Hôm nay,  

Tin Úc Châu

04/08/200300:00:00(Xem: 4661)
CHÍNH PHỦ LIÊN BANG RẠN NỨT"
CANBERRA: Nhật báo The Age ngày 29/7 vừa qua đã tiết lộ rằng một văn phòng tuyên truyền của chính phủ liên bang đã gọi mời các dân biểu thuộc liên đảng dự phần vào cuộc thăm dò dân ý về việc TT Kinh Tế Peter Costello có nên thách thức tranh quyền lãnh đạo với TT John Howard hay không.
Cơ quan chính phủ Government Members Secretariat (GMS) đã tạo nhiều kinh ngạc trong hàng ngũ dân biểu phe chính phủ vì đã gởi một bức điện thư đến tất cả các dân biểu và nhân viên văn phòng để thông báo về cuộc thăm dò dân ý trên mạng internet do Ninemsn tổ chức. GMS là cơ quan cung cấp dữ liệu và tin tức cho các dân biểu trơn của chính phủ.
Bức điện thư của bà Dawn Crosby, vợ của cựu chủ tịch đảng Tự Do liên bang Lyndon Crosby, đồng thời là giám đốc của GMS, bao gồm lời nhắn nhủ rằng cuộc thăm dò dân ý này “có thể tạo hứng thú cho quý vị”. Bức điện thư này có thể tạo nên nhiều rạn nứt khó hàn gắn trong chính phủ Howard. Những người yểm trợ ông Costello đặt nhiều nghi vấn về lý do đích thực đàng sau việc bức điện thư này được gởi đi. Một số người cho rằng đấy là thủ đoạn nhằm quấy rầy ông Costello và lũng đoạn uy tín của ông. Một người nói: “Thoạt đầu ai cũng nghĩ rằng đấy là một trò lường gạt của phe Lao động, nhưng, chuyện đáng phiền là nó không phải thế”.
Một người khác cho rằng đấy quả thật là một chuyện “lạ lùng, khó hiểu” và một số người khác cho rằng bức điện thư, có đính kèm phần liên kết đến thẳng trang web có cuộc thăm dò dân ý là một hành động khuyến khích việc khuynh đảo kết quả của nó. Người này nói: “Rõ ràng nó thầm kêu gọi người ta hãy bỏ phiếu chống Costello và nhằm vào mục đích gây chia rẽ trong lúc mọi người đang cố giữ bình tĩnh”.
Cuộc thăm dò dân ý được tổ chức sau khi ông Peter Costello công khai cho biết ông đã cố thuyết phục John Howard nên rút khỏi chính trường một ngày trước khi ông Howard tuyên bố sẽ không từ nhiệm sau sinh nhật thứ 64 như đã từng nhắn nhe trước đó.
Trong phóng sự đặc biệt về sinh nhật 64 của John Howard trên chương trình truyền hình Sunday của đài số 9 ông Costello khẳng định rằng ông đã cố thuyết phục John Howard nên từ nhiệm vì quyền lợi của chính phủ và của đảng Tự Do. Ông nói: “Tôi đã cố gắng tranh luận về việc mà tôi cho là vì quyền lợi tiên quyết của chính phủ. Tôi cố hết sức biện luận với ông ta một cách thật mạnh mẽ, nhưng tôi đã không thành công trong việc thuyết phục ông ta. Tôi cũng đưa ra nhiều vấn đề mà tôi tin rằng chúng tôi cần phải suy xét đến, không phải vì quyền lợi của tôi nhưng vì quyền lợi của đảng và của chính phủ. Về những yếu tố chính trị dính líu đến vấn đề này, về cơ hội cho đảng có dịp canh tân, và về việc chuyển giao quyền hành một cách êm thắm từ thế hệ này sang thế hệ khác, những vấn đề như thế”.
Phe đối lập liên bang đã nhanh chóng chụp ngay cơ hội này để tấn công ông Costello, gọi ông là “một kẻ nhõng nhẽo” (a sook) đã không có đủ can đảm thách thức tranh quyền với John Howard nếu ông ta thực sự tin rằng John Howard phải từ nhiệm vì quyền lợi của quốc gia. Lãnh tụ đối lập Simon Crean đã mạnh miệng tấn công sự hèn nhát (cowardice) của ông Costello vì đã lên tiếng chỉ trích lãnh tụ nhưng không dám thách thức. Ông Crean nói: “Ông ta nói rằng thủ tướng là một kẻ không nên lãnh đạo quốc gia này. Nếu có đủ can đảm, ông ta đã lên tiếng thách thức rồi”.
Phát ngôn nhân đối lập về kinh tế, Mark Latham, gọi ông Costello là “thằng hèn của Howard” (Howard’s coward"). Ông nói: “Nếu Peter Costello thực sự nghĩ đến quyền lợi của nước Úc, ông ta đã không chấp nhận sự dàn xếp mà ông cho là hạng nhì”.
Bà Julia Gillard, phát ngôn nhân đối lập về y tế, một ngôi sao đang lên của Lao động, cũng góp lời chỉ trích ông Costello. Bà nói: “Chúng ta bắt đầu được xem một tấn tuồng - vở kịch ông Peter đáng thương - và tôi không nghĩ rằng dân chúng muốn xem vở tuồng này”.
John Howard từ chối, không lên tiếng về những tiết lộ của ông Costello về cuộc thảo luận giữa hai người. Tuy nhiên, nhiều bộ trưởng và những người yểm trợ ông Costello đã lên tiếng bênh vực ông, cho rằng ông không thể nào làm khác hơn được trong cuộc phỏng vấn vì trước đây, trước khi John Howard tuyên bố sẽ không từ nhiệm, ông đã có quan niệm như thế rồi.
ĐẢNG ĐỐI LẬP LIÊN BANG LẠI TIẾP TỤC XÀO XÁO VÌ CHÍNH SÁCH MỚI
CANBERRA: Chỉ vừa hơn một tháng sau khi đánh bại Kim Beazley để giữ quyền lãnh đạo đảng Lao động liên bang, Simon Crean đã một lần nữa bị tấn công tới tấp về tư cách lãnh tụ sau khi đơn phương thay đổi chính sách của phe đối lập về phi trường thứ nhì cho Sydney.
Hôm Chủ Nhật 27/7 vừa qua, ông Crean tuyên bố rằng đảng Lao động sẽ không xây phi trường tại Badgerys Creek, nơi đã được xác định từ hơn 20 năm qua, bởi cả hai phe Lao động và Liên đảng, như một địa điểm khả thi cho việc xây dựng phi trường quốc tế và quốc nội thứ nhì cho Sydney. Việc này đã khiến cho nhiều dân biểu Lao động vô cùng phẫn nộ, đặc biệt là những người ở những đơn vị nội thành, nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất vì tiếng ồn của phi cơ từ phi trường Mascot. Ba dân biểu đã công khai bày tỏ sự phẫn nộ của họ là ông Anthony Albanese, phát ngôn nhân đối lập về dịch vụ tìm việc làm, ông Leo McLeay, một dân biểu kỳ cựu, và cô Tanya Plibersek.
Điểm khiến cho cả ba người không dằn được sự bất mãn và công khai lên tiếng chỉ trích phong thái lãnh tụ của ông Crean là việc họ không hề được tham khảo ý kiến về một vấn đề vốn có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến cưœ tri của họ. Ông Albanese cho biết rằng mặc dù quyết định nói trên của ông Crean thay đổi hoàn toàn một chính sách vốn hiện hữu từ lâu của đảng Lao Động, ông Crean đã không hề mang vấn đề này ra thảo luận với toàn thể dân biểu (caucus) hoặc nội các đối lập và ngay cả ủy ban soạn thảo chính sách của phe đối lập cũng không được tham khảo. ủy ban này có nhiệm vụ duyệt xét và soạn thảo chính sách trước khi đưa ra đại hội toàn quốc thường niên để được thông qua hoặc bị bác bỏ. Ông Albanese nói: “Đó là một sự thất vọng lớn lao và cũng là một việc đáng bực mình và tôi nghĩ rằng nó sẽ đưa đến sự nản lòng thối chí trong hàng ngũ đảng viên. Những người đảng viên không đồng ý với chính sách này đã không được hội ý, tham khảo ý kiến, và đấy là một sự cố ý từ những người lãnh đạo”.
Ông Albanese cũng tuyên bố rằng chính sách mới này là “một chính sách tệ hại” không hề được đảng Lao động chấp thuận. Ông nói: “Tuyên bố này đi ngược lại với chính sách đã được đảng Lao động thông qua trong đại hội thường niên. Chỉ có đại hội thường niên mới có quyền thay đổi chính sách. Lãnh tụ không có quyền tùy tiện thay đổi và không hề tham khảo gì cả”.
Cô Tanya Plibersek cho biết cô “vô cùng thất vọng và giận dữ về quyết định này” và cô nguyện sẽ tranh đấu đến cùng, trong các buổi họp tới đây của caucus cũng như tại đại hội toàn quốc, để thay đổi nó.
Ông Leo McLeay tuyên bố rằng đây là một hành động “bán đứng thành trì của đảng Lao động rất đáng phỉ nhổ”. Ông nói: “Chuyện này có nghĩa là 1 triệu người sống gần phi trường Sydney sẽ phải chịu nhiều ô nhiễm, nhiều tiếng động hơn nữa”.
Mặc dầu đã có dự tính sẽ về hưu và không ra tranh cưœ trong cuộc tổng tuyển cưœ tới, ông McLeay cho biết có thể ông sẽ từ giã chính trường sớm hơn nữa, để buộc phải tổ chức một cuộc bầu cưœ bổ sung tại đơn vị ông, và qua đó, sẽ tạo thêm nhiều áp lực đến tài lực cũng như uy quyền lãnh đạo của ông Crean. Mặc dù đơn vị Watson là một thành trì của đảng Lao động, nhưng nó vẫn có nhiều nguy cơ bị lọt vào tay liên đảng nếu cuộc bầu cưœ được tổ chức trong thời điểm này.
Mặc dầu ba dân biểu nêu trên là những người đã từng ủng hộ ông Beazley trong kỳ tranh chức lãnh tụ vừa qua, nhưng không phải chỉ có riêng họ là những người bày tỏ sự bất mãn về quyết định này của ông Crean. Một người từng yểm trợ ông mạnh mẽ than phiền: “Ông ta đã cho chúng tôi một lý do để đổi sang phe khác”.
Một điểm mà cả người yểm trợ lẫn người chống đối ông Crean cùng đồng ý là cách hành xưœ của ông trong vấn đề này đã cho thấy ông không phải là một lãnh tụ muốn hợp tác với tất cả mọi người, mọi phe phái (inclusive leader). Một người chỉ trích mạnh mẽ: “Nếu đây là một thể chế hòa hợp hòa giải thì quả thật nó chính là một việc đáng phỉ nhổ”.
Ông Robert McClelland, một người tuyệt đối ủng hộ ông Crean cũng cho rằng “việc tham khảo ý kiến nội bộ lẽ ra phải được thi hành tốt hơn thế này”.
Cựu tổng trưởng giao thông của Lao động, ông Laurie Brereton cũng lên tiếng chỉ trích cách hành xưœ trong việc đi đến quyết định này. Ông lên tiếng kêu gọi ông Crean “xác định địa điểm mới” cho phi trường thứ nhì, vì ông Crean đã mạnh mẽ khẳng định trên đài 2SM hôm thứ Hai 28/3 rằng ông vẫn yểm trợ việc xây cất một phi trường thứ nhì cho Sydney, nhưng không phải tại Badgerys Creek. Ông Anthony Albanese cũng nói: “Các phi cơ cần có chỗ để đáp xuống và chúng ta cần có một chính sách thực sự cho dân chúng biết một cách trung thực rằng chúng sẽ đáp ở đâu. Vì thế, nếu cần có phi trường thứ nhì thì chúng ta cần phải xác định vị trí của nó”.
Theo hai ký giả Steve Lewis và Megan Saunders của nhật báo The Australian số thứ Ba 29/7 thì ngay trong hàng ngũ lãnh đạo của đối lập, rất nhiều người, bao gồm ông Bob McMullan, phát ngôn nhân tài chánh, TNS John Faulkner, lãnh tụ đối lập tại Thượng Viện, và ông Stephen Conroy, cũng đều bày tỏ sự nghị ngại về quyết định thay đổi chính sách của ông Crean.
PHÓ TT ANDERSON DỰ ĐỊNH TỪ NHIỆM
CANBERRA: Phó thủ tướng John Anderson đã lên tiếng hứa hẹn sẽ không giã từ chính trường cho đến kỳ tổng tuyển cưœ tới nếu ông quyết định rút lui ra khỏi nội các của chính phủ Howard trong vài tháng tới đây.
Ký giả Dennis Atkins, chủ biên chính trị của nhật báo Courier Mail, trong một bài viết ngày 29/7 vừa qua đã tiết lộ rằng ông Anderson đang nghiêm túc nghĩ đến việc từ chức lãnh tụ đảng Quốc Gia cũng như chức vụ tổng trưởng giao thông và dịch vụ vùng miền (regional services), sau khi thỏa thuận giữa các chính phủ cấp liên bang và tiểu bang về quyền sưœ dụng nước sông (water rights) được ký kết vào tháng 8/03.
Nhiều nhân vật cao cấp trong chính phủ cũng như trong giới lãnh đạo của đảng Quốc Gia đều nghĩ rằng ông Anderson sẽ rút lui khỏi nội các trong tương lai gần.Theo nhiều nguồn tin từ chính phủ thì John Howard đã bảo ông Anderson trong tuần qua rằng ông không muốn có sự thay đổi trong chức vụ lãnh tụ của đảng Quốc gia vì ông không muốn phải cải tổ nội các. Howard cũng khẳng định với ông Anderson rằng ông không muốn ông Anderson từ giã chính trường trong lúc này, vì ông không muốn phải tổ chức một cuộc bầu cưœ bổ sung bây giờ.
Bà Helen Dickie, chủ tịch đảng Quốc Gia cho biết nếu ông Anderson quyết định ra đi thì bà tôn trọng quyết định của ông, vì bà thông cảm rằng ông muốn có nhiều thì giờ dành cho gia đình. Bà Dickie cũng nói thêm rằng bà rất vui mừng nếu tổng trưởng ngoại thương, ông Mark Vaile sẽ lèo lái đảng Quốc Gia trong kỳ tổng tuyển cưœ tới.
GIAN THƯƠNG CỐ TÌM CÁCH TẠO ẢNH HƯỞNG VỚI TỔNG TRƯỞNG DI TRÚ
SYDNEY Nhật báo Daily Telegraph số thứ Hai 28/7 vừa qua cho biết một tên gian thương gốc Hoa đang tại đào đã tìm cách tạo ảnh hưởng với TT Di Trú Philip Ruddock để có thể tạo điều kiện dễ dàng cho dự định thương mãi của y.
Được biết Jimmy Foo, một thương gia đang bị cảnh sát quốc tế Interpol tầm nã, hiện là di dân lậu đang lẩn trốn, là một trong những khuôn mặt chính đàng sau dự án phát triển với danh xưng Pioneer Spirit (Tinh Thần Khai Phá). Pioneer Spirit là một dự án phát triển tỉnh Dubbo ở miền Tây tiểu bang NSW thành một khu thương mại và du lịch có tầm vóc quốc tế. một phần của dự án là đưa 100 gia đình từ Trung Hoa hoặc các quốc gia Đông Nam Á đến đấy mua nhà hoặc thành lập thương nghiệp và định cư tại Úc với tư cách thường trú nhân.

Trong một lá thư viết tay của Jimmy Foo gởi cho ông Yeok Chay Goh, chủ nhà băng và là người bỏ tiền đầu tư lớn nhất vào dự án $55 triệu Úc Kim này, thì Foo cho biết y và Karim Kisrwani, một doanh nhân người Li Băng, đang tìm cách tạo ảnh hưởng với ông Ruddock. Y khuyên ông Goh nên tặng tiền cho đảng Tự Do NSW để có thể thuyết phục “Philip Ruddock cấp cho chúng ta những gì mà chúng ta yêu cầu”. Tưởng cũng nên nhắc lại Karim Kisrwani hiện đang bị điều tra vì lời cáo buộc đã nhận $220,000 Úc Kim từ tên một tên gian thương đang tại đào khác là Dante Tan để giải quyết những khó khăn di trú của y mặc dù Kisrwani không có giấy phép hành nghề cố vấn di trú.
Foo là một tên gian thương đang bị cảnh sát Hương Cảng truy tầm và thường xuyên vẽ vời những dự án đầu tư phát triển không tưởng như trường dạy nghề kim hoàn ở Lightning Ridge hoặc một sòng bạc nổi ngoài khơi của Perth.
Cho đến bây giờ thì không có bằng chứng gì cho thấy Foo mua được những gì y muốn từ bất kỳ một chính trị gia nào, kể cả thủ hiến Carr và TT di trú Ruddock. Văn phòng của ông Ruddock cho biết họ đã bác bỏ dự án “mua giấy thông hành” được Foo quảng bá. Foo cũng từng yêu cầu rút ngắn thời gian tối thiểu mà những người được giấy thông hành thương nghiệp (business visa) có thể xin tư cách thường trú nhân. Yêu cầu này cũng bị ông Ruddock bác bỏ.
Tuy nhiên, ông Ruddock, với sự thỏa thuận của các chính phủ tiểu bang, đã thay đổi luật lệ vào tháng 3/03 vừa qua, cho phép di dân được quyền đến định cư tại các tỉnh (regional) nếu họ thành lập thương nghiệp ở đó, và sau hai năm hoạt động thương nghiệp thành công thì họ có quyền xin thường trú. Đây là một trong những thay đổi vốn sẽ được áp dụng cho dự án Pioneer Spirit.
Lá thơ của Jimmy Foo có đoạn: “Ông ta (Karim Kisrwani) và tôi đã phải cố gắng hết sức để thuyết phục Philip Ruddock và đảng Tự Do cấp cho chúng ta những điều mà chúng ta yệu cầu. Bây giờ chúng ta đã được họ đồng ý chấp nhận những điều kiện đặc biệt, chúng ta không nên chần chừ trong việc xác quyết như một dấu hiệu của sự thật tâm của chúng ta. Nếu không, họ sẽ không nghĩ rằng chúng ta là những doanh nhân nghiêm túc. Nếu không xác quyết trước ngày 28/12(02) chúng ta sẽ đánh mất cơ hội này mãi mãi, nhất là khi họ đang cần tài chánh thật khẩn cấp cho cuộc tổng tuyển cưœ tiểu bang...”.
Không có bằng chứng gì cho thấy ông Goh có dự phần vào bất cứ một hoạt động phi pháp nào.

KỲ THỊ TẤN CÔNG TIỆM VIỆT NAM
PERTH: Một tiểu thương gia Việt Nam, chủ một cưœa tiệm tạp hóa ở ngoại ô phía Nam Perth cho biết ông vô cùng lo ngại cho sự an ninh của gioa đình ông sau khi cưœa tiệm của ông bị bọn kỳ thị dán đầy biểu ngữ sặc mùi kỳ thị hôm cuối tuần qua.
Được biết vào đêm thứ Sáu 25/7, tiệm tạp hóa của ông Nguyễn Phong ở đường Corfield, Gosnell bị dán đầy những khẩu hiệu có keo (stickers) của tổ chức kỳ thị Australian Nationalist Workers’ Union (ANWU). Những biểu ngữ bao gồm những câu: “Chận đứng việc Á Châu Hóa Trước Khi Tất Cả Chúng Ta Thành Những Thằng Cu Li Rẻ Mạt” và “Chỉ Bị Xem Là Kỳ Thị Nếu Bạn Là Người Da Trắng”.
Tưởng cũng nên nhắc lại ANWU là một tổ chức tân quốc xã, kỳ thị hạng gộc ở Tây Úc do tên trùm kỳ thị Jack van Tongeren sáng lập. van Tongeren vừa được trả tự do hồi cuối năm ngoái, sau khi mãn hạn 12 năm tù vì đã từng dự phần vào những vụ ném bom xăng thiêu hủy nhiều nhà hàng Á Châu ở Perth trong thập niên 80.
van Tongeren xác nhận rằng y đã phân phát nhiều ngàn tờ biểu ngữ tương tự khi y chính thức khai mạc chiến dịch vận động tranh cưœ Thượng Viện liên bang trong kỳ tổng tuyển cưœ tới nhưng y phủ nhận có can dự trong việc chúng được dán lên tiệm của ông Phong. Y cũng thú nhận rằng những biểu ngữ này có thể sách động căng thẳng chủng tộc nhưng y vẫn từ chối không chịu xin lỗi. y nói: “Tôi không dán chúng vào đó thành ra sẽ không có một lời cáo lỗi nào từ tôi cả”.
Gia đình ông Phong, một người tÿ nạn định cư tại Tây Úc năm 1980, sang lại cái tiệm này từ 13 năm trước nhưng chưa hề bị một khó khăn nào cả cho đến bây giờ. Con trai ông, cậu Nhân nói: “Chúng tôi đã ở đây 13 năm nhưng chưa hề gặp chuyện như thế này bao giờ cả. Thực tình mà nói thì tôi không hiểu vì sao họ lại làm như thế này, nhưng có lẽ đây là cách bày tỏ quan điểm của họ. Đây là nước Úc và mọi người đều có quyền bày tỏ quan điểm của họ, nhưng cách bày tỏ không được phép làm tổn thương hoạc đe dọa người khác và chuyện này chắc chắn đã xảy ra ở đây”.
Ông Phong nói: “Tôi rất lo sợ. Tôi không hiểu vì sao họ làm như thế. tôi e ngại cho gia đình tôi. họ dán nó vào ban đêm, nhưng tôi không hiểu vì lý do gì. Tôi tháo gỡ chúng xuống vì tôi không thích chúng”.
Cảnh sát hiện vẫn còn đang điều tra.
VICTORIA: BÁC SĨ KHÔNG KHÁM BỆNH NGOÀI GIỜ LÀM VIỆC GIA TĂNG
MELBOURNE: Con số dân chúng Victoria phải đến bệnh viện nhờ chữa trị sau giờ làm việc ngày càng tăng vì số bác sĩ ở tiểu bang Victoria không nhận khám bệnh khẩn cấp sau giờ làm việc ngày càng nhiều.
Theo những dữ liệu vừa được phổ biến thì trong khoảng thời gian từ tháng 3/98 đến tháng 3/03, số bệnh nhân tìm đến khoa cấp cứu ở bệnh viện công gia tăng với mức độ 100,000 người mỗi năm, với những khu vực miền Bắc và miền Tây Melbourne gặp khó khăn nhiều nhất.
Bộ trưởng Y tế Victoria, bà Bronwyn Pike cho biết một trong những nguyên nhân đưa đến việc này là con số bác sĩ khám bệnh khẩn cấp vào buổi tối hoặc trong cuối tuần ngày càng sụt giảm. Trong vòng năm, cho đến tháng 7/01, số lần bác sĩ khám bệnh ngoài giờ làm việc suy giảm 25%, gần 200,000 cuộc khám bệnh.
Y sĩ đoàn (MA) cũng lên tiếng báo động rằng chiếu theo những đề nghị sưœ đổi Medicare của chính phủ Howard thì bệnh nhân có thẻ concession card sẽ lại càng khó có cơ hội được khám bệnh ngoài giờ làm việc hơn nữa.
Bà Pike cho biết những dữ liệu này cho thấy cuộc khủng hoảng ngay càng trầm trọng về Medicare. Bà nói: “Nếu con của quý vị lên cơn sốt sau 5g30 chiều thì quý vị sẽ phải mang nó đến đâu bây giờ khi phòng mạch duy nhất mở cưœa sau giờ làm việc lại ở cách đấy 8 vùng ngoại ô" Bệnh nhân với những bệnh vặt vãnh dồn về phòng cấp cứu chỉ vì họ không còn lựa chọn nào khác cả”.
Bà quy trách nhiệm vào chính phủ Howard, cho rằng chương trình Medicare đã không được sự ủng hộ thích đáng từ chính phủ liên bang.
VIC: ÁP DỤNG HẠN CHẾ NƯỚC CẤP 2
MELBOURNE: Chính phủ Victoria sẽ áp dụng việc hạn chế nước cấp 2 bắt đầu từ thứ Sáu 1/8/03 tại các khu vực nội thành sưœ dụng nước từ công ty thủy cục Melbourne Water.
Chiếu theo việc hạn chế này thì:
- Cấm tưới nước sân cỏ tư gia.
- Vườn hoa tư nhân cũng như công cộng chỉ được tưới bằng đồ xách tay (hand-held) mà thôi, chỉ được cầm vòi tưới trong những thời điểm nhất định (5g00-8g00 sáng và 8g00- 11g00 đêm).
- Cấm xịt nước lên sân xi măng, sân gạch, lên tường nhà, ngoại trừ trường hợp cấp cứu, tai nạn, hỏa hoạn.
- Cấm xịt nước lên cưœa sổ, nóc nhà hoặc tường, ngoại trừ dùng những ống có áp suất cao.
- Muốn thay nước hồ bơi phải có giấy phép của thủy cục và phải chứng minh sẽ tiết kiệm nước ở những việc khác trong nhà để bù lại.
- Chỉ được dùng xô để rưœa xe.
Nếu vi phạm lần đầu, sẽ bị phạt vạ $tối đa 2,000 hoặc 3 tháng tù ở. Vi phạm lần thứ nhì, phạt vạ tối đa $4,000 phoặc 6 tháng tù. Tiếp tục tái phạm sẽ bị giới hạn nước (restrictions on water supply).
THIẾU NỮ HẦU TÒA VỚI TỘI ẤU DÂM
BRISBANE: Một thiếu nữ đồng tính luyến ái bị truy tố với tội có hành vi đồi bại với một bé gái 13 tuổi đã khóc ròng và ôm chầm lấy người yêu cùng mẹ sau khi tránh được án tù ở.
Trong một vụ án được cho là tạo nên tiền lệ ở Queensland, Danielle Elizabeth Hague, 21 tuổi, thú nhận trước tòa Southport District Court tất cả 4 tội danh đã có hành vi đồi bại (indecent dealing) với nạn nhân và 1 tội danh đã có hành động bất hợp pháp khiến một đứa trẻ bị đối xử đồi bại.
Người tình của cô, và cũng là kẻ đồng phạm, Amy Beverley White, 19 tuổi, lẽ ra cũng sẽ bị tuyên án cùng lúc với cô, nhưng vì đổi ý và quyết định phủ nhận tội lỗi nên sẽ được xét xử vào một ngày khác.
Theo lời công tố viên thì Hague dọn về ở chung nhà với nạn nhân sau khi làm quen với mẹ của cô ta tại một tiệm karaoke. Hague đã bị tống cổ ra khỏi nhà sau khi bị khám phá đã có hành động đồi bại với nạn nhân trong khoảng thời gian từ tháng 5/02 đến tháng 7/02.
Những tội danh còn lại xảy ra trong khoảng tháng 9/02 trong một trò chơi xoay chai vòng tròn (LTS: tương tự trò xoay đầu vịt của dân nhậu) gồm có 6 thiếu nữ tham dự. Công tố viên cho biết mặc dù nạn nhân thỏa thuận tham dự trò chơi dâm dục này, nhưng Hague là một người trưởng thành “lẽ ra nên và phải có sự tự chế và kiểm soát chặt chẽ”. Trạng sư bào chữa cho biết Hague “quắc cần câu” (blind drunk) trong đêm mà những hành vi này xảy ra và sau đó đã thật sự hối hận.
Chánh án Keith Dodds tuyên phán rằng xu hướng đồng tính luyến ái của Hague hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến vụ án, và thị được xét xử như bất kỳ một người trưởng thành nào có hành vi đồi bại với trẻ em. Ông nói thêm: “Và nó cũng hoàn toàn không liên hệ gì đến việc bé gái 13 tuổi này có thể là một người đồng thuận trong trò chơi ấy”. Ông tuyên phạt thị 12 tháng cải huấn (intensive correction order)
CẢNH SÁT NSW ĐƯỢC QUYỀN RÚT BẰNG LÁI XE TẠI CHỖ
SYDNEY: Cảnh sát NSW sẽ được trao quyền lực chưa từng có để tự động rút bằng lái xe của những người lái xe không đủ khả năng, hoặc cẩu thả.
Theo nữ ký giả Lilian Saleh đặc phái viên chính trị của nhật báo Daily Telegraph qua một bài báo ngày thứ Ba 29/7, thì TTL cảnh sát Ken Moroney, vào ngày thứ Sáu 1/8 tới đây sẽ trao thẩm quyền đặc biệt của ông - được phép rút bằng lái trong vòng 14 ngày - cho tất cả các cảnh sát viên của NSW.
Chiếu theo khoản 33 của đạo luật giao thông Road Transport (General) Act thì TTL cảnh sát có quyền rút bằng lái xe ngay tại chỗ trong trường hợp một người lái xe bị xem là “thiếu khả năng, ẩu tả hoặc cẩu thả” (incompe tent, reckless or careless).
Tư lệnh cảnh sát lưu thông (Traffic Commander), ông John Hartley cho biết quyền lực mới mẻ này sẽ bảo đảm rằng “những người lái xe có những hành vi xuẩn ngốc trắng trợn sẽ bị kéo ra khỏi đường phố ngay lập tức”.
Quyền lực này sẽ được áp dụng cho đến khi quốc hội ban hành một đạo luật mới cho cảnh sát đương nhiên vĩnh viễn có quyền rút bằng tại chỗ. Ông Hartley cho biết sẽ có một thủ tục khiếu nại cho những người không đồng ý với quyết định của một cảnh sát viên nào.
CẢNH SÁT VIC ĐƯỢC ĐỂ TÓC DÀI
MELBOURNE: Theo luật mới vừa được lực lượng cảnh sát Victoria áp dụng thì nam cảnh sát viên từ bây giờ được quyền để tóc dài, với điều kiện là họ phải búi nó lại thành một tó dưới nón khi mặc đồng phục.
Quyết định thay đổi quy luật này được ban hành sau khi một nam cảnh sát viên ở đồn Apollo Bay than phiền rằng anh bị đối xưœ không đồng đều với những đồng nghiệp khác vì các nữ cảnh sát viên được quyền để tóc dài. ¦
Phát ngôn nhân cảnh sát, ông Kevin Loomes, cho biết sự thay đổi này một lần nữa khẳng định sự quyết tâm của lực lượng cảnh sát trong việc đối xưœ đồng đều với tất cả mọi thành viên của lực lượng. Ông nói: “Các sĩ quan cao cấp đã nghiên cứu kỹ lưỡng ba sự lựa chọn trước khi đi đến quyết định rằng quy luật được thay đổi để đối xưœ đồng đều với mọi người, nam cũng như nữ”.
Tuy nhiên, dân biểu độc lập Russell Savage, một cựu cảnh sát viên với 26 năm công vụ, cho biết rằng đấy là “cơ hội đồng đều điên khùng”. Ông cho biết việc ban hành quy luật về râu tóc không phân biệt giới tính (non-gender specific) là một bước thụt lùi. Ông nói: “Dân chúng muốn cảnh sát phải phục sức gọn ghẽ. họ không muốn thấy cảnh sát với tóc dài chấm vai hoặc búi lại như những thằng buôn lậu thuốc phiện ngoại quốc”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.