Hôm nay,  

Lại Phản Chiến

08/01/200300:00:00(Xem: 4811)
Khoa trưởng ngành báo chí ĐH Columbia trong một bài viết gần đây cho nhựt báo USA Today, kết luận bằng tựa đề "Quân Khủng Bố Nhắm vào Ky tô giáo" trên khắp thế giới. Và trong khi Laden và Hussein đang cố chứng minh cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo là cuộc chiến của Tây Phương nói chung, cụ thể là của Ky tô giáo chống Hồi Giáo và Thế giới Á rập, thì các tôn giáo thờ Chúa lại tránh né không nói ra điều quá nhậy cảm, dễ dị ứng, gần như cấm kỵ ấy, và đi xa hơn, lại tỏ ra phản chiến. Tin AP cho biết giữa lúc Quân lực Mỹ đang dàn trận ở tiền tuyến Trung Đông, thì tại hậu phương Mỹ, Mục sư Stuart Fitch, 78 tuổi, giáo hội Episcopal, kêu gọi giáo dân biểu tình phản chiến và khẳng định Ông sẽ cùng váo tù với tín hữu của Ông. Và Phản Chiến cũng chuẩn bị "kế hoạch phản ứng khẩn cấp" để gây trở ngại cho hoạt động quân sự, thương mại trong nước hầu gởi thông điệp phản chiến đến nhân dân Mỹ và thế giới. Đia điểm tập họp đã công bố, lộ trình tuần hành đã vạch, bích chương biểu ngữ đã vẽ, hành động bất tuân hành dân sự cũng đã sẵn sàng. Những người sách động của 12 thành phố đã công bố ngày giờ và nơi chốn để gặp nhau trong ngày đầu của Chiến Tranh Iraq, họ gọi là " The Day Of." Tại Dallas họ sẽ đọc diễn văn ở Toà Thị Sảnh; tại San Fran sẽ gây trở ngại lưu thông trên các đường phố khu thương mại; tại St Louis thấp nến cầu nguyện ở nội ô; tại Seattle tuần hành qua khu vực hành chánh Liên bang; và tại New York tập trungï phản khángï ở Times Square.
Nhưng nhiều người Mỹ ủng hộ chánh sách của TT Bush, cho đánh Iraq là việc phải làm. Hành động phản chiến ở hậu phương sẽ làm hại đến sinh mạng các chiến sĩ Mỹ ở tiền tuyến và quyền lợi Mỹ trên thế giới. Michael Ledeen, chuyên gia về chánh sách đối ngoại của Enterprise Institute, trụ sở chánh ở Washington D.C., nói, "Họ [những người tổ chức phản chiến] khuyến khích kẻ thù. Iraq sẽ nhìn vào và nói 'À hả, nhân dân không đồng ý với chánh quyền [ Mỹ] về chuyện này." Nhưng Ô. không muốn ngăn cản quyền tự do phát biểu của ai. "Nếu người ta muốn ngớ ngẩn (stupid), cứ để họ ngớ ngẩn. Họ có quyền."
Tổ chức phản chiến Mỹ có một bề dày chống đối chánh quyền và "nhiều thành tích tồ chức" gồm 85 ngàn thành viên và 100 chi hội, theo nhận định của Scot Lynch, phát ngôn viên của Phong trào Hoà Bình. Cũng theo Ô. này, " tổ chức này hiện nay ôn hoà và rộng mở khắp nước Mỹ hơn [ sic] ". Nó không còn là tổ chức của "những người già khuynh tả và trẻ đầu tóc nhuộm đỏ, mũi đeo khoen nữa." Phong trào Phản Chiến đã kéo hàng ngàn người xuống đường trong những cuộc biểu tình phản kháng gần đây, theo Gs Michael Smith của UC Davis. Khi xưa sinh viên và những người chống Chiến tranh VN là nồng cốt phong trào Phản Chiến. Bây giờ họ không lôi kéo và liên kết được giới kinh doanh, nghiệp đoàn, sắc tộc thiểu số, các tổ chức tôn giáo, và nữ quyền. Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh trước đây phong trào chỉ kịp tổ chức những cuộc tập hop phản đốâi lai rai thôi. Bây giờ mới có 23 thành phố trên đất Mỹ đã thông qua nghị quyết chống chiến tranh, từ những tổ chức tôn giáo lớn như National Council of Churches cho đến những chi bộ nhỏ như Sierra Club và Liên đoàn Phụ Nữ vì Hoà bình và Dân chủ ở Philadelphia. Phong trào Bảo vệ Môi sinh cũng bắt đầu dùng các phương tiện thông tin kỹ thuật cao để phổ biến thông điệp chống chiến tranh.

Những người Phản chiến hy vọng thời gian sẽ giúp họ làm những chuyện lớn. Kế hoạch trước mắt của họ là, biểu tình phản chiến không những trong nội đia Mỹ mà lôi lả ra các toà đại sứ và tổng lãnh sự Mỹ tại các thủ đô nước ngoài từ Oslo, Norway, đến Auckland, New Zealand nếu chiến tranh Iraq xảy ra. Việc làm dư trù của Phản chiến có biểu tình trong vòng luật pháp,mà cũng có những hành động gây bế tắc hoạt động công quyền. Đã có 50 ngàn người ký tên đồng ý làm những hành vi bất tuân hành dân sự trước các cơ sở chánh quyền liên bang, Quốc hội, và căn cứ quân sự Mỹ. Văn kiện đó họ gọi là Iraq Peace Pledge. Theo tiết lộ của nhóm tranh đấu chống Dư Aùn Quân sư Hoá Toàn cầu, Căn cứ Không quân Vandenberg trên bờ biển Cali, căn cứ Hoả tiễn của Bộ Quốc phòng trên bờ biển Miền Tây sẽ là mục tiêu chống đối của Phản chiến. Phát ngôn viên của Căn cứ Vadenberg, Lloyd Conley, " kế hoạch phòng chống đã chuẩn bị, an ninh đã sẵn sàng để đối phó những đe doạ Phản chiến."
Những người tổ chức Phản chiến lẫn nhân viên phụ trách an ninh công cộng của chánh quyền cũng chưa tiên đoán bao nhiêu người sẽ xuống đường. Theo kinh nghiệm trong thời Chiến tranh VN, Phản Chiến tuyên bố đã tập họp, lúc cao trào, là 250 ngàn người ở Thủ đô Washington. Nhưng ước lượng của Cảnh sát chỉ đến 100 ngàn thôi.
Trong hiện tại, theo thăm dò của Gallup, CNN, USA Today, có 81% người Mỹ cho, cách duy nhứt để giải giới Iraq là lật đổ cho được Sadam Hussein ra khỏi quyền lực. Hơn phân nửa thấy Mỹ cần đổ quân bộ chiến để thực hiện mục tiêu ấy.
Tại Washington Cảnh sát tỏ ra tin tưởng, thừa sức bão vệ an toàn giao thông đường phố và cơ sở chánh quyền trong bất cứ tình huống biểu tình gây bế tắc nào của Phản chiến. FBI chưa thấy cần để thành lập một nhóm đặc nhiệm theo dõi kế hoạch hành động của Phản chiến.
Những nhà hoạt động gắn bó lâu đời với cộng đồng Mỹ, tiêu biểu như Ô. David Jenest ở Sacramento, bày tỏ cảm nghĩ sâu sắc và xây dựng hơn. Những người phản chiến chỉ gồm "một phần nhỏ, một số thật nhỏ." Thay vì làm việc phản kháng đó, họ nên ngồi cùng con cháu ở nhà đọc và cát nghĩa bản Hiến pháp, và Tuyên Ngôn Độc lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, "thảo luận với con cháu họ về sự chống độc tài của đất nước và nhân dân Mỹ này trong lịch sử và trên thế giới. Và chính người Phản chiến ngày nay đang được tự do bất đồng ý kiến với chánh quyền chánh yếu là cũng nhờ những người đàn ông, đàn bà đã xả thân hy sinh sinh mạng để bảo vệ tư do đó trong lịch sử và khắp hoàn cầu." Ý kiến của những người Mỹ gắn bó với cộng đồng dân tộc như thế phải chăng là quan điểm của số người, hàng vạn, hàng triệu lần nhiều hơn số người Phản chiến. Nhưng số đông áp đảo đó quá bận rộn với công ăn việc, dạy dỗ con cháu, và giúp đỡ người chung quanh trong cuộc sống hàng ngày để có tiền đóng thuế, để Mỹ trở thành nước giàu, dân mạnh, dễ sống, sống tự do và dân chủ nhứt hoàn cầu. Và vì bận rộn quá nên họ ít có tiếng nói, ít có thì giờ đi biểu tình như người Phản Chiến, và trở thành số đông thầm lặng tạo nên nền móng, căn cơ của đất nước và dân tộc này. Nhưng chắc chánh quyền Bush cũng không quên trong Chiến tranh VN, Phản chiến đã từng nắm truyền thông, ảnh hưởng Quốc Hội ,trói tay Hành pháp để buộc Quân đội Mỹ chưa một lần chiến bại phải rút quân như người bại trận. Quân đội Mỹ xuống tinh thần, mãi đến Chiến tranh Vùng Vịnh mới lấy lại được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội đồng Huynh trưởng Nghĩa Sinh trân trọng thông báo Lễ Tạ ơn Nghĩa Sinh năm 2019 sẽ được Phương đoàn Nghĩa Sinh Chicago tổ chức vào ngày 28/11/2019 tại Giáo xứ St. Henry Chicago
Nếu “quyền lực chánh trị” đã vượt khỏi phạm vi hoạt động, nếu “nền dân chủ” đã bị tướt đoạt bởi một nhóm người chánh trị toàn quyền, một hệ thống quan liêu, cửa quyền toàn trị hay những nhóm thế lực độc tài
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
Kính thưa quý độc giả, quý thân hữu và thân chủ, Trước hết, Việt Báo xin trân trọng nói lên lòng biết ơn tới quý văn hữu đã góp bài viết, quý thân chủ quảng cáo, quý thân hữu và độc giả đã ủng hộ cho Việt Báo nhiều năm qua.
Hôm 29.10.2019 Lào bắt đầu cho vận hành đập thủy điện Xayaburi và tiếp theo sẽ là con đập Don Sahong. Đây là hai đập thủy điện nằm trên dòng chính sông Mekong, đã và đang gây rất nhiều tranh cãi giữa Lào, Thái Lan, Cambodia cũng như Việt Nam ở hạ nguồn Mekong.
Khoảng đầu tháng 11/2019, Trung Quốc đang giữ và điều tra giáo sư Đài Loan Shih Cheng-ping với cáo buộc tham gia vào các hoạt động "nguy hiểm với an ninh quốc gia".
GENEVA - Cơ quan thông tin năng lượng IEA cho biết: tuy thế giới đề ra chỉ tiêu giảm khí thải carbonic, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thách còn tăng ít nhất 2 thập niên.
ROME - Nhà lãnh đạo Catholic toàn cầu hô hào kỹ nghệ cao loại bỏ thông tin, hình ảnh ấu dâm trên mạng toàn cầu để ngăn trẻ em tiêp cận.
ANKARA - Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách hồi hương 1 tình nghi ISIS là công dân Mỹ. Anh ta đang mắc kẹt tại biên giới Hy Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ từ 3 ngày.
Ba người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một vụ nổ súng tại khu vực Los Angeles vào sáng Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.