Hôm nay,  

Bản Án Phạm Hồng Sơn

25/06/200300:00:00(Xem: 4061)
Bản án Phạm Hồng Sơn là bản án chống tư do, dân chủ và khai phóng. Bản án Phạm Hồng Sơn cũng là bản luận tội độc tài, bưng bít và lường gạt.
CS Hà nội vừa rồi đã phết cho Bác sĩ Phạm Hồng Sơn một bản án rất nặng: 13 năm tù ở và 3 năm quản chế. Rất nặng vì án đại hình của CS, tối đa là tử hình và tối thiểu là 12 năm tù ở. Theo theo nhận xét của nhiều nhà ngoại giao tại VN nói với thông tín viên AFP, bản án 12 năm tù quá nặng. Rất nặng vì dùng tội danh gián điệp để truy tố. Gián điệp gì khi dịch và phổ biến một tài liệu "Dân chủ là gì" đã được Bộ Ngoại giao Mỹ phổ biến công khai trên mạn Internet từ lâu. Rất nặng vì Công an viện cớ hồ sơ chưa kết cung, nhất quyết không cho vợ con Bác sĩ thăm nuôi gặp mặt suốt từ ngày bắt, 27 tháng 3 năm 2002, đến ngày xét xử, 18 tháng 6 năm 2003 -- hơn một năm rưởi trời. Nhưng đặc biệt chỉ có một cái lẹ là thời gian của phiên toà xét xử - chưa đầy nửa ngày. Thiết nghĩ không cần bàn toà án của Đảng, bán ản đã do đảng bộ đưa ra trước khi điều tra xét xử, thủ thuật hình sự hoá các tội chánh trị của CS. Mất thì giờ vô ích. CS là vậy. CS vẫn là CS. Vấn đề cần đặt ra. Phải CS Hà nội dùng bản án nặng để chống lớp trí thức trẻ dùng Internet đưa tư do dân chủ để khai phóng con người bị CS kềm kẹp bằng độc tài đảng trị toàn diện. Và phải chăng đây là bản án quốc tế la ó phản đối nhiều, kết tội nặng CS dùng độc tài, bưng bít, lường gạt để chống lại lý tưởng tư do, dân chủ" Hai câu hỏi tưu trung chỉ là hai mặt của một vấn đề: vấn đề CS chống Internet, là một xa lộ chuyên chở tư do, dân chủ, khai phóng con người.
Trước nhứt thủ xem Internet nói riêng và điện toán - hay vi tính, tin học ( tiếng trong nước dùng ) đã trở thành một vũ khí đấu tranh chống chánh sách bưng bít, đem lý tưởng tự do dân chủ vào xã hội VN đang bị CS Hà nội kiểm soát chặt chưa" Qua hình thức biểu kiến thì chưa. Theo bản tin của AFP nói về vụ Bác sĩ Sơn, ở VN mới có khoảng 1 triệu người thường sử dụng Internet qua các máy computers trong các quán cá phê. Còn CS thì bao vây chặït chẽ lắm. Trước nhứt Internet thường chỉ có và tự do truy cập các trang ngoại quốc đối với những nơi có người nước ngoài trú ngụ, làm việc. Ngay trong cơ quan nhà nước cán bộ công nhân viên cũng không được tư do truy cập. Đối với công chúng tư gia hay quán cà phê có Internet chủ thường phải là cán bộ hưu, người có lý lịch rõ ràng và được dặn dò trước khi nối mạn và cấp giấy phép. Mỗi máy đều có số, người sử dụng vào Internet, đi vào các mạng Nhà nước gọi là "phản động" công an kiểm soát mà chủ quán cũng ngầm theo dõi. Luật sư Lê chí Quang bị bắt sau khi gởi diện thư cho địa chỉ "phản động". Ngoài ra Nhà Nước còn mướn chuyên viên Pháp, Mỹ qua để thiết trí hệ thống theo dỏi và ngăn chận tận đầu nguồn cung ccấp dịch vụ Internet vào VN, không cho người sữ dụng đi vào những nơi mà Nhà Nước cho là phản động. Nhưnghọ viện cớ là để ngăn chận các trang khiêu dâm, thương luân bại lý. Nói chung đó là bức tường lửa của CS.

Nhưng qua thực tế sinh động Internet đã là phương tiện đấu tranh rất hữu hiệu cho tự do, dân chủ cho người trong nước lẫn ngoài nước. Việc chuyển tin vượt bức tường lửa không phải là chuyện khó đối với sinh viên, người có học trong nước nữa. Bằng cớ tin tức trong nước của báo chí tiếng Việt ở hải ngoại bà con mình đọc không hết. Bất cứ việc gì xảy ra ở trên thế giới liên quan đến VN đều có thể đến tai mắt người trong nước. Một computer, một đầu mối Internet không phải một ngưòi xài, mà nhiều người xài. Máy computer VN rẻ hơn ở ngoại quốc, một là do đồ Trung quốc rẻ, hai do thợ Việt có thể lắp ráp từ phụ kiện nước ngoài. Khoa học vi tính ở VN đã khá tiến bộ nhờ "cái khó nó ló cái khôn" của bà con trong nước..
Vì vậy Internet trở thành kẻ thù của CS vốn lấy độc tài, dấu diếm để lường gạt trong khi Internet là con đường đem lại tư do, dân chủ, khai phóng con người khỏi sự ràng buộc với không gian, thời gian, biên giới chánh trị. Bất cứù độc tài nào cũng sống nhờ bưng bít. Nếu người dân được thông tin đấy đủ, có cái để so sánh, lý luận, chọn lựa, hành động thì làm sao độc tài đưọc. Ngay từ thời Tổng bí thư Đảng Đổ Mười, CS đã thấy việc người Việt hải ngoại chuyển lửa về quê qua Internet là một mối nguy. Mối nguy đó không máu đổ thịt rơi như súng M16 hay B52 nhưng nó "diễn tiến hoà bình" trong tư tưởng người dân, cán bộ lẫn đảng viên. Tư tưởng quyết định hành động. Và hành động đã thấy: phong trào tôn giáo, trí thức, đảng viên ly khai đòi ttự do, dân chủ. Từ ấy nhẩn nay đã hơn mười mấy năm, Inernet đã giúp phong trào nhân dân trong nước tiến bước những bước khá dài.
Do vậy, CS phải đánh mộ trận dứt điểm. Bán án dành cho Luật sư Lê chí Quang rồi đến Bác sĩ Phạm hồâng Sơn, theo ý của Đảng CS, là một đòn hù doạ, trấn áp điển hình nặng. Nhưng thời đại Tin học bây giờ khác, mục tiêu của Hà nội khó thành. Mà mưu bất hoạch là di haiï. Không gian tin học không có biên giới. Thế gìới trở thành xóm nhà, các nước những láng giềng. Nhà cầm quyền khó kiểm soát biên giới tin học. Xu thế thời đại là toàn cấu hoá kinh tế và dân chủ hoá toàn cầu. Nên bản án của Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, toà vừa tuyên là khắp thế giới biết với một phản ứng bất mãn cao độ đối với CS Hà nội. Các thông tấn xã lớn AFP, Reuters, v.v đưa tin đua với ánh sáng. Các nhà ngoại giao phê bình. Mỹ phản đối mạnh. Các hội nhân quyền chỉ trích. Các tổ chức quốc tế can thiệp. Cả một bản luận tội đồng thanh của thế giới. CS Hà nội có thể phớt lờ, tin chẳng ai làm gì được. Nhưng trong chánh trị, một Lê chí Quang này vào tù, một Phạm Hồng Sơn nọ vô khám, sẽ còn nhiều Lê chí Quang, Phạm Hồng Sơn tái tiếp noi guơng. Là CS chắc Hà nội không thể không học câu của ông tổ CS, sức ép càng mạnh sức bật càng cao. Phương chi chí hướng đấu tranh cho tư do dân chủ la mẫu số chung của người Việt trong ngoài nước, được sự ủng hộ và yểm trợ của quốc tế. Kẻ thù của CS là Internet, là một tiến bộ của khoa học kỹ thuật thời đại, CS không thể nào cản bước tiến được. Trong khi CS là một chủ nghĩa lỗi thời và thất bại đã được chứng minh qua cuộc sụp đổ của các nước Đông Âu CS và Liên xô.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.