước... Thầy không phải là một nhà tu chỉ biết gói tròn cuộc đời trong phật Pháp mà ngược lại thầy chính là hiện thân của chúng sinh. Chính vì thế thầy đã hoàn toàn hóa thân trong niềm giao cảm với nhân thế để cảm nhận được nỗi nhục của nước và cái đau của cả dân tộc đang trầm luân trong bể khổ CS... Tư tưởng và hành động của thầy đã chứng tỏ được một sự dấn thân vững chắc trong tận cùng đáy bể khổ để tìm con đường giải thoát. Thầy đã truyền đạt tư tưởng giải thoát cho dân tộc qua những bài văn, bài thơ và chính thầy đã giải thoát cho chính mình để vượt ra ngoài cái tầm thường của nhân thế... Nhiều người không hiểu nên vẫn cho rằng, một nhà tu chỉ nên biết phát quang đạo pháp hầu giải thoát tất cả mọi vướng bận tục lụy, tìm cho mình một chữ "không" mới phải. Đấu tranh làm gì, để phải ngụp lặn trong cái bể "Chấp", xa rời Niết bàn... Có lẽ những người này đã quên mục đích tối thượng của một nhà tu như thầy là phải giải thoát chúng sinh ra khỏi bể trầm luân khổ ải... Mà muốn giải thoát được chúng sinh tất phải dấn thân và hy sinh để mới có thể "Giác tha"... Vậy trước khi đi vào công việc vĩ đại "Giác tha" thì phải bắt đầu từ sự việc trước mắt là chính dân tộc mình trong hiện tại... Đây mới chính là Niết bàn của thầy. Đo đó, thầy phải vướng vào đấu tranh, tất nhiên bắt buộc phải "Chấp". "Chấp" với bọn cuồng đồ, tặc tử ma đạo để cứu cả một dân tộc đang đau đớn trong vòng khổ lụy... Thầy đã nói lên sự băn khoăn, trăn trở của một người con yêu tổ quốc lúc nào cũng nặng gánh với giang sơn...
"Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió
Màu đen huyền ánh mắt tự ngàn xưa
Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử
Dài con sông tràn máu lệ quê cha..."
(Tôi vẫn đợi)
Với một tâm hồn nghệ sĩ chân chính, thầy đã biến những vần thơ trữ tình trở thành những giọt nước mắt pha lẫn máu lửa, thầy không khóc cho chính mình hay tôn giáo, mà đã khóc cho cả một quê hương đang ngậm ngùi trong bể trầm luân CS...
"Người ở lại với bàn tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng bóng tà dương"...
(Tôi vẫn đợi )
Đọc hai câu thơ này, khiến người đọc có thể nhìn thấy được tận cùng nỗi cùng cực của toàn dân đang thoi thóp bên bờ vực thẳm. Vì thế, thầy đã dấn thân để chấp nhận tất cả những phong ba bão táp phủ xuống đời mình:
"Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
Rồi khép lại hàng mi về cõi mộng
Như sương mai như bóng chớp mây chiều...”
(Tôi vẫn đợi)
Với thầy, cuộc đời là bóng hư không. Tuy nhiên, cái thầy cần là sự tự do, dân chủ, hạnh phúc của dân tộc. Sự trăn trở và nuối tiếc của thầy không phải là những phù du tục lụy, mà chính là giấc mơ vĩ đại cho dân tộc chưa hoàn tất. Đó là "Giấc mơ Trường sơn" trong lòng thầy, một giấc mơ giải thoát dân tộc ra khỏi cảnh khốn cùng của chế độ vô luân CS...
"Nàng lớn lên giữa Quê hương đổ nát
Tay mẹ gầy mà đất sống hoang khô
Đàn em nhỏ áo chăn không đủ ấm
Tuổi trăng tròn quanh má đọng sương thu.."
(Bài ca cô gái Trường Sơn)
Nhìn vào đoạn đời đã qua của thầy, người ta nhận thấy, dù là một nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng, nhưng thầy cũng không thể thả hồn theo ý thơ trong một cõi thanh bình nghệ thuật thuần túy siêu thoát lâng lâng như những nhà thơ khác để có thể ung dung tự tại xem hoa thưởng nguyệt...
Thực vậy, với thầy tất cả đều tùy duyên, thầy cũng chẳng bao giờ mưu cầu danh lợi. Tuy nhiên, tâm hồn không thể nhẹ gánh để thuyền đời thanh thản với mái chèo khoan thai khi Tổ quốc, nhân dân đang cần sự hiện diện những người mang tư tưởng chân chính và lòng qủa cảm như thầy. Như vậy, thầy làm sao có thể bình tâm vo tròn được câu kinh, tiếng kệ trong lúc dân tộc đang rên siết quằn quại dưới chế độ phi nhân, bạo tàn... Để rồi, hờn sông núi đã quyện trong câu kinh, tiếng kệ và tiếng mõ cũng không thể khoan thai nhịp nhàng bởi cõi lòng còn nặng trĩu với núi sông...