Hôm nay,  

Tướng Viên Nói Về Kế Hoạch Rút Khỏi Cao Nguyên

01/09/200100:00:00(Xem: 5518)
Như đã trình bày, sau khi trận chiến Ban Mê Thuột bùng nổ, ngày 13/3/1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu muốn lên thăm Thiếu tướng Phạm Văn Phú ngay tại bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 ở Pleiku. Thế nhưng, vào lúc đó, thị xã Ban Mê Thuột đang bị Cộng quân vây hãm, còn Pleiku thì bị áp lực địch vì hỏa lực pháo binh của địch cứ nã vào thị xã này từng hồi. Do đó Tổng thống Thiệu không thể đến gặp Thiếu tướng Phú tại Pleiku được. Lo lắng cho sự an toàn của Tổng thống, Thiếu tướng Phạm Văn Phú đã trình với Tổng thống xin họp tại một địa điểm khác. Sau một hồi thảo luận, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định họp tại Cam Ranh. Cùng đi với Tổng thống ra Cam Ranh có Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang.

Mở đầu cuộc họp là phần trình bày của Thiếu tướng Phú. Với tư cách là Tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu 2, Tướng Phú thuyết trình về tình hình chiến sự tại Quân khu 2. Phần thuyết trình chấm dứt, Tổng thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan trọng nhất liên quan đến số phận của Ban Mê Thuột, đó là Thiếu tướng Phú có thể chiếm lại Ban Mê Thuột được không. Những người tham dự đều biết trước là Thiếu tướng Phú không khẳng định được điều này nên không có câu trả lời dứt khoát. Tướng Phú chỉ yêu cầu tăng thêm viện binh. Quay sang Đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu hỏi xem còn lực lượng trừ bị nào có thể tập trung đưa lên giải vây không. Đại tướng Viên cho biết đơn vị cuối cùng là Liên đoàn 7 Biệt Động Quân đã được phái lên Vùng 2 theo yêu cầu của Tướng Phú. Lực lượng tổng trừ bị là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân lục chiến thì đều ở Quân khu 1 từ năm 1972.

* Kế hoạch triệt thoái
Theo lời kể của Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký (do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản, dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang Việt ngữ và đồng ý cho VB sử dụng để biên soạn các bài viết về cuộc chiến VN), thì diễn tiến phần cuối của cuộc họp như sau: Tổng thống Thiệu đứng bên tấm bản đồ Việt Nam Cộng Hòa, còn Thiếu tướng Phú nhìn chăm chú. Tổng thống Thiệu vừa chỉ, vừa nói, giải thích những điểm trọng yếu mà tướng Phú có nhiệm vụ phải bảo vệ. Theo Tổng thống Thiệu, vì lý do dân số và địa lý, Ban Mê Thuột lúc nào cũng quan trọng hơn cả Pleiku và Kontum cộng lại. Vì vậy bây giờ Quân đoàn 2 phải dùng lực lượng cơ hữu của mình chiếm lại thị xã Ban Mê Thuột bằng mọi giá, và như thế phải triệt thoái lực lượng tại Pleiku và Kontum. Sau đó, Tổng thống Thiệu hỏi Tướng Phú là sẽ bố trí lực lượng ra sao để chiếm lại và đường nào sẽ dùng để chuyển quân đến Ban Mê Thuột. Tướng Phú đã trình bày rằng Quốc lộ 19 chạy từ Pleiku về hướng Đông ra đến biển thì không thể dùng được, đại đơn vị còn đầy đủ quân số và khả năng chiến đấu tốt là Sư đoàn 22 Bộ binh không khai thông được đoạn đường tại Bình Khê. Quốc lộ 14 nối liền Ban Mê Thuột và Pleiku theo trục Nam-Bắc cũng bị cắt tại Thuận Mẫn, phía bắc thị xã Ban Mê Thuột. Tướng Phú nhận định rằng có thể giải tỏa đường này nhưng rất khó khăn vì làm như vậy địch quân sẽ biết có quân cứu viện. Vì vậy, Tướng Phú cho rằng ông muốn sử dụng con đường liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ quốc lộ 14 đi Hậu Bổn (có đèo Cheo Reo) về Tuy Hòa sát biển. Đường này rất ghồ ghề, đá lởm chởm và bị bỏ lâu không dùng đến.

* Tướng Viên phân tích về lộ trình rút quân và những bài học từ cuộc chiến Đông Dương
Theo phân tích của Đại tướng Viên, ngoài trừ khúc từ Quốc lộ 14 đi Hậu Bổn còn dùng được, đoạn còn lại không biết tình hình giao thông như thế nào. Tuy nhiên, có một điều biết chắc là cầu bắc qua sông Ba về phía Nam của Củng Sơn đã bị phá hủy hoàn toàn, không thể sửa chữa được, và đoạn đường chót đến phía tây Tuy Hòa thì những năm trước, lực lượng Đại Hàn hoạt động tại đây đã gài mìn dày dặc. Thế nhưng Tướng Phú lại tin tưởng về kế hoạch chuyển quân theo lộ trình này. Giải thích về sự chọn lựa này, Tướng Phú nói yếu tố bất ngờ đã khiến ông có dự tính như thế. Tướng Phú chỉ yêu cầu bộ Tổng Tham Mưu cung cấp phương tiện cầu nổi để qua sông mà thôi. Với quyền hạn của một Tổng Tham mưu trưởng, Đại tướng Viên chấp thuận ngay lời yêu cầu của Tướng Phú.


Nhận định về quyết định của Tổng thống Thiệu và kế hoạch chuyển quân của tướng Phú, Đại tướng Viên cho rằng “đưa một lực lượng cỡ quân đoàn với đầy đủ quân cụ, quân xa và nhiều thứ khác trên một đoạn đường dài hơn 260 cây số qua núi cao và rừng già trên vùng Cao nguyên mà không biết tình hình an ninh con đường đó ra sao quả là một việc quá sức liều lĩnh. Có tạo được yếu tố bất ngờ hay không là do khả năng di chuyển nhanh gọn. Nhưng là một người chỉ huy sáng suốt thì lúc nào cũng phải có sự cẩn trọng trước tình trạng là địch đang có mặt hầu như cùng khắp tại khu vực đó”.

Trong phần thảo luận, với tư cách Tổng Tham mưu trưởng, Đại tướng Viên đã nhắc nhở Tướng Phú về những khó khăn và nguy hiểm sắp đến, cũng như biện pháp an ninh cần chuẩn bị. Tướng Viên cũng đã đề cập đến sự thất bại của quân Pháp khi muốn rút quân từ Lạng Sơn về đồng bằng trong năm 1947. Ông cũng nhắc cho Tướng Phú về hai cuộc chuyển quân của hai binh đoàn Pháp trước năm 1954, theo đó một binh đoàn từ Thất Khê lên hướng Bắc và một binh đoàn từ Cao Bằng di chuyển về hướng Nam, tất cả đều bị đánh tan nát tại chân núi xung quanh Đông Khê, dọc theo Quốc lộ Thuộc Địa số 4. Về địa thế và con đường mà Tướng Phú chọn để di chuyển quân đoàn 2 thì vào tháng 6/1954, Lực lượng cơ động 100 nổi tiếng của quân đội Pháp tại Đông Dương đã bị thảm sát trên Quốc lộ 19 gần An Khê và số sống sót còn lại cũng bị tiêu diệt tại Đeo Chu-Drek trên Quốc lộ 14. Theo Tướng Viên, đó là “những bài học máu xương và thảm khốc nhất mà bất cứ vị chỉ huy nào cũng phải biết rõ vì địa thế hiểm trở của vùng Cao nguyên là vậy.”

Khi cuộc họp chấm dứt, thì Tướng Phú xin riêng với Tổng thống Thiệu bằng một giọng khẩn khoản rằng ông xin Tổng thống thăng cấp chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2. Kể lại sự việc này, Tướng Cao Viên ghi lại như sau: “Tôi không quen thân với Đại tá Tất nhưng được nghe ông là người có khả năng, nhưng làm tư lệnh chiến trường thì không có bằng chứng nào chứng minh ông ta có khả năng. Tôi liền phản đối ngay và nói rằng khi nào tái phối trí xong rồi mới nói đến. Tổng thống Thiệu tỏ ra do dự nhưng thấy tôi nói có lý nên không đồng ý việc thăng cấp. Thế nhưng, Tướng Phú khẩn khoản xin cho bằng được. Cuối cùng Tổng thống cũng đồng ý. (Sau khi được thăng cấp chuẩn tướng, Đại tá Tất được Tướng Phú giao trách nhiệm chỉ huy cuộc triệt thoái của lực lượng VNCH ra khỏi Kontum và Pleiku).

Về đến Sài Gòn, Đại tướng Viên cho mời Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 Bộ Tổng Tham mưu, và cho Tướng Thọ biết mọi chi tiết về cuộc họp tại Cam Ranh. Tham mưu trưởng Liên quân của Bộ Tổng Tham mưu lúc đó là Trung tướng Đồng Văn Khuyên thì đang công tác ở ngoại quốc. Đại tướng Viên chỉ thị cho Tướng Thọ là phải theo dõi sát cuộc tái phối trí và liên lạc thường xuyên với Tướng Phú bằng mọi phương tiện, vì đây là cuộc hành quân tối mật do lực lượng Quân đoàn 2 tổ chức. Đại tướng Viên cho biết thêm rằng cuộc hành quân cũng được giữ bí mật tối đa do chính Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho vị Tư lệnh Quân đoàn 2 nên Bộ Tổng Tham mưu không được quyền ra lệnh gì hết, kể cả những đơn vị Không quân và lực lượng bộ chiến tăng cường cho Quân đoàn 2 thì bộ Tổng Tham mưu cũng không được ra lệnh tái phối trí.

Cũng theo tài liệu của Đại tướng Viên, lực lượng bộ chiến VNCH tại Kontum và Pleiku vào thượng tuần tháng 3/1975 có 5 liên đoàn Biệt động quân, 1 Thiết đoàn M-48, 2 tiểu đoàn Pháo binh 155 mm, một tiểu đoàn 175 mm, 1 tiểu đoàn Bộ binh của Sư đoàn 23 BB, các đơn vị yểm trợ Lục quân thì có 1 liên đoàn Công binh chiến đấu, 1 liên đoàn Yểm trợ Tiếp vận. Về đạn dược kho đạn của Lục quân và Không quân với khoảng 20 ngàn tấn đạn. Về nhiên liệu, kho tồn trữ nhiên liệu với trữ lượng dùng trong 45 ngày và thực phẩm quân lương đủ dùng trong 2 tháng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.