Hôm nay,  

Chiến Tranh Sương Mù

15/02/200200:00:00(Xem: 3748)
Chiến lược gia Đức Karl von Clausewitz vào đầu thế kỷ 19 đã để lại nhiều tác phẩm, thời nay các nhà quân sự Tây phương còn nói đến. Có một câu đáng chú ý của ông: "Đáng sợ nhất là chiến tranh sương mù". Trong cuộc chiến tranh chống khủng bố ở A Phú Hãn đôi khi vẫn thấy báo chí nhắc lại câu này. "Chiến tranh sương mù" (Foggy war) thời xưa đáng sợ thật vì khi sương mù phủ kín chiến trường mờ mịt, không còn nhìn rõ chiến tuyến và quân địch ở chỗ nào. Nhưng thời nay dù trong sương mù hay đêm tối, đã có hồng ngoại tuyến nhìn giùm và dù quân thù núp dưới địa đạo hay hang hốc sâu trong lòng núi, các máy thám sát điện tử cũng tìm được.
Chiến tranh sương mù có một ý nghĩa rộng hơn, Clausewitz muốn nói đến một cuộc chiến dù nhìn rõ như ban ngày, nhưng vẫn không thể nào phân biệt đâu là bạn, đâu là thù. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã gặp cảnh này. Trong cuộc chiến A Phú Hãn, người Mỹ gặp một thứ sa mù khủng khiếp hơn nhiều vì phần lớn Mỹ không đánh trên bộ mà chỉ đánh từ trên không, nếu đạn có bay lạc hay bom rơi không trúng đích cũng là chuyện thường. Dù vậy bom đạn ngày nay có máy nhắm mục tiêu và được điều khiển băng vô tuyến, sự "đánh nhầm" cũng ít, nhưng không thể nói là hoàn toàn không có. Máy cũng có khi nhìn nhầm và hệ thống điều khiển bom đạn cũng có khi trục trặc. Nói chung đánh trật chỉ là một phần rất nhỏ của đánh trúng.
Nhưng trong cuộc chiến tranh A Phú Hãn, không thiếu gì các chính khách ở Mỹ cũng như ở khắp nơi trên thế giới có lời bình theo kiểu Mao Tôn Cương trong chuyện Tam Quốc, hoặc tỏ ý bất nhẫn trước những thường dân vô tội chết oan, kể cả đàn bà và trẻ nhỏ, vì thế người ta nhớ kỹ những vụ đánh lầm hơn đánh trúng. Tôi không có ý chê bai những lời bàn như vậy, bởi vì trong bất cứ hoàn cảnh nào thường dân vô tội bị chết oan cũng là điều đáng ta thán, cần phải tránh cho bằng được. Tốt hơn hết, không nên có chiến tranh. Nhưng tôi nghĩ không một người dân nào muốn có chiến tranh ngoại trừ chiến tranh tự vệ khi bị tấn công. Bởi vậy chỉ có những chế độ thiếu dân chủ mới có khả năng rước chiến tranh về cho toàn dân hứng chịu tai họa.
Trong các cuộc chiến kiểu "ủy nhiệm" có tên quen thuộc là "proxy war" như ở A Phú Hãn, vấn đề bạn hay thù còn phức tạp hơn nữa. Mỹ ở trên trời yểm trợ và ủy nhiệm cho bạn là quân bộ tộc đánh ở dưới đất. Thế nhưng các ông bộ tộc này có khi lại cố ý chỉ sai cho Không quân Mỹ đánh. Không phải đánh Taliban hay quân khủng bố mà đánh các ông bộ tộc khác. Cùng là "bạn" trên một chiến tuyến chống Taliban, họ lại đố kị thù ghét lẫn nhau và nhờ bàn Mỹ tay diệt trừ giùm kẻ nội thù. Đã có trường hợp tranh cãi về chuyện này, nên hồi gần đây Mỹ đã tin ở mắt điện tử hơn là tin mắt người của mấy ông bộ tộc. Nhưng nếu không kiếm được xác kẻ thù trên chiến địa hay chỉ kiếm được vài mảnh vụn của xác chết, vấn đề bạn hay thù vẫn gây tranh cãi. Gần đây chiếc phi cơ do thám không người lái kiểu Predator của Mỹ đánh trúng một đoàn người nghi là bọn lãnh tụ cao cấp al-Qaida, có thể có cả bin Laden, quân Mỹ đến tận nơi tìm xác chỉ thu được những mảnh xác vụn. Cho đến khi các mảnh xác này được giảo nghiệm DNA, cuộc tranh cãi còn tiếp tục, nhất là khi mấy nguồn tin ủng hộ ngầm bọn khủng bố hô hoán đó chỉ là dân thường.

"Chiến tranh sương mù" của Clausewitz không nói đến những kẻ thù bên trong, nhưng báo chí Mỹ ngày nay hay nhắc đến "the enemy within" chúng ta dịch gọn là kẻ nội thù. Kẻ nội thù có nhiều dạng. Taliban gốc Mỹ Walker Lindh bị bắt ở A Phú Hãn đưa về Mỹ xử về 10 tội trong đó có tội đi theo khủng bố để giết người Mỹ, nhưng trước tòa hắn nói là vô tội. Làm dân Mỹ mà hợp tác với một tổ chức khủng bố đánh lại nước Mỹ, giản dị là phản quốc. Dù sao Lindh đã đi ra ngoài nước rồi mới chống lại nước Mỹ, hắn không nguy hiểm bằng những kẻ nội thù, ở trong nước mà phản lại nước. Trước hết phải kể đến những kẻ làm gián điệp cho ngoại bang, ẩn núp dưới nhiều hình thức kể cả dạng rất phổ biến là núp dưới danh nghĩa nhân viên ngoại giao. Nguy hiểm nhất là khi chính nguời Mỹ làm việc trong những cơ quan an ninh tình báo lại tham tiền làm nội tuyến cho địch. Có một dạng phố biến hơn và đông hơn, đó là những kẻ di dân hay du học đến nước này để tìm cách phá hoại.
Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 ở Nữu Ước và Ngũ giác đài, người ta đã biết hầu hết bọn khủng bố là những người gốc Trung Đông đã đến nước Mỹ bằng nhiều cách kể cả thông hành và chiếu khán giả và chúng đã có nhiều đồng lõa ở trên đất Mỹ từ trước giúp chúng gây ra cuộc tấn công khủng khiếp. Mới đây FBI đã phải báo động lần thứ tư về khả năng khủng bố đánh nữa trên đất Mỹ, điều đó chứng tỏ bọn khủng bố vẫn còn nằm vùng trên đất Mỹ để chờ cơ hội hành động. Tìm kiếm những loại nội thù này ở ngay sát bên mình là một việc rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Nhưng có điều đáng buồn là những kẻ đồng lõa khủng bố có khi không phải là những di dân mới đến hay những người không có quốc tịch Mỹ. Cho đến nay có nhiều phần chắc các vụ anthrax gửi qua thư tín không phải từ bên ngoài đưa đến, mà do chính ở trong nước gây ra vì những động cơ khác nhau, nhưng cũng là tiếp tay cho khủng bố.
"Chiến tranh sương mù" ngụ ý đến những kẻ nội thù. Nhưng có một kẻ nội thù đáng sợ nhất lại nằm ở một nơi ít người ngờ đến. Nó nằm ở chính trong mỗi người chúng ta. Đó là sự sợ hãi. Một triết gia đã nói: "Điều làm tôi sợ hãi nhất chính là sự sợ hãi". Sợ hãi làm người ta hoảng loạn đánh bừa đánh ẩu, thấy cái gì cũng nghi, thấy cái gì cũng chụp. Sợ hãi làm người ta mất sáng suốt, đó là cách tiếp tay tốt nhất cho khủng bố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.