Hôm nay,  

Pháp Luật Phổ Thông

27/01/200100:00:00(Xem: 4154)

Hỏi (Bà Trần Thi T. Lưu [Lựu (")]: Chúng tôi kết hôn vào năm 1983. Vào lúc kết hôn tôi có một công việc làm part-time, còn chồng tôi hồi đó là một kỹ sư. Tôi vẫn tiếp tục công việc này cho đến lúc hạ sinh được một cháu trai đầu lòng vào năm 1986. Sau đó chúng tôi cùng đứng tên chung mua một căn nhà.
Vào năm 1994, khi tôi hạ sinh cháu thứ hai, chồng tôi lại mua một căn unit khác và anh ta chỉ đứng tên một mình. Sau đó anh được hãng cử về Việt Nam để điều tra về tình hình thị trường đối với sản phẩm của công ty. Sau chuyến đi đó, chồng tôi trở về Uùc và thành lập một công ty xuất nhập cảng.
Tôi hoàn toàn không biết chồng tôi làm thương vụ gì, chỉ được anh ta cho biết rằng anh ta bán các sản phẩm của công ty và bản thân của anh ta phải đi về Việt Nam nhiều lần vì các sản phẩm này khi được bán ra anh ta có nhiệm vụ phải sửa chữa nếu có trở ngại về kỹ thuật.
Sau nhiều lần đề nghị với chồng tôi là nên trở về Uùc làm việc để giáo dục cho con cái nhưng đều bị ông ta bác bỏ. Chúng tôi đã li thân vào cuối năm 1999.
Gần đây, tôi có nhận được thư của ông ta và sau đó là thư của LS liên hệ đến việc ly dị. Chồng tôi đề nghị chia cho tôi 50% tài sản (căn nhà và căn Unit). Riêng dịch vụ của công ty do ông ta thành lập trước đây, ông ta đề nghị chia cho tôi 40% [tương đương với $40,000]. Tôi có viết thư trả lời cho ông ta rằng tôi chỉ đồng ý giải quyết tài sản nếu tôi nhận được 75% dựa trên trị giá toàn bộ tài sản. Chồng tôi có cho biết là việc đó sẽ không bao giờ có thể xảy ra.
Hiện căn nhà của chúng tôi không còn thiếu nợ ngân hàng. Riêng căn unit của chồng tôi thì tôi hoàn toàn không biết tình trạng thiếu nợ như thế nào" Xin LS cho biết làviệc chồng tôi đề nghị chia 50% cho tôi là một việc làm quá lấn ép chúng tôi hay không.
Trả lời: Để có thể trả lời những câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta nên đề cập sơ qua về các điều khoản được quy định trong đạo luật gia đình để xét xem liệu việc đề nghị chia 50% tài sản là một đề nghị có thể chấp nhận được hay không"
“Đạo Luật Gia Đình” (the Family Law Act), đã trao cho các vị thẩm phán của tòa án gia đình thẩm quyền đưa ra các phán quyết liên hệ đến sự phân chia tài sản giữa các bên phối ngẫu nếu nhận thấy rằng đó là một quyết định thích đáng. Tuy nhiên, Đạo Luật cũng đòi hỏi tòa án phải lưu tâm đến những tình cảnh của các bên phối ngẫu trước khi đưa ra những quyết định này. Các tình cảnh mà luật pháp đòi hỏi tòa án phải lưu tâm đến có thể được liệt kê theo hai dạng sau đây:
1. Tòa án phải lưu tâm đến sự đóng góp của các bên phối ngẫu trong quá khứ liên hệ đến việc tậu mãi cũng như việc “nâng cấp tài sản” (improvement of the property). Sự đóng góp này không nhất thiết phải là những đóng góp về tài chánh, mà có thể là bất cứ sự đóng góp nào kể luôn cả việc nuôi dạy con và công việc nội trợ của quý bà. [Điều 79(4)(a)].
2. Tòa cần phải lưu tâm đến tất cả các tình cảnh (khả năng tìm kiếm việc làm) và nhu cầu của các bên phối ngẫu trong hiện tại cũng như trong tương lai như đã được quy định trong điều 79(4)(d) và 75(2) (a)-(m). Những tình cảnh mà luật pháp nhắm đến là: a) những sự cần thiết để bảo vệ vị thế của người đàn bà đang ao ước được tiếp tục trong vai trò của một người mẹ và người vợ [điều 75(2)], b) ảnh hưởng của những đề nghị để tòa đưa ra án lệnh đối với khả năng tìm việc của các bên phối ngẫu [điều 79(4)(c)], c) ngoài ra tòa cũng cần phải lưu tâm đến những tình huống mà tòa xét thấy là cần thiết và công bằng trong việc đưa ra các quyết định này.


Trong một vài trường hợp, Tòa Án Gia Đình, đã công nhận ngay từ đầu về “sự đóng góp quan trọng [những đóng góp thực sự có giá trị]” (substantial contribution) của người vợ với tư cách là người mẹ và người nội trợ như đã được quyết định trong vụ Rolfe kiện Rolfe (1979) khi tòa cho rằng: trong tình huống bình thường, sự đóng góp đó của người vợ, phải được công nhận ngang bằng với những cố gắng của người chồng khi đương sự được rãnh rỗi để theo đuổi những công việc của mình. Riêng những vụ kết hôn với thời gian chung sống lâu dài thì tài sản phải được chia đều giữa các bên phối ngẫu như đã được quyết định trong vụ Racine kiện Hemmett (1982).
Trong vụ Mallet Kiện Mallet (1984). Trong vụ đó, vị thẩm phán tọa xử của tòa án gia đình, Bell J, đã đưa ra quyết định là người vợ được phép chia 50% giá trị tài sản mà bà ta đã đứng tên chung với người chồng, và chỉ được chia 20% giá trị tài sản đứng tên riêng của người chồng (công ty). Ngài chánh án đã đưa ra lý do là tài sản tậu mãi được qua công ty là do sự cố gắng của người chồng trong việc quản trị của đương sự để nâng cao mức lợi tức của công ty. Oâng đã công nhận khả năng của người vợ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái cũng như lo toan về vấn đề nội trợ. Nói một cách tổng quát là người vợ đã trợ giúp cho người chồng để đương sự có đủ thì giờ quản trị công ty. Tuy nhiên, ông vẫn nghĩ rằng người vợ không thể được chia hơn 20% tổng giá trị tài sản của công ty. Việc ngài chánh án quyết định chỉ chia cho người vợ 20% tổng giá trị tài sản của công ty là điều mà đạo luật cho phép ông ta có toàn quyền để đưa ra quyết định đó.
Người vợ đã kháng án quyết định đó lên “Toàn Tòa [3 hoặc hơn 3 vị thẩm phán của Tòa Aùn Gia Đình cùng ngồi xử]” (the Full Court [3 or more judges of the Family Court sitting together]).
“Toàn Tòa” đã cho phép người vợ nhận $335,000 thay vì $260,000 được quyết định bởi vị thẩm phán tọa xử tiên khởi, Bell J. Tuy nhiên người chồng đã kháng án lên “Tối Cao Pháp Viện Liên Bang” (High Court). Tối Cao Pháp Viện Liên Bang sau đó đã duy trì phán quyến của Thẩm Phán Bell.
Tòa cho rằng không có một nguyên tắc nào được đề ra trong luật gia đình rằng “sự ngang bằng là sự công bằng” (equality is equity), điều 79 của Đạo Luật Gia Đình đã cho phép vị thẩm phán tọa xử hành xử “quyền quyết định tùy ý” (discrestionary power) trong việc đưa ra phán quyết liên hệ đến việc phân chia tài sản, và rằng vào lúc kháng án “Tòan Tòa” không thể đưa ra quyết định để thay thế cho quyết định được đưa ra bởi vị thẩm phán tọa xử trước đây ngoại trừ “Toàn Tòa” có thể trưng dẫn được sự sai lầm của vị thẩm phán tọa xử trong việc hành xử “quyền quyết định tùy ý” khi đưa ra phán quyết đó.
Dựa vào những luật lệ cũng như phán quyết vừa trưng dẫn tôi có thể góp ý với bà rằng trong một vài trường hợp tòa có thể phân chi tài sản không cân xứng giữa hai người phối ngẫu. Quyết định liên hệ đến sự phân chia tài sản đó đã được đưa ra sau khi xem xét kỷ lưỡng toàn bộ tình huống của các bên đương sự trong vụ hôn nhân. Riêng trường hợp của bà, tôi đề nghị bà nên mang toàn bộ giấy tờ liên hệ đến gặp LS để được cố vấn tường tận hơn.
Nhắn Tin: Độc giả báo SAIGON TIMES khi gởi thư về tòa soạn nhớ cho số điện thoại để nếu cần sẽ được trả lời trực tiếp. Riêng cô Nguyễn Thị Oanh, Cabramatta. Tôi đã cố gắng liên lạc qua số điện thoại sau khi nhận được thư [trễ] liên hệ đến vụ đụng xe của cô, nhưng được cho biết là cô không ở địa chỉ có số điện thoại đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.