Hỏi (Bà Trần Thi T. Lưu [Lựu (")]: Chúng tôi kết hôn vào năm 1983. Vào lúc kết hôn tôi có một công việc làm part-time, còn chồng tôi hồi đó là một kỹ sư. Tôi vẫn tiếp tục công việc này cho đến lúc hạ sinh được một cháu trai đầu lòng vào năm 1986. Sau đó chúng tôi cùng đứng tên chung mua một căn nhà.
Vào năm 1994, khi tôi hạ sinh cháu thứ hai, chồng tôi lại mua một căn unit khác và anh ta chỉ đứng tên một mình. Sau đó anh được hãng cử về Việt Nam để điều tra về tình hình thị trường đối với sản phẩm của công ty. Sau chuyến đi đó, chồng tôi trở về Uùc và thành lập một công ty xuất nhập cảng.
Tôi hoàn toàn không biết chồng tôi làm thương vụ gì, chỉ được anh ta cho biết rằng anh ta bán các sản phẩm của công ty và bản thân của anh ta phải đi về Việt Nam nhiều lần vì các sản phẩm này khi được bán ra anh ta có nhiệm vụ phải sửa chữa nếu có trở ngại về kỹ thuật.
Sau nhiều lần đề nghị với chồng tôi là nên trở về Uùc làm việc để giáo dục cho con cái nhưng đều bị ông ta bác bỏ. Chúng tôi đã li thân vào cuối năm 1999.
Gần đây, tôi có nhận được thư của ông ta và sau đó là thư của LS liên hệ đến việc ly dị. Chồng tôi đề nghị chia cho tôi 50% tài sản (căn nhà và căn Unit). Riêng dịch vụ của công ty do ông ta thành lập trước đây, ông ta đề nghị chia cho tôi 40% [tương đương với $40,000]. Tôi có viết thư trả lời cho ông ta rằng tôi chỉ đồng ý giải quyết tài sản nếu tôi nhận được 75% dựa trên trị giá toàn bộ tài sản. Chồng tôi có cho biết là việc đó sẽ không bao giờ có thể xảy ra.
Hiện căn nhà của chúng tôi không còn thiếu nợ ngân hàng. Riêng căn unit của chồng tôi thì tôi hoàn toàn không biết tình trạng thiếu nợ như thế nào" Xin LS cho biết làviệc chồng tôi đề nghị chia 50% cho tôi là một việc làm quá lấn ép chúng tôi hay không.
Trả lời: Để có thể trả lời những câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta nên đề cập sơ qua về các điều khoản được quy định trong đạo luật gia đình để xét xem liệu việc đề nghị chia 50% tài sản là một đề nghị có thể chấp nhận được hay không"
“Đạo Luật Gia Đình” (the Family Law Act), đã trao cho các vị thẩm phán của tòa án gia đình thẩm quyền đưa ra các phán quyết liên hệ đến sự phân chia tài sản giữa các bên phối ngẫu nếu nhận thấy rằng đó là một quyết định thích đáng. Tuy nhiên, Đạo Luật cũng đòi hỏi tòa án phải lưu tâm đến những tình cảnh của các bên phối ngẫu trước khi đưa ra những quyết định này. Các tình cảnh mà luật pháp đòi hỏi tòa án phải lưu tâm đến có thể được liệt kê theo hai dạng sau đây:
1. Tòa án phải lưu tâm đến sự đóng góp của các bên phối ngẫu trong quá khứ liên hệ đến việc tậu mãi cũng như việc “nâng cấp tài sản” (improvement of the property). Sự đóng góp này không nhất thiết phải là những đóng góp về tài chánh, mà có thể là bất cứ sự đóng góp nào kể luôn cả việc nuôi dạy con và công việc nội trợ của quý bà. [Điều 79(4)(a)].
2. Tòa cần phải lưu tâm đến tất cả các tình cảnh (khả năng tìm kiếm việc làm) và nhu cầu của các bên phối ngẫu trong hiện tại cũng như trong tương lai như đã được quy định trong điều 79(4)(d) và 75(2) (a)-(m). Những tình cảnh mà luật pháp nhắm đến là: a) những sự cần thiết để bảo vệ vị thế của người đàn bà đang ao ước được tiếp tục trong vai trò của một người mẹ và người vợ [điều 75(2)], b) ảnh hưởng của những đề nghị để tòa đưa ra án lệnh đối với khả năng tìm việc của các bên phối ngẫu [điều 79(4)(c)], c) ngoài ra tòa cũng cần phải lưu tâm đến những tình huống mà tòa xét thấy là cần thiết và công bằng trong việc đưa ra các quyết định này.